tái định cư
- Ngoài tiền bồi thường, cần có biện pháp hỗ trợ (bằng tiền) để khuyến khích
đối với những người bị thu hồi đất chấp hành nghiêm chỉnh, thực hiện nhanh chóng việc bàn giao mặt bằng cho nhà đầu tư. Khoản hỗ trợ này được trích từ khoản chênh lệch giữa giá đất bồi thường với giá đất sau khi thực hiện việc thu hồi.
- Phương án bồi thường được thực hiện trên cơ sở tính toán đầy đủ lợi ích của nhà nước, tập thể và cá nhân, đảm bảo cho những người bị thu hồi đất có thể khôi phục lại hoặc cải thiện mức sống so với trước khi bị thu hồi đất.
- Nguyên tắc tính giá bồi thường cho các loại tài sản bị thiệt hại do các ngành liên quan xác định và thực thi theo đúng trình tự.
1.3. Cơ sở thực tiễn về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ở Việt Nam
1.3.1. Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cưở Việt Nam qua các thời kỳ
Trước Hiến pháp năm 1980, đất đai thuộc sở hữu Nhà nước, tập thể và tư nhân, do vậy người sử dụng đất có quyền sở hữu và định đoạt đối với đất đai của mình (người sử dụng đất có quyền giao đất của mình cho người khác sử dụng, bán, cho mượn, cho thuê đất để thu lợi.). Khi Hiến pháp năm 1980 ra đời, quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân, từ ba hình thức sở hữu đất đai trước đó, Nhà nước quy định chỉ còn một hình thức sở hữu vềđất đai đó là “sở hữu toàn dân ” (Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 1980). Ở giai đoạn này, Nhà nước thu hồi đất không thực hiện việc bồi thường giá trị đất mà chỉ bồi thường tài sản, hoa màu trên đất, trường hợp người bị thu hồi đất có nhu cầu sử dụng đất thì Nhà nước giải quyết giao đất khác để ở hoặc canh tác không thu tiền sử dụng đất.
Luật Đất đai năm 1987 ra đời dựa trên quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý. Tại Khoản 4 Điều 48 quy định: “Đền bù thiệt hại thực tế cho người đang sử dụng đất bị thu hồi để giao cho mình, bồi hoàn thành quả
lao động và kết quảđầu tưđã làm tăng giá trị của đất đó theo quy định của pháp luật” (Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 1987).
Ngày 31/5/1990, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định 186-HĐBT về bồi thường thiệt hại đất nông nghiệp, đất có rừng để sử dụng vào mục đích khác. Căn cứ để tính mức bồi thường thiệt hại về đất nông nghiệp và đất có rừng tại Quyết định này là diện tích, chất lượng và vị trí đất. Toàn bộ tiền bồi thường phải nộp vào ngân sách Nhà nước và được điều tiết theo phân cấp ngân sách Trung ương 30%, địa phương 70% để sử dụng vào mục đích khai hoang, phục hoá và định canh, định cư
cho nhân dân vùng bị thu hồi đất.
Hiến pháp 1992 ra đời là bước ngoặt quan trọng trong việc xây dựng chính sách pháp luật đất đai nói chung và chính sách bồi thường, GPMB nói riêng. Tại Điều 17 quy định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý theo quy hoạch và pháp luật”. Tại Điều 18 quy định “Các tổ chức và cá nhân được Nhà nước giao đất sử dụng lâu dài và được chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật”. Tại Điều 23 quy định “Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức không bị quốc hữu hoá; Trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích của quốc gia, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của
cá nhân hoặc tổ chức theo thời giá thị trường; Thể thức trưng mua, trưng dụng do luật
định” (Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 1992).
1.3.1.2. Thời kỳ từ 1993 đến 2003
Hiến pháp 1992 đặt nền móng cho việc xây dựng chính sách bồi thường GPMB. Trên cơ sở Hiến pháp 1992, Luật đất đai 1993 được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ ngày 15 tháng 10 năm 1993. Với quy định "đất có giá" và người sử dụng đất có các quyền và nghĩa vụ, đây là sựđổi mới có ý nghĩa rất quan trọng đối với công tác bồi thường GPMB của Luật đất đai năm 1993. Về vấn đề thu hồi đất được Luật
Đất đai năm 2013 quy định tại Điều 27 và Điều 28, cụ thể: trong trường hợp thật cần thiết, Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng thì người bị thu hồi đất được đền bù thiệt hại, trước khi thu hồi đất phải thông báo cho người đang sử dụng biết về lý do thu hồi, thời gian, kế
hoạch di chuyển, phương án đền bù thiệt hại (Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 1993).
