Xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bồi thường, GPMB,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác bồi thường hỗ trợ tái định cư cho dự án di dời nghĩa trang bình hưng hoà trên địa bàn quận bình tân, thành phố hồ chí minh (Trang 80)

h tr và TĐC

3.4.3.1. Chính sách bồi thường thiệt hại vềđất

Cần thành lập cơ quan nghiên cứu và quản lý thị trường bất động sản, việc quản lý thị trường này vừa thể hiện chức năng quản lý của Nhà nước vừa sử dụng là công cụ để Nhà nước điều tiết lại chính thị trường đó theo các định hướng chiến lược của Nhà nước. Trong công tác quản lý đất đai bồi thường GPMB, việc quản lý thị trường bất

động sản có tác dụng cực kỳ to lớn, đó là xác định được chính xác giá trị tài sản đặc biệt là đất đai khi Nhà nước thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình theo Luật Đất đai và các quy định của bộ Luật dân sự (thu tiền sử dụng đất khi giao đất, tính các loại thuế thu từđất, bồi thường thiệt hại từđất...)

3.4.3.2. Bồi thường thiệt hại về tài sản trên đất bị thu hồi

Về cơ bản chính sách bồi thường thiệt hại về tài sản như hiện nay đã được phần lớn người dân khi bị thu hồi đất chấp nhận.

Kết quả điều tra cho thấy một điều là các ý kiến cho rằng giá bồi thường vẫn còn thấp so với giá thị thường tại thời điểm thu hồi đất. Vì vậy cần phải sớm hoàn thiện hơn công tác định giá đất.

Việc bồi thường thiệt hại về tài sản cần tính theo mức thiệt hại thực tế, được xem xét bằng giá trị xây dựng mới. Cần thường xuyên xác định lại đơn giá bồi thường tài sản trên đất bị thu hồi sao cho sát với giá thị trường.

Không chỉ dừng lại ở việc bố trí nơi ở mới, mà cần lưu ý các giải pháp khôi phục cuộc sống cũng như tạo điều kiện cho người bị thu hồi đất có nguồn thu nhập mới, đây là vấn đề cần được quan tâm. Điều này không chỉ là trách nhiệm của chủđầu tư dự án mà còn là trách nhiệm của cả chính quyền địa phương.

Đểổn định đời sống và phát triển sản xuất cho người dân phải di chuyển là một nhu cầu tất yếu khách quan. Đảm bảo cho người dân bị thu hồi đất có một cuộc sống tốt hơn hoặc ít nhất cũng bằng trước lúc di chuyển, mặt khác như là một biện pháp hữu hiệu nhằm ngăn ngừa những hậu quả xấu về kinh tế, xã hội, môi trường mà quá trình tái định cư có thểđem lại. Vì vậy cần có những chính sách, hỗ trợ cuộc sống cho họ như: Hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế thông qua phát triển các làng nghề truyền thống, xây dựng các công trình dịch vụ nhỏ phục vụ cộng đồng dân cư.

3.4.3.4. Nâng cao năng lực thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và TĐC khi nhà nước thu hồi đất và công tác tổ chức thực hiện

Cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp cần xây dựng đội ngũ cán bộđủ mạnh, có năng lực, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ và trình độ công nghệ.

Sự phối hợp giữa cấp ủy, chính quyền cấp quận, cấp xã, chủ dự án và nhân dân trong vùng dự án cần nhịp nhàng và kịp thời.

3.4.3.5. Giải quyết dứt điểm những đề nghị, kiến nghị của người dân trong việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và TĐC khi nhà nước thu hồi đất

Hội đồng bồi thường, GPMB, hỗ trợ và TĐC, ban bồi thường GPMB cấp quận, chủ dự án khi thực hiện công tác cần chú ý đến tính phong tục, tập quán, tôn giáo, dân tộc của người có đất bị thu hồi và những vấn đề phát sinh sau khi thu hồi đất.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

* Dự án Di dời nghĩa trang Bình Hưng Hòa do UBND Quận Bình Tân (Ban bồi thường, giải phóng mặt bằng quận Bình Tân đại diện Chủ đầu tư) thực hiện đã hoàn thành đúng kế hoạch đề ra với tổng diện tích thu hồi giai đoạn 1 là 129.504,60 m2, Diện tích đất bị thu hồi nhiều nhất là đất ở nghĩa địa với 104.794,60m2 chiếm 83,84% tổng diện tích bị thu hồi, số ngôi mộ bịảnh hưởng là 16.479 mộ; Tổng diện tích thu hồi giai đoạn 2 là 117.480,49m2, đất nghĩa địa bịảnh hưởng là 116.528,70m2, chiếm 98,12% tổng diện tích thu hồi, số ngôi mộ bịảnh hưởng là 17.870 mộ;

* Vềđời sống, việc làm, thu nhập của nguời dân nơi có đất bị thu hồi có nhiều thay đổi đáng kể: Tỷ lệ lao động ngành nông nghiệp giảm, tỷ lệ lao động trong ngành phi nông nghiệp tăng, tỷ lệ lao động không có việc làm sau khi bị thu hồi đất giảm. Thu nhập của hộ sau khi bị thu hồi đất có xu hướng tăng.

