Ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến sinh kế của người dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến sinh kế của người dân tại huyện hải lăng, tỉnh quảng trị (Trang 65 - 83)

3.3.2.1. Tác động đến nguồn vốn tự nhiên

Đất đai được xem là nguồn vốn tự nhiên, là nguồn vốn hết sức quan trọng, nó giữ

vai trò quyết định đến sinh kế của người dân trong đó đặc biệt quan trọng đối với sinh kế

nông hộ. Đất đai không chỉ là cơ sở không gian sống, vị trí để hoàn thiện quá trình lao

động mà còn là yếu tố tích cực của quá trình sản xuất, là điều kiện vật chất, đồng thời là

đối tượng, công cụ hoặc phương tiện của lao động. Cuộc sống của người dân luôn phụ

thuộc và gắn bó mật thiết với đất đai, khi một hộ có nhiều đất để sinh sống, sản xuất thì tính tổn thương về sinh kế bao giờ cũng ít hơn so với hộ có ít đất đai hơn.

* Thay đổi về đất sản xuất nông nghiệp: Theo số liệu điều tra 80 hộ thuộc hai

dự án có 9 hộ bị thu hồi trên 30% tổng diện tích đất nông nghiệp được giao (nhóm 1) và có 71 hộ bị thu hồi dưới 30% tổng diện tích đất nông nghiệp được giao (nhóm 2), không có các hộ bi thu hoàn toàn đất nông nghiệp; hộ có diện tích thu hồi lớn nhất là 1174,0 m2, hộ có diện tích bị thu hồi thấp nhất là 2,0 m2. Tình hình thu hồi đất sản xuất

Bảng 3.5. Tình hình thu hồi đất sản xuất nông nghiệp của các hộ điều tra Diện tích (m2) Nhóm 1 (9 hộ) Nhóm 2 (71 hộ) Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) < 250 0 0 46 67,6 251 - 500 0 0 13 19,1 501 - 1000 5 55,5 9 13,3 1001 - 1500 4 44,5 0 0 > 1500 0 0 0 0

Nguồn: Số liệu điều tra, 2018.

Kết quả bảng 3.5 cho thấy khoảng diện tích thu hồi phổ biến nhất dưới 1.000,0

m2 nhóm thu hồi dưới 250m2 chiếm chủ yếu. Tuy nhiên, diện tích thu hồi không tập

trung ở mức phổ biến mà phân bổ tương đối đồng đều. Thực tế điều tra các hộ tại hai

dự án cho thấy sau khi thu hồi đất, diện tích đất của các hộ giảm nhưng không quá lớn.

Trung bình diện tích đất sản xuất nông nghiệp của mỗi hộ thể hiện ở bảng 3.6.

Bảng 3.6. Diện tích đất nông nghiệp bình quân mỗi hộ trước và sau thu hồi đất Đơn vị tính: m2 Loại đất Nhóm 1 (9 hộ) Nhóm 2 (71 hộ) Trước thu hồi Sau thu hồi So sánh (+/-) Trước thu hồi Sau thu hồi So sánh (+/-) Diện tích sản xuất 3969,3 3046,6 -922,7 3319,6 3099,8 -219,8 - Đất trồng lúa 3769,5 2846,8 -922,7 2961,1 2813,9 -147,2 - Đất trồng màu 199,8 199,8 0 358,5 285,9 72,6

Nguồn: Số liệu điều tra, 2018.

Để tìm hiểu kỹ về sự thay đổi nguồn vốn đất đai cần xét trên 2 nhóm đối tượng,

Nhóm 1 là những hộ mất trên 30% diện tích đất sản xuất và Nhóm 2 là những hộ mất dưới 30% diện tích đất sản xuất; kết quả điều tra cho thấy diện tích đất nông nghiệp

Nhóm 2; mỗi hộ ở Nhóm 1 giảm 23,2% đất sản xuất nông nghiệp, đối với đất lúa là 24,4% tương ứng bình quân 922,7m2 và ở Nhóm 2 mỗi hộ bình quân giảm 6,6% đất

nông nghiệp tương ứng 219,8m2, đất lúa giảm 5,0% tương ứng bình quân 147,2m2,

đất trồng cây hàng năm khác giảm 20,2% tương ứng bình quân 72,6m2

Hình 3.4. Diện tích bình quân đất nông nghiệp theo nhóm hộ trước và sau thu hồi

Kết quả nghiên cứu thể hiện ở hình 3.5 cho thấy bình quân diện tích đất nông

nghiệp của các hộ giảm dẫn đến bình quân diện tích đất nông nghiệp trên mỗi nhân khẩu

cũng giảm theo. Xét 9 hộ ở Nhóm 1 với 31 nhân khẩu thì bình quân được chia cho mỗi

nhân khẩu 1152,4m2 giảm đi 267,9 m2, còn lại 884,5 m2, các hộ nhóm 1 này chỉ thu hồi đất lúa diện tích còn lạo đất lúa sau thu hồi là 826,5m2, xét 71 hộ ở Nhóm 2 với 241 nhân khẩu bình quân mỗi nhân khẩu được chia 1017,7 m2 chỉ giảm 60,3 m2, còn lại 957,4 m2, diện tíchđất lúa trung bình được chia là 908,4m2 giảm 38,9m2 còn lại 869,5m2.

