Tình hình thực hiện công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng tại các dự án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến sinh kế của người dân tại huyện hải lăng, tỉnh quảng trị (Trang 60 - 64)

nghiên cứu

3.2.4.1. Khái quát các nhóm dự án trên địa bàn huyện

Như đã trình bày ở trên, từ năm 2014 đến cuối năm 2018 trên địa bàn huyện

Hải Lăng có tất cả 33 công trình đầu tư xây dựng liên quan đến công tác thu hồi đất,

GPMB. Mặc dù các công trình này có quy mô lớn nhỏ khác nhau song xét về tính chất

thực hiện các dự án thì có thể chia thành các nhóm dự án cơ bản như sau:

- Thu hồi đất nông nghiệp để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như xây dựng đường giao thông, trường học, các khu dân cư, chợ...;

- Thu hồi đất phi nông nghiệp để thực hiện chỉnh trang đô thị như các dự án mở

rộng đường giao thông; mở rộng quy mô các trụ sở cơ quan Nhà nước; các dự án kết

hợp giữa thu hồi đất một phần để xây dựng đường giao thông mở rộng, một phần dùng

để phân lô, giao đất nhằm mục đích xoay dòng vốn...;

3.2.4.2. Khái quát về các dự án nghiên cứu

- Lựa chọn dự án nghiên cứu:

Xác định huyện Hải Lăng là trung tâm cửa ngõ phía Nam của tỉnh Quảng Trị,

nhiều năm qua tỉnh đã có nhiều chính sách lớn nhằm từng bước xây dựng, phát triển

huyện Hải Lăng theo hướng CNH - HĐH. Để đạt được điều đó, huyện xác định nhiệm

vụ trước mắt là phát triển cơ sở hạ tầng theo trục Đông Tây, theo tuyến Quốc Lộ

1A,vùng ven biển. Trong số những dự án được đầu tư thì dự án Dự án tuyến tránh Quốc lộ 1 đoạn qua địa bàn thị xã Quảng Trị. Hạng mục: Cầu Thành cổ và đường dẫn, địa điểm tại xã Hải Phúcó quy mô tương đối lớn, vừa ảnh hưởng đến đất nông nghiệp, đất ở có nhà. Do đó, để đảm bảo nghiên cứu một cách khách quan sinh kế người dân

sau thu hồi đất, đề tài chọn dự án Dự án tuyến tránh Quốc lộ 1 đoạn qua địa bàn thị xã Quảng Trị.

Hạng mục: Cầu Thành cổ và đường dẫn, địa điểm tại xã Hải Phú để phục vụ

cho việc nghiên cứu.

Bên cạnh đó, vấn đề giải quyết đất ở đang là vấn đề được chú trọng, để có đất phân lô đấu giá để có nguồn thu xây dựng cơ sở hạ tầng để hoàn thành xã đạt nông

thôn mới. Để tập trung nghiên cứu tác động của công tác thu hồi đất nông nghiệp đến đời sống người dân, đề tài chọn công trình Điểm dân cư nông thôn xã Hải Vĩnh (khu

vực Phong trào thôn Thi Ông, xã Hải Vĩnh) của hộ gia đình, cá nhân để thực hiện

nghiên cứu.

- Tóm tắt về các dự án nghiên cứu:

+ Dự án tuyến tránh Quốc lộ 1 đoạn qua địa bàn thị xã Quảng Trị. Hạng mục:

Cầu Thành cổ và đường dẫn, địa điểm tại xã Hải Phú:

* Quy mô, vị trí phê duyệt dự án:

Dự án tuyến tránh Quốc lộ 1 đoạn qua địa bàn thị xã Quảng Trị. Hạng mục:

Cầu Thành cổ và đường dẫn, địa điểm tại xã Hải Phúđược phê duyệt theo Quyết định

số 1268/QĐ-BGTVT ngày 25/4/2016 với tổng mức đầu tư là 425.278.000.000 đồng. Tuyến tránh Quốc lộ 1 đoạn qua địa bàn thị xã Quảng Trị (Hạng mục: Cầu

Thành cổ và đường dẫn): Chiều dài 2.00 km, mặt cắt ngang rộng 12,0m đi qua 03 xã gồm Hải Quy, Hải Thượng và Hải Phú địa bàn huyện Hải Lăng.

Mặc dù vậy, trên thực tế thực hiện do gặp phải một số khó khăn nhất định nên

đến thời điểm hiện tại dựán đã hoàn thiện. Đã tiến hành công tác bồi thường, hỗ trợ và

TĐC đối với 15 hộ bị thu hồi đất ở có nhà ở. Ngoài ra có 105 hộ bị thu hồi đất lúa, đất

trồng cây hàng năm khác và hồ cá.