Để hướng dẫn về chính sách thu hồi đất, ngày 17 tháng 9 năm 1994 của Chính phủ ban hành Nghịđịnh số 90/CP quy định về việc bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng. Ngoài mục đích thu hồi đất sử dụng cho quốc phòng, an ninh quy định tại
Điều 65 Luật Đất đai năm 1993 thì tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 90/CP còn quy
định cụ thể các trường hợp thu hồi đất cho mục đích công cộng: “Đất sử dụng vào mục đích công cộng và lợi ích quốc gia là đất dùng để xây dựng đường giao thông, cầu, cống, vỉa hè, hệ thống cấp thoát nước sông, hồ, đê, đập, trường học, bệnh viện, chợ, công viên, vườn hoa, công trình văn hoá, khu vui chơi giải trí công cộng, quảng trường, sân vận động, sân bay, bến cảng, nghĩa trang liệt sĩ, đất dùng vào xây dựng
đập hoặc hồ thuỷđiện, đường dây tải điện, các công trình kết cấu hạ tầng, công trình thuỷ lợi, công trình nghiên cứu khoa học, xây dựng công sở (trụ sở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội) và các công trình khác theo quy định của Chính phủ”.
Sau gần 4 năm thực hiện Nghịđịnh 90/CP, do thời kỳ này tình hình sử dụng đất
đai có nhiều biến động, tình trạng mua bán, chuyển nhượng đất đai bất hợp pháp xảy ra ở nhiều địa phương tạo ra cơn “sốt đất” đột biến và phức tạp làm cho giá đất “ảo”
tăng cao, tăng nhanh. Đồng thời, do thực hiện chính sách phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần có sự điều tiết của nhà nước cùng với chính sách mở cửa thu hút
đầu tư, các dự án trong nước và nước ngoài vào Việt Nam ngày càng nhiều kéo theo sự gia tăng nhu cầu sử dụng đất của các dự án. Do vậy, Nghị định 90/CP không còn phù hợp đểđiều chỉnh các quan hệ phát sinh về thu hồi đất trong thực tiễn cuộc sống. Vì vậy, Chính phủđã ban hành Nghịđịnh 22/1988/NĐ-CP ngày 24/04/1998 về việc
đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.
1.3.1.3. Thời kỳ từ 2003 đến 2013
Ngày 26 tháng 11 năm 2003, Quốc hội thông qua Luật số 13/2003/QH11 - Luật
Đất đai (có hiệu lực từ ngày 01/7/2004), thay thế cho Luật Đất đai 1998. Luật Đất đai 2003 có ý nghĩa quan trọng, đáp ứng yêu cầu mới đặt ra trong tiến trình phát triển kinh tế, ổn định chính trị, xã hội của đất nước, hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Luật Đất
đai 2003 quy định thêm về chế tài áp dụng xử lý vi phạm pháp luật trong quản lý và sử
dụng đất, quyết định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan nhà nước trong quản lý
đất đai, trình tự, thủ tục thực hiện quyền của người sử dụng đất. Về vấn đề bồi thường, TĐC cho người có đất bị thu hồi được quy định tại Điều 42: “Người bị thu hồi loại đất nào thì được bồi thường bằng việc giao đất mới có cùng mục đích sử dụng, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng giá trị quyền sử dụng đất tại thời điểm có quyết định thu hồi” (Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 2003). Để hướng dẫn việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy định của Luật Đất đai năm 2003, Chính phủ đã ban hành một số nghịđịnh sau:
- Nghịđịnh số 188/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 của Chính Phủ về
phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất.
- Nghịđịnh số 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về
bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất.
- Nghịđịnh số 17/2006/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ về sửa
đổi, bổ sung một sốđiều của các Nghịđịnh hướng dẫn thi hành Luật đất đai và Nghịđịnh số 187/2004/NĐ-CP về việc chuyển công ty Nhà nước thành Công ty cổ phần.
Về cơ bản, chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo Luật Đất đai 2003
đã kế thừa những ưu điểm của chính sách trong thời kỳ trước, đồng thời có những đổi mới nhằm góp phần tháo gỡ các vướng mắc trong việc bồi thường GPMB. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện tại một sốđịa phương còn gặp rất nhiều khó khăn và hạn chế. Để tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong công tác bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư, ngày 25/5/2007 Chính phủđã ban hành Nghịđịnh 84/2007/NĐ-CP quy định bổ sung về việc cấp GCNQSDĐ, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại vềđất đai (Chính phủ, 2007).