1152.4 884.5 1107.7 957.4 1094.4 826.5 908.4 869.5 58 58 199.3 87.9 0 200 400 600 800 1000 1200 1400

Trước thu hồi Sau thu hồi Trước thu hồi Sau thu hồi

Bình quân được giao Đất trồng lúa Đất trồng màu

Nhóm 1 Nhóm 2

Hình 3.5. Diện tích bình quân đất nông nghiệp theo nhân khẩu

Như vậy, nếu xem xét chi tiết hơn về sự thay đổi nguồn vốn đất đai theo từng nhóm đối tượng chúng ta có thể nhận thấy rõ hơn về sự thay đổi đó. Những trường hợp

bị mất nhiều đất sẽ gặp phải nhiều khó khăn hơn trước vì sản lượng sản phẩm nông

nghiệp của họ không còn như trước đây, chính sự thay đổi về nguồn đất đai sẽ kéo

theo sự thay đổi về nguồn vốn vật chất và tài chính. Tuy nhiên, theo quan điểm chúng

tôi sự thay đổi đó chưa đạt tới mức là một cú sốc lớn cho người dân, bởi vì việc thu hồi đất gây ra cú sốc hay không còn tùy thuộc vào việc người dân sử dụng diện tích đất

nông nghiệp trước đây để làm gì, họ có thể sử dụng để sản xuất lương thực để đáp ứng

nhu cầu tiêu dùng hàng ngày hay để bán sản phẩm.

Với diện tích đất trồng lúa của mỗi hộ trên dưới 2.600 m2, canh tác mỗi năm 2

vụ và bình quân mỗi hộ có khoảng 3 nhân khẩu thì khả năng sử dụng đất sản xuất để

phục vụ nhu cầu tiêu dùng là cao hơn. Bên cạnh đó kết quả điều tra cũng cho thấy lực lượng lao động chính của các hộ về cơ bản là lao động nông nghiệp, có một số lao động chính là lao động phi nông nghiệp, trước thu hồi đất chỉ có 93 lao động nông nghiệp và có 77 lao động phi nông nghiệp, tuy nhiên 80 hộ điều tra điều cho rằng

nguồn thu nhập chính, xếp thứ tự đầu tiên của mình không phải từ nông nghiệp. Như

vậy, việc sản xuất nông nghiệp trước đây chủ yếu để đáp ứng nhu cầu lương thực tự

cung, phần lương thực dôi ra ngoài phần đã sữ dụng thì người dân có thể bán ra thị trường để kiếm thu nhập nhưng khối lượng bán ra không lớn.

Tóm lại, diện tích đất sản xuất nông nghiệp của các hộ giảm, tức là làm thay đổi

vốn sinh kế tự nhiên theo chiều hướng hạn chế nhưng nếu nhìn nhận một cách khách quan, đặt trong mối liên hệ phổ biến với nguồn nhân lực và nguồn thu nhập thì tới thời điểm hiện tại đây chưa hẵn là một cú sốc lớn cho người dân. Với diện tích còn lại,

người dân có thể đảm bảo được nguồn lương thực tại chổ để sử dụng bằng cách thực

hiện tốt hơn các biện pháp tròng trọt hoặc thay đổi về nguồn giống...

Để hướng tới mục tiêu xây dựng Hải Lăng phát triển theo hướng đô thị hóa,

trong những năm tiếp theo tốc độ đô thị hóa sẽ tiếp tục được đẩy mạnh, khônggian đô

thị sẽ tiếp tục được mở rộng. Ngoài các dự án đã và đang triển khai thực hiện thì trong thời gian tới nhiều công trình lớn, có tính chất trọng điểm sẽ được triển khai thực hiện,

rất có thể những hộ đã từng bị thu hồi đất để xây dựng các dự án trước đây sẽ tiếp tục

bị thu hồi để xây dựng các dự án mới, một bộ phận lớn nông dân trên địa bàn huyện sẽ

mất tư liệu sản xuất. Mặc dù về cơ bản các hộ gia đình không sử dụng nguồn thu từ

nông nghiệp làm nguồn thu nhập chính của mình song những sản phẩn mang lại từ

nông nghiệp thật sự giúp người dân an tâm, chủ động hơn trong nguồn lương thực,

thực phẩm, nếu bị mất hết nguồn vốn tự nhiên này chắc chắn người dân không dễ dàng thích ứng với điều kiện sống mới, sự thụ động về nguồn lương thực chắc chắn sẽ xảy

ra, việc hòa nhập với cuộc sống mới của người dân sẽ vô cùng khó khăn.

