3.1.1.1. Vị trí địa lý
Quận Bình Tân là đô thị mới phát triển, gồm 3 xã và 1 thị trấn được tách ra từ
huyện Bình Chánh. Quận nằm trong toạđộ địa lí từ 10027’38” đến 10045’30” vĩ độ
Bắc và từ 106027’51” đến 106042’00” kinh độĐông, tiếp giáp với: Phía Bắc: quận 12, huyện Hóc Môn.
Phía Nam: quận 8, xã Tân Kiên, xã Tân Nhựt. Phía Đông:quận Tân Bình, quận Bình Tân, quận 8.
Phía Tây: xã Vĩnh Lộc A, xã Vĩnh Lộc B, xã Lê Minh Xuân.
3.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Địa hình:
Địa hình quận Bình Tân thấp dần theo hướng Đông Bắc-Tây Nam, cao trình biến dạng từ 0.5-4m so với mực nước biển, được chia làm 2 vùng:
-Vùng 1: vùng cao dạng địa hình bào mòn bồi tụ, cao độ từ 3-4m, tập trung ở
các phường Bình Trị Đông, Bình Hưng Hoà.
-Vùng 2: vùng thấp, dạng địa hình tích tụ bao gồm phường Tân Tạo và An Lạc.
Địa mạo:
Vùng nghiên cứu nằm ở phía Tây của thành phố Hồ Chí Minh – thuộc đới địa
hình chuyển tiếp giữa vùng đồi núi nâng cao ở phía Bắc – Đông Bắc và vùng đồng bằng tích tụ rộng lớn Tây Nam bộ – địa hình có dạng bậc thềm và
đồng bằng đầm lầy, sông-biển.
Địa hình đồng bằng thềm bậc II cao 3m – 3,5m phân bốở phía Tây nội thành là chủ yếu. Thềm được cấu tạo từ trầm tích sét, bột có nguồn gốc hỗn hợp sông – biển tuổi Holocen sớm.
Địa hình tích tụ đồng bằng thềm bậc I phân bố rộng rãi ở Bình Chánh, Đông Hóc Môn, Nam Củ Chi,…Độ cao trung bình là 1m. Cấu tạo nên thềm này là các trầm tích hổn hợp sông – biển tuổi Holocen giữa muộn (QIV2-3).
Ngoài ra còn có các trũng lòng sông cổ trong khu vực. Thổ nhưỡng:
Quận Bình Tân có 3 loại đất chính:
- Đất xám: nằm ở phía Bắc thuộc các phường Bình Hưng Hoà, Bình Trị Đông khoảng 2516 ha, thành phần cơ học là đất pha, kết cấu rời rạc.
- Đất phù sa có diện tích khoảng 1491 ha thuộc các phường Tân Tạo và một phần của phường Bình TrịĐông.
- Đất phèn có diện tích khoảng 1094 ha phân bốở An Lạc và một phần phường Tân Tạo.
3.1.1.3. Khí hậu
Bình Tân có khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, lượng bức xạ dồi dào, trung bình khoảng 140 Kcal/cm2/năm. Số giờ nắng trung bình/tháng 160-270 giờ. Nhiệt độ không khí trung bình 270C. Lượng mưa khá cao, bình quân/năm gần 2.000 mm. Thời gian mưa trong ngày chủ yếu là sáng sớm và chiều tối nên gây không ít khó khăn cho sinh hoạt cũng như đời sống của người dân. Ðộẩm tương đối của không khí bình quân/năm 79,5%. Bình Tân chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính và là gió mùa Tây - Tây Nam và Bắc - Ðông Bắc. Bình Tân là một quận của TP.HCM, về cơ bản thuộc vùng không có gió bão, “mưa thuận gió hoà”.
3.1.1.4. Thủy văn
Nguồn nước mặt: quận Bình Tân có hệ thống sông, rạch từ chi lưu của các sông Sài Gòn, Nhà Bè-Xoài Rập, Vàm Cỏ Đông tạo nên, có chếđộ bán nhật triều không
đều dễ gây ngập vào mùa mưa và mặn xâm nhập sâu nội đồng vào mùa khô. Chất lượng nước ở hệ thống sông rạch của quận rất kém do nằm ở hạ lưu của hệ thống sông nên mức độ ô nhiễm nặng, chủ yếu là các chất thảy từ thành phố theo hệ thống kênh Tàu Hủ, Tân Hoá-Lò Gốm, Kênh Đôi, rạch Nước Lên đổ về. Bên cạnh đó còn có nguồn nước thải từ các khu công nghiệp và khu dân cư của quận thải ra làm cho chất lượng nước càng kém hơn. Do chất lượng nguồn nước kém nên ảnh hưởng đến phát triển kinh tế-xã hội của quận đặc biệt là ô nhiễm môi trường tác động đến đời sống của dân cư rất nhiều.
Nguồn nước ngầm: nguồn nước phần lớn đều bị nhiễm phèn trong các tháng mùa khô nên ảnh hưởng đến việc khai thác sử dụng.
3.1.1.5. Tài nguyên
- Thổ nhưỡng: quận Bình Tân có 03 loại chính: đất xám nằm ở phía Bắc thuộc các phường Bình Hưng Hoà, Bình Trị Đông, độ cao 3 – 4m so với mực nước biển,
thành phần cơ học là đất pha thịt nhẹ kết cấu rời rạc, không thích hợp cho sản xuất nông nghiệp, thích hợp để xây dựng các khu công nghiệp hoặc hoạt động kinh doanh buôn bán, thương mại, dịch vụ. Đất phù sa thuộc phường Tân Tạo và một phần của phường Tân Tạo A. Đất phèn phân bốở An Lạc và một phần phường Tân Tạo. Đất này cũng là điều kiện tốt để phát triển ngành công nghiệp.
-Sinh vật: hiện còn rất ít sinh vật tự nhiên, vì đã đô thị hoá và phát triển kinh tếhầu hết đất tự nhiên.