Nghịđịnh 84/2007/NĐ-CP đã bổ sung thêm một số trường hợp bồi thường, hỗ
trợ khi nhà nước thu hồi đất, đồng thời quy định cụ thể về trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện còn phát sinh nhiều vấn đề
phức tạp khó giải quyết liên quan đến chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
cho người có đất bị thu hồi. Do vậy, ngày 13 tháng 8 năm 2009, Chính phủ ban hành Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/08/2009 của Chính Phủ về quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
Nghị định 69/2009/NĐ/CP tập trung vào việc làm rõ, bãi bỏ một sốđiều Nghị định 181/2004/NĐ-CP và Nghị định số 84/20067NĐ-CP... về một số những vấn đề
cơ bản về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ đảm bảo quyền và lợi ích của người sử dụng đất, thực hiện hài hòa 3 lợi ích: của người dân, của Nhà nước và nhà đầu tư. Cụ thể: Đối với hộ nghèo, hộ có ít đất ở, đất nông nghiệp, chính sách bồi thường hỗ trợđã đổi mới, tăng mức hỗ trợđất vườn, đất ao, tăng mức hỗ trợ ổn định sản xuất và đời sống, mức hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, việc dạy nghề cho người có đất bị thu hồi được lập thành đề án riêng, có sự gắn kết chặt chẽ.;
Đối với doanh nghiệp đầu tưđược bổ sung trừ tiền khoản kinh phí tổ chức bồi thường, hỗ trợ vềđất vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp; thủ tục hành chính về thu hồi đất, giao đất, bồi thường, tái định cư. được rút ngắn thời gian và đơn giản hơn do
được lồng ghép thủ tục về đất đai với thủ tục về đầu tư xây dựng,...; Về phía Nhà nước, Nghị định đã đưa ra các biện pháp đảm bảo cho địa phương thực hiện tốt việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư, phân định tách bạch, rõ ràng giữa bồi
thường và hỗ trợ, xác định rõ nguồn kinh phí do NSNN chi trả, đa dạng hóa các hình thức bồi thường, hỗ trợ.
Liên quan đến vấn đề giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người có đất bị
thu hồi, ngày 16/11/2012, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 52/2012/QĐ- TTg về chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người lao động bị
thu hồi đất nông nghiệp.
1.3.1.4. Thời kỳ từ khi có Luật Đất đai năm 2013 đến nay
Ngày 29 tháng 11 năm 2013, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội Khóa XIII đã thông qua Luật đất đai năm 2013. Luật Đất đai năm 2013 được Quốc hội thông qua là sự kiện quan trọng đánh dấu những đổi mới về chính sách đất đai nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳđẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế và bảo đảm giữ vững ổn định chính trị - xã hội của đất nước. Luật Đất đai 2013 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2004 có nhiều sửa đổi, bổ sung quan trọng trong lĩnh vực bồi thường, hỗ trợ tái định cư
Trên cơ sở đó, ngày 15 tháng 05 năm 2014 Chính phủ ban hành Nghị định 47/2014/NĐ-CP quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất và ngày 30 tháng 06 năm 2014 Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư
37/TT-BTNMT quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Một sốđiểm mới quy định trong chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
theo Luật Đất đai năm 2013 gồm:
- Về trường hợp được bồi thường: bổ sung thêm 02 trường hợp được bồi thường vềđất khi Nhà nước thu hồi đất quy định tại Điều 75, cụ thể: (1) Bồi thường đối với các trường hợp sử dụng đất thuê trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê; (2) trường hợp cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cưđang sử dụng đất mà không phải là đất do Nhà nước giao, cho thuê và có Giấy chứng nhận hoặc có đủđiều kiện đểđược cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với
đất.
1.3.2. Công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cưở một sốđịa phương
Trong giai đoạn 2012 - 2017, thành phố Hà Nội đã thực hiện giải phóng mặt bằng cho 1.160 dự án có với diện tích thu hồi 15.000 ha, bố trí tái định cư cho 6.300 hộ dân. Việc thực hiện thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho các dự án trên địa bàn thành phố trong thời gian qua được thực hiện theo đúng quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất mà cấp có thẩm quyền và Chính phủđã phê duyệt. Quá trình thực hiện thu hồi đất, giao đất cho các dự án đều đảm bảo đúng quy định của Luật Đất đai, các Nghịđịnh, Thông tư, văn bản hướng dẫn thi hành và đảm bảo thời gian quy định. Trước khi thu hồi đất, các cấp quận, huyện, phường, xã đều thực hiện thông báo cho người dân bị thu hồi đất về lý do, kế hoạch thu hồi, phương án tổng thể về bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và tái định cư theo quy định. Việc xây dựng, thẩm định, xét duyệt và thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất đều đảm bảo công khai, dân chủ, đúng trình tự, thủ tục theo quy định.
- Về cơ bản việc ban hành và thực hiện các chính sách về bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn đã thống nhất được cơ chế đền bù cho tất cả
các dự án đầu tư từ nguồn vốn ngân sách cũng như nguồn vốn khác. Chính vì vậy các mối quan hệ lợi ích giữa Nhà nước, người bị thu hồi đất và chủ dự án đã được giải quyết thỏa đáng. Nhà nước giữ vai trò chủ sở hữu đất và thống nhất quản lý đất đai,