* Thay đổi về đất ở và đất vườn: Trong hai dự 2 án điều tra chỉ có dự án 1 liên

quan đến việc thu hồi đất ở và đất vườn của các hộ gia đình. Mặc dù đất vườn thuộc vào nhóm đất nông nghiệp song trong trong phương án bồi thường, hỗ trợ và nhóm đất vườn liên quan mật thiết với đất ở nên chúng tôi nghiên cứ sự thay đổi về đất vườn gắn

liền với việc nghiên cứu sự thay đổi của đất ở.

Theo số liệu tổng hợp có 02 hộ bị thu hồi hoàn toàn, 01 hộ bị thu hồi một phần.

Tổng diện tích đất ở và đất vườn liền kề bị thu hồi là 2729,0 m2, chiếm 0,07% diện

tích thu hồi. Tình hình thu hồi đất ở và đất vườn các hộ điều tra đại đa số dưới 500,0

m2, thể hiện ở bảng 3.7.

Bảng 3.7. Tình hình thu hồi đất ở và đất vườn các hộ điều tra

Chỉ tiêu (m2) Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%)

Diện tích thu hồi bình quân nhóm

(m2)

≤ 200 02 66,66 96,0

201 - 500 01 33,33 307,0

Nguồn: Số liệu điều tra, 2018.

Kết quả điều tra cho thấy 100% các hộ bị thu hồi đất ở gắn với đất vườn được

bồithường theo hình thức bằng tiền và không được bồi thường bằng đất. Hình thức bồi thường này ẩn chứa một rủi ro hoàn toàn có thể xảy ra, không chỉ gây ảnh hưởng trực

tiếp đến bản thân người bị thu hồi đất mà có thể làm cho xã hội mất ổn định, đó là

tại một nơi không tốt. Tuy nhiên, UBND huyện đã xây dựng phương án TĐC cho các

hộ bị thu hồi toàn bộ đất ở và các hộ thu hồi 1 phần nhưng diện tích còn lại không đảm

bảo cuộc sống, phương án giao thêm đất cho các hộ bị thu hồi một phần đất ở hoặc thu

hồi một diện tích lớn đất vườn. Trên cơ sở phương án TĐC và giao thêm đất được ban hành, người dân sẽ sử dụng tiền bồi thường, hỗ trợ về đất ở và đất vườn để nộp tiền sử

dụng đất và nhận các lô đất ở Nhà nước giao.

Theo số liệu điều tra 02 trường hợp bị thu hồi hết đất ở và 01 trường hợp thu

hồi 1 phần diện tích nhưng diện tích còn lại không đảm bảo cuộc sống được giao TĐC.

Nếu chỉ xét về mặt diện tích và bỏ qua mục đích sử dụng đất ở hoặc đất vườn thì có 01/03 hộ có diện tích đất giao TĐC và giao thêm thấp hơn diện tích thu hồi, 02/03 hộ

có diện tích đất giao TĐC và giao thêm lớn hơn diện tích thu hồi. Để nghiên cứu kỹ hơn diện tích giao TĐC và giao thêm cho các hộ chúng xem bảng 3.8.

Bảng 3.8. Tình hình giao đất TĐC và giao thêm cho các hộ điều tra

Diện tích đất ở giao mới (m2)

Số hộ (hộ)

Tổng Tăng so với thu hồi Thấp hơn so với thu hồi

225 01 01 0

285 01 01 0

300 01 0 01

Nguồn: Số liệu điều tra, 2018.

Từ kết quả 3.8 có thể thấy rằng trong chính sách thu hồi đất đã có sự quan tâm đặc biệt đến các trường hợp có diện tích thu hồi đất ở thấp; 2 trường hợp này có diện tích đất ở giao mới cao hơn diện tích đất ở so với diện tích đã thu hồi. Đây đồng thời là

điều kiện tốt để các hộ bị thu hồi hoàn toàn đất ở được mở rộng phạm vi không gian

sống, đồng thời giảm gánh nặng trong vấn đề chuyển đổi đất vườn thành đất ở trong tương lai của các hộ bị thu hồi chủ yếu là đất vườn.