Chính sách hỗ trợổn định đời sống và sản xuất, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và việc làm, hỗ trợ di chuyển, thưởng bàn giao mặt bằng trước thời hạn đã được thực hiện đầy đủ đảm bảo cho người bị thu hồi đất có cuộc sống bằng hoặc tốt hơn khi chưa có dự án. Đến nay, đời sống của các hộ tái định cưđã dần đi vào ổn định, điều kiện sinh hoạt, nhu cầu cuộc sống, chính sách phúc lợi xã hội được nâng cao.

* Tuy nhiên công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi

đất tại dự án di dời nghĩa trang Bình Hưng Hoà quận Bình Tân vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như:

- Nhận thức, tư tưởng và ý thức chấp hành chính sách pháp luật của người dân nói chung và người bị thu hồi đất nói riêng vẫn chưa cao. Nhiều đối tượng khi đã

được áp dụng đầy đủ các chính sách, đã được vận động thuyết phục nhưng vẫn cố

tình chống đối, không chấp hành việc thu hồi đất cũng như phương án bồi thường thiệt hại; Trình độ nhận thức của một số cán bộ trong các cơ quan Nhà nước ở các cấp thực hiện công tác bồi thường GPMB còn nhiều điểm không thống nhất, gây nhiều khó khăn cho việc thực hiện bồi thường GPMB.

- Về công tác đăng ký kê khai, bốc mộ di dời: do dự án đặc thù chủ yếu thực hiện công tác bốc mộ di dời, số lượng mộ phải di dời lớn, thân nhân các

mộở nhiều tỉnh, thành trong cả nước, việc bốc mộ mang tính tâm linh nên các thân nhân thực hiện việc bốc mộ theo phong tục, tập quán (thực hiện bốc mộ

vào các ngày tốt, thanh minh) và theo quy định về cấp phép bốc mộ, hàng năm chỉđược bốc mộ vào mùa khô (từ tháng 11 đến hết tháng 4 dương lịch) nên dự

án kéo dài.

- Ngoài ra, trong dự án có những mộđã chôn cất lâu năm nên hiện nay các thân nhân không còn thăm viếng mộ (mộ vắng chủ). Do đó, đểđẩy nhanh tiến

độ kết thúc dự án giai đoạn 1 nên cần phải chờỦy ban nhân dân Thành phố phê duyệt chủ trương thực hiện công tác bốc mộ tập trung đối với các mộ còn lại trong dự án.

- Về công tác giải quyết khiếu nại: có những mộ có nhiều thế hệ nên việc kê khai đăng ký bốc mộ gặp nhiều khó khăn dẫn đến tranh chấp trong gia tộc gây khó khăn trong công tác bốc mộ di dời của dự án.

Tác giảđã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bồi thường, GPMB, hỗ trợ và TĐC tại dự án như: Chính sách bồi thường thiệt hại vềđất, Bồi thường thiệt hại về tài sản trên đất bị thu hồi, Chính sách hỗ trợổn định đời sống, ổn định sản xuất, Nâng cao năng lực thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và TĐC khi nhà nước thu hồi đất và công tác tổ chức thực hiện, Giải quyết dứt điểm những đề nghị, kiến nghị của người dân trong việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và TĐC khi nhà nước thu hồi đất.

2. Thuận Lợi

Nghị quyết 27/NQ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2020 của chính Phủ về việc cho phép áp dụng thí điểm cơ chế, quy trình đặc thù để rút ngắn thời gian thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và bàn giao mặt bằng dự án có thu hồi đất trên địa bàn Thành phố

Hồ Chí Minh.

“Cho phép Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh áp dụng thí điểm cơ

chế, quy trình đặc thù để rút ngắn thời gian thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

và bàn giao mặt bằng dự án có thu hồi đất trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh theo các nội dung sau đây:

1. Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành hệ sốđiều chỉnh giá

đất vào đầu kỳ hàng năm để lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư lấy ý kiến người dân có đất thu hồi; hệ sốđiều chỉnh giá đất ban hành vào đầu kỳ hàng năm này chỉ có ý nghĩa để lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư lấy ý kiến người dân có đất thu hồi, không phải là giá đất cụ thể của loại đất thu hồi tại thời điểm quyết định thu hồi đất.

2. Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh quyết định giá đất cụ thể của loại đất thu hồi tại thời điểm Nhà nước quyết định thu hồi đất theo quy định tại khoản 2 Điều 74 của Luật Đất đai 2013”

3. Kiến nghị

Để nâng cao hiệu quả và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình bồi thường, GPMB, hỗ trợ và TĐC khi nhà nước thu hồi đất, chúng tôi có một số kiến nghị như sau:

- Đẩy mạnh công tác lập và quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp.

- Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh kịp thời giải quyết dứt điểm các khiếu kiện xung quanh công tác bồi thường, GPMB; đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật Đất đai; Kiên quyết xử lý những trường hợp cố tình không chấp hành công tác thu hồi đất; Khen thưởng các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt việc thu hồi

đất.

- Hiện nay Thành phố Hồ Chí Minh trình duyệt đơn giá bồi thường đất ở cho các hộ dân chưa phù hợp với giá thị trường. Do các hợp đồng giao dịch thành có giá trị chuyển nhượng thấp hơn rất nhiều so với giá thị trường. Kiến nghị Thành phố Hồ

Chí Minh xem xét duyệt đơn giá bồi thường đất ở phgu2 hợp với đơn giá bồi thường. Tạo điều kiện cho công tác bồi thường, hỗ trợ và Tái định cưđược thuận lợi, người dân an tâm sản xuất, ổn định đời sống.

- Thành phố Hồ Chí Minh trình duyệt đơn giá bồi thường đất nông nghiệp chưa phù hợp, chỉ bằng 20% đơn giá đất ở. Thực tếđất nông nghiệp trên địa bàn quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh không còn là đất nông nghiệp thuần túy, thực chất là

xét duyệt đơn giá bồi thường đất nông nghiệp thấp ảnh hưởng rất lớn đến công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2005), Báo cáo kiểm tra thi hành luật đất đai

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012), Kinh nghiệm của nước ngoài về quản lý và pháp luật đất đai

3. Chính phủ (2014), Nghị định 47/2014/NĐ-CP về bồi thường tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

4. Chính sách thu hút đầu tư vào thị trường bất động sản Việt Nam (2006), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

5. Trần Quang Huy, Giáo trình giao đất và thu hồi đất. NXB Hà Nội, 2006.

6. Tôn Gia Huyên - Nguyễn Đình Bồng (2007) - Quản lý đất đai và thị trường bất

động sản - NXB Bản đồ 9 - 2007, Hà Nội.

7. Vũ Thị Hương Lan (2003), Tìm hiểu việc thực hiện giá bồi thường vềđất và các tài sản trên đất tại một số dự án trên địa bàn quận Hải Phòng, Luận văn thạc sỹ nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp - Hà Nội.

8. Nguyễn Thị Lợi (2007), Bài giảng Quản lý Nhà nước về đất đai, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

9. Ngân hàng Phát triển Châu Á, Cẩm nang về tái định cư (Hướng dẫn thực hành).

10. Ngân hàng Phát triển Châu Á (2005), Dự án nâng cao hiệu quả thị trường cho người nghèo.

11. Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ, Về bồi thường thiệt hại và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

12. Nghịđịnh số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ, Quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử

dụng đất, trình tự thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi

đất và giải quyết khiếu nại vềđất đai

13. Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ Quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. 14. Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ về quy định chi

tiết thi hành một sốđiều, khoản của luật đất đai. 15. Quốc hội, Luật Đất đai (2003)

17. Đặng Thái Sơn (2002), Đề tài nghiên cứu xã hội học về chính sách đền bù GPMB và tái định cư, Viện Nghiên cứu địa chính – Tổng cục Địa chính.

18. Nguyễn Khắc Thái Sơn (2007), Bài giảng Pháp Luật Đất đai, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

19. Thông tư số 06/2007/TT-BTNMT ngày 15/6/2007 của Bộ Tài nguyên – Môi trường hướng dẫn thực hiện một sốđiều của Nghịđịnh số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ.

20. Thông tư số 37/2014/TT- BTNMT hướng dẫn thực hiện Nghịđịnh 47/2014/NĐ- CP về bồi thường tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

21. UBND thành phố Hồ Chính Minh (2019), Báo cáo tình hình thực hiện công tác bồi thường, GPMB trên địa bàn thành phố Hồ Chính Minh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác bồi thường hỗ trợ tái định cư cho dự án di dời nghĩa trang bình hưng hoà trên địa bàn quận bình tân, thành phố hồ chí minh (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)