3.1.2.1. Điều kiện kinh tế
Tăng trưởng và cơ cấu:
Tổng giá trị sản xuất (GTSX) các ngành kinh tế trên địa bàn quận năm 2019 đạt 6.034,6 tỷ đồng so với năm 2018 tăng 39,2%. Tính chung giai đoạn 2017-2019, GTSX trên địa bàn quận Bình Tân tăng so với tốc độ bình quân là 49,4% năm. Đây là một tăng trưởng rất cao so với các quận, huyện khác trên địa bàn thành phố .
Bảng 3.1: Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn Quận Bình Tân
Chủ tiêu 2017 2018 2019 Tốc độ tăng bình quân 2017- 2019(%) Tổng GTSX trên địa bàn 2.702,1 436,2 6.034,6 49,4 I. Phân theo khu vực
1. Nông nghiệp, thuỷ sản 38,1 36,2 35,7 -3,2 2. Công nghiệp- xây dựng 2.474 4.020 5.578,9 50,2 3. Thương mại- dịch vụ 190 280 420 48,7 II. Phân theo thành phần kinh tế
1. Kinh tế nhà nước 179,3 241,8 330,8 35,8 2. Kinh tế tư nhân 942,8 1.354,4 2.083 48,6 3. Có vốn đầu tư nước ngoài 1.580 2.740 3.621 51,4
3.1.2.2. Điều kiện xã hội
Gia tăng dân số: Dân số quận Bình Tân gia tăng rất nhanh do gia tăng cơ học và một phần gia tăng tự nhiên. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên giảm từ 1,34% năm 2011 xuống còn 1,11% năm 2019. Tỉ lệ gia tăng cơ học rất cao nhất là những năm đầu mới thành lập quận nhưng cũng giảm liên tục từ 13,8% năm 2011 đến 2019 còn 1,98%. Như
vậy, tỉ lệ tăng dân sốở quận Bình Tân tăng rất nhanh và cao hơn rất nhiều mức trung bình của TP. HCM. Năm 2011 dân số quận Bình Tân 359.204 người, đến năm 2019 tăng lên 655.244 người. Trong 10 năm, tăng 296.040 người, trung bình tăng 29.604 người/năm.
Bảng 3.2. Dân số và tỉ lệ gia tăng dân số quận Bình Tân giai đoạn 2011 – 2019
STT Chỉ tiêu 2011 2013 2015 2017 2019 1 Dân số trung bình (người) 359.204 483.089 572.132 616.777 655.244 Nam 170.047 231.400 279.093 292.078 314.450 Nữ 189.157 251.689 293.039 324.699 340.794 2 Trong tuổi lao động(người) 266.350 358.210 419.164 461.092 490.157 3 Tỉ lệ tăng dân số (%) 15,14 8,13 7,84 3,29 3,09 Tỉ lệ sinh (‰) 16,9 15,1 15,0 14,7 14,3 Tỉ lệ tử (‰) 3,5 3,1 3,2 3,2 3,2 Tỉ lệ tăng tự nhiên (%) 1,34 1,2 1,18 1,15 1,11 Tỉ lệ tăng cơ học (%) 13,8 6,93 6,66 2,14 1,98
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Bình Tân, năm 2019)
Thành phần dân tộc: Cơ cấu thành phần dân tộc trong quận tương đối đa dạng, người Kinh chiếm đa số 91,07%, người Hoa chiếm 7,38%, 0,01% là người nuớc ngoài, phần còn lại là các dân tộc ít người khác.
3.1.2.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng a. Giao thông
Trên địa bàn quận Bình Tân có một hệ thống giao thông thuỷ và bộ khá thuận tiện, nhiều trục lộ chính nối liền giữa quận Bình Tân nói riêng và thành phố Hồ Chí
Minh nói chung với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Mạng lưới giao thông quốc gia- nội quận có các trục chính sau:
Quốc lộ 1A theo hướng Bắc- Nam. Tỉnh lộ 10 theo hướng Đông- Tây.
Ngoài ra quận Bình Tân còn có những đường liên khu vực, khu vưc và đường nội bộ.
Đường bộ:
Tổng số tuyến đường trên địa bàn quận Bình Tân là 628 tuyến đường, tổng chiều dài 15.485 km và tổng số hẻm là 1912 hẻm, tổng diện tích hẻm là 2.169.304 m2
Mật độ mạng lưới đường bộ quận Bình Tân là 3.14 km/km2.
Nhìn chung: mạng lưới giao thông trên địa bàn quận Bình Tân còn yếu. Phần lớn các tuyến đường đang xuống cấp, nhất là vào mùa mưa, tình trạng ngập nước trên
đường giao thông xảy ra thường xuyên. Đường sông, cầu:
Mạng lưới sông rạch quận Bình Tân không nhiều. Các ao hồ tập trung nhiều ở
phường Bình Trị Đông, Bình Hưng Hòa A còn sông, kênh rạch ở phường Tân Tạo, Bình Hưng Hòa: như rạch Nước Lên, rạch Phượng, sông Chùa, sông Dập… mạng lưới đường thuỷ trên toàn quận khoảng gần 15 km, diện tích sông rạch trên địa bàn là 0,66 km2, chiếm khoảng 1,28% tổng diện tích sử dụng của quận.
Trên địa bàn quận Bình Tân hiện có tất cả 31 cầu các loại được phân bố chủ yếu trên các phường An Lạc, Tân Tạo và Bình Hưng Hoà. Chiều rộng các cầu còn hạn chế. Phần lớn số cầu có chiều rộng nhỏ hơn chiều rộng đường nên lưu lượng lưu thông xe không cao.
b. Thủy lợi
Hầu hết trên địa bàn quận Bình Tân đều sử dụng nước giếng khoan để phục vụ
sinh hoạt và sản xuất, riêng các khu công nghiệp Tân Tạo, Pouchen có hệ thống xử lí nước riêng để phục vụ sản xuất, một phần quận giáp với Quận Bình Tân và Quận 8 có một số dân cư sử dụng nước do sông Sài Gòn- Đồng Nai cung cấp.
c, Giáo dục:
Giáo dục đào tạo được tập trung dầu tư, nâng cao chất lượng toàndiện, đảm bảo mục tiêu nâng cao dân trí, tạo nguồn nhân lực trên địa bàn. Hàng năm, quận cho khảo sát
giải quyết kịp thời các bức xúc của ngành và chỉ đạo đẩy mạnh đầu tư xây dựng trường lớp, mua sắm thiết bị, đồ dùng dạy học; ngân sách chi hàng năm chiếm khoảng 20% trên tổng chi ngân sách thường xuyên của quận. Y tế: Mặc dù sau khi tách ra khỏi huyện Bình Chánh và thành lập quận Bình Tân, hoạt động y tế gặp những khó khăn nhất định nhưng đến nay đã có bước phát triển đủ sức đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. Hiện nay, toàn quận có 552 cơ sở y tế tư nhân được cấp phép hoạt động (tăng thêm 52 cơ sở) gồm 31 công ti TNHH dược phẩm, 147 phòng khám chuyên khoa, 17 phòng khám đa khoa, 4 bệnh viện đa khoa (Quốc Ánh, Triều An, Minh Anh, Bệnh viện quốc tế Thành Đô) và 32 cơ sờ khác ( nhà thuốc, phòng khám y học cổ truyền…).