Bên cạnh đó, việc giao đất cho các hộ bị thu hồi với diện tích lớn mặc dù có thấp hơn, song mức giao mới cũng tương đối đảm bảo về phạm vi không gian sinh

hoạt cho các hộ, có tới 03 hộ được giao từ 200,0 m2 và 300,0 m2. Nếu đặt trong mối

liên hệ phổ biến, xét thêm hạn mức giao đất ở của UBND tỉnh Quảng Trị đối với khu

vực đang nghiên cứu tối đa là 300,0 m2/hộ và cơ sở hạ tầng tại các khu tái định cư tương đối tốt hơn vị trí đất bị thu hồi thì diện tích các hộ được giao mới về cơ bản đáp ứng được nhu cầu của người dân. Minh chứng cho điều đó có 03/03 hộ cảm thấy phương án giao đất mới thỏa đáng, chiếm 100%.

Như vậy, việc thu hồi đất tại các dự án trên địa bàn huyện Hải Lăng nói chung và tại các dự án nghiên cứu nói riêng đến thời điểm hiện tại làm xuất hiện những thay đổi

nhất định về nguồn tư liệu sản xuất, cơ sở không gian sống của người bị thu hồi. Tuy

nhiên, nhìn nhận một cách khách quan tới thời điểm này việc thu hồi đất cơ bản vẫn đáp ứng được nhu cầu của người dân về sử dụng đất; diện tích đất sản xuất nông nghiệp còn lại vẫn đảm bảo cho người dân duy trì sản xuất, đáp ứng nhu cầu sản xuất lương thực tại

chổ để tiêu dùng; diện tích đất ở được giao mới tuy không lớn bằng diện tích thu hồi

song cũng đáp ứng được phạm vi không gian sống cho người dân ở nơi TĐC.

Tuy nhiên, cần thẳng thắn nhận định rằng việc thu hồi đất ở và đất vườn đảm

bảo đã tính đến việc ổn định cuộc sống cho người bị thu hồi thông qua xây dựng các khu TĐC và lập phương án TĐC rõ ràng, trong khi đó việc thu hồi đất trồng lúa thật sự

còn mang tính chủ quan, chưa dự báo được các biến cố có thể xảy ra. Trong những năm tiếp theo UBND huyện tất yếu sẽ tiếp tục thu hồi đất để xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị, khi đó tình trạng bảo đảm về nguồn vốn tự nhiên cho người dân như đã nghiên cứu ở trên có thể sẽ bị phá vỡ và gây áp lực cho người dân, đặc biệt là các nông hộ

nghèo hoặc ít đất sản xuất bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp. Đến lúc đó, người dân

phải tự bỏ tiền để mua gạo thay vì có sẵn như bây giờ, điều đó có nghĩa người dân sẽ

mất nguồn vốn tự nhiên và có thể mất mát thêm về nguồn vốn tài chính, vốn vật chất,

vốn con người và vốn xã hội

3.3.2.2. Tác động đến nguồn vốn con người

Nguồn vốn con người được xem như là một nguồn vốn quan trọng nhất trong

chiến lược phát triển sinh kế, con người là một chủ thể tạo ra các hoạt động sinh kế. Đồng thời, các thành tố thuộc về con người như: sức khỏe, kiến thức, kĩ năng, nhận

thức đóng vai trò quan trọng trong việc hoạch định và phát triển chiến lược sinh kế. * Độ tuổi của các nhóm hộ điều tra

Bảng 3.9. Độ tuổi của các nhóm hộ điều tra

Chi tiết Nhóm 1 (n = 31) Nhóm 2 (n = 241) Tổng (Tỷ lệ %) Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Độ tuổi Dưới 18 7 22,6 50 20,7 20,9 19 - 40 2 6,5 52 21,6 19,9 41-60 17 54,8 91 37,8 39,7 Từ 61 trở lên 5 16,1 48 19,9 19,5

Qua bảng 3.9 cho thấy số nhân khẩu trong độ tuổi lao động (từ 19 - 60 tuổi) là khá cao, chiếm 59,7% tổng số nhân khẩu. Đây là nguồn lao động dồi dào tạo ra nguồn

thu nhập chính cho hộ gia đình. Tuy nhiên, số nhân khẩu có độ tuổi từ 41 - 60 tuổi cũng

khá cao, chiếm 39,7%. Đây là lực lượng lao động khó tìm được việc làm sau khi bị thu

hồi đất do thường không đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp. Đồng

thời, ở độ tuổi đó đa số đã lập gia đình nên có tâm lý ngại đi xa để kiếm việc làm. * Chất lượng nguồn lao động

Tỷ lệ dân số chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ khá cao 50,9%. Đây là một khó khăn đối

với công tác đào tạo nghề cho lực lượng lao động dôi dư trong quá trình thu hồi đất cũng như khó đáp ứng được với nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp sau khi thu hồi đất.

Tỷ lệ chưa qua đào tạo này lại tập trung vào lực lượng lao động có độ tuổi trên 41 tuổi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến sinh kế của người dân tại huyện hải lăng, tỉnh quảng trị (Trang 65 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)