Thực trạng công tác thu hồi đất tại huyện Hải Lăng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến sinh kế của người dân tại huyện hải lăng, tỉnh quảng trị (Trang 34 - 35)

Trong thời gian qua, công tác BTHT & TĐC trên địa bàn huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trịđã thu được những kết quả như sau:

1.2.3.1. Những mặt đạt được

Trình tự thủ tục tiến hành BTHT & TĐC đã giải quyết được nhiều khúc mắc

trong thời gian qua, giúp cho các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện công tác BTHT & TĐC đạt hiệu quả.

Đội ngũ cán bộ làm công tác BTHT & TĐC có năng lực và có nhiều kinh

nghiệm ngày càng đông đảo; sự chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn của công tác BTHT

& TĐC giữa các sở, ban, ngành có các dự án đầu tư ngày càng được mở rộng và có hiệu quả.

Mức bồi thường hỗ trợ ngày càng cao tạo điều kiện cho người dân bị thu hồi đất

có thể khôi phục lại tài sản bị mất. Một số biện pháp hỗ trợ đã được bổ sung và quy

định rất rõ ràng, thể hiện được tinh thần đổi mới của Đảng và Nhà nước nhằm giúp cho người dân ổn định về đời sống và sản xuất.

Đối tượng được bồi thường hỗ trợ và tái định cư ngày càng được xác định đầy đủ, chính xác, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, giúp cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai được nâng cao, người nhận bồi thường, hỗ trợ cũng thấy thỏa đáng hơn.

Ởđịa phương bên cạnh việc thực hiện các quy định Luật đất đai năm 2003, các

Nghị định hướng dẫn thi hành, đã dựa trên sự định hướng chính sách của Đảng và Nhà

nước còn căn cứ tình hình thực tế tại địa phương để ban hành các văn bản pháp luật áp dụng cho địa phương mình, làm cho công tác BTHT & TĐC được thực hiện hợp lý và

1.2.3.2. Những mặt hạn chế

Bên cạnh những mặt đạt được, việc thực hiện BTHT & TĐC vẫn còn những

mặt hạn chế sau:

Giá đất dùng để tính bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là giá đất do

Nhà nước ban hành hàng năm nhưng do khung giá Nhà nước ban hành còn thấp hơn

giá thị trường nên gặp khó khăn vì lợi ích giữa 2 nhóm đối tượng sử dụng đất. Người

nộp thuế muốn giá đất thấp, người bị GPMB muốn giá đất cao, điều này cũng gây khó khăn cho việc thực hiện GPMB do người bị thu hồi thường không đồng ý với giá trị được bồi thường.

Nhà đầu tư dự án, công trình phải làm việc với rất nhiều đối tác để thực hiện

việc bồi thường, GPMB; nhiều trường hợp phải làm việc với UBND của cả ba cấp

tỉnh, huyện, xã, làm việc với hội đồng bồi thường GPMB, làm việc với những người có đất bị thu hồi; không ít trường hợp phải chi phí đóng góp thêm cho địa phương, chi thêm ngoài phương án cho người có đất bị thu hồi.

Thu hồi đất thường ưu tiên trả bằng tiền mặt một phần do đại đa số hộ dân bị

thu hồi đất ưa nhận bằng tiền, mặt khác quỹ đất trên địa bàn huyện còn hạn chế, một

số trường hợp phải TĐC cho người bị thu hồi đất ở chưa được giải quyết thỏa đáng, điều kiện khu TĐC không bằng khu dân cư có đất bị thu hồi, có người đang sử dụng đất ở vị trí thuận lợi, ví dụ giáp mặt đường, nay bị thu hồi toàn bộ đất phải TĐC ở nơi khác, có người đang sử dụng đất ở vị trí không thuận lợi nay ngẫu nhiên được ở vị trí

thuận lợi và đương nhiên nhận được giá trị tăng thêm của QSDĐ do dự án, công trình

đó mang lại.

Những dự án triển khai chậm do nhiều nguyên nhân dẫn đến để đất đã thu hồi

bị bỏ hoang hóa không những không tạo điều kiện cho nông dân chuyển sang các

ngành nghề phi nông nghiệp, mà còn biến họ thành những người thất nghiệp và thu nhập bất ổn định, đất thu hồi sử dụng không hiệu quả, lãng phí đất trong khi quỹ đất

của huyện ngày bị thu hẹp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến sinh kế của người dân tại huyện hải lăng, tỉnh quảng trị (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)