* Các văn bản thực hiện: Để triển khai thực hiện công tác GPMB xây dựng dự

án UBND tỉnh Quảng Trị và UBND huyện Hải Lăng đã ban hành tổng cộng 08 văn

bản để chỉđạo thực hiện.

* Đơn giá áp dụng thực hiện: Đối với đơn giá bồi thường, hỗ trợ, được áp dụng theo các Quyết định của UBND tỉnh như: Quyết định số 38/QĐ-UBND ngày 19/9/2014, Quyết định số 17/2016/QĐ-UBND ngày 11/5/2016, Quyết định số

51/2016/QĐ-UBND ngày 20/12/2016, Quyết định số 2254/QĐ-UBND ngày

19/9/2016.... Tuy nhiên, đểđạt được mục đích nghiên cứu đề tài chỉkhái quát sơ lược về đơn giá bồi thường, hỗ trợ vềđất và các chính sách hỗ trợ khác vào thời điểm các hộgia đình nhận tiền bồi thường, hỗ trợ và bàn giao mặt bằng. Tuy nhiên, giá đất TĐC và giá giao đất thêm vẫn ổn định qua nhiều năm nhằm tạo điều kiện tốt nhất để các hộ đồng thuận.

Quy mô, vị trí phê duyệt dự án: Dự án Điểm dân cư nông thôn xã Hải Vĩnh (địa điểm: Khu vực Phong Trào, thôn Thi Ông, xã Hải Vĩnh) được phê duyệt theo Quyết

định số 522/QĐ-UBND ngày 30/6/2016 của UBND huyện Hải Lăng về việc phê duyệt

đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng khu dân cư nông thôn xã Hải Vĩnh, địa điểm: Khu

vực Phong Trào, thôn Thi Ông, xã Hải Vĩnh, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị; đã thu hồi đất của 80 hộ dân.

* Các văn bản thực hiện: Để triển khai thực hiện công tác GPMB xây dựng dự

án UBND tỉnh Quảng Trị và UBND huyện Hải Lăng đã ban hành tổng cộng 07 văn

bản để chỉđạo thực hiện

* Đơn giá áp dụng thực hiện: Đối với dự án 2, do được thực hiện ngay sau khi

ban hành mới một số văn bản quy định về giá đất nông nghiệp, mặt khác đây là dự án

có nguồn vốn phân bổ hợp lý nên việc bồi thường, hỗ trợ chỉ sử dụng theo một đơn giá

chung duy nhất, không phải thay đổi nhiều như dự án 1.

3.2.4.3. Đánh giá việc thực hiện chính sách thu hồi đất, giải phóng mặt bằng của

các dự án nghiên cứu

Qua quá trình điều tra, thu thập số liệu liên quan đến việc thực hiện chính sách

thu hồi đất, GPMB tại 02 dự án nghiên cứu chúng tôi nhận thấy:

- Về ưu điểm:

+ Quá trình triển khai thực hiện công tác GPMB đã nhận được quan tâm, chỉ

đoàn thể trong huyện thể hiện ở việc UBND tỉnh, UBND huyện đã ban hành nhiều

Quyết định chỉ đạo thực hiện cũng như điều chỉnh kịp thời khi có vướng mắc xảy ra

trong quá trình thực hiện thu hồi đất, GPMB. Trên cơ sở đó có thể khẳng định công tác

thu hồi đất, GPMB huyện đã thực hiện có hiệu quả, chính sách bồi thường, hỗ trợ, và bố trí TĐC được thực hiện chính xác.

+ Việc thu hồi đất, GPMB cơ bản đã thực hiện đúng theo các quy định của Nhà

nước về thu hồi đất, GPMB thể hiện ở việc đã tính toán, áp giá kỹ lưỡng đối với từng trường hợp bị ảnh hưởng cụ thể về đất, tài sản trên đất.

+ Có sự quan tâm tới điều kiện sống của người bị thu hồi đất, thể hiện tại một

loạt các chính sách hỗ trợ được ban hành và vị trí TĐC tốt hơn nơi ở củ.

- Về nhược điểm:

+ Giá bồi thường, hỗ trợ được ban hành có sự thay đổi liên tục qua hàng năm,

trong từng năm thực hiện cũng có nhiều văn bản mới quy định về điều chỉnh giá dẫn đến phải ban hành nhiều Quyết định phê duyệt bồi thường, hỗ trợ bổ sung, đặc biệt là dự án Tuyến tránh Quốc lộ 1 đoạn qua địa bàn thị xã Quảng Trị (Hạng mục: Cầu

Thành cổ và đường dẫn). Điều đó đã khiến cho người có đất bị thu hồi có thái độ trong

chờ, mất niềm tin vào các chính sách được ban hành, kéo dài thời gian thực hiện dự

án, không những gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển đô thị mà còn ảnh hưởng đến điều kiện sinh hoạt của chính người dân tại vùng có dự án dang dở kéo dài.

Bên cạnh đó, việc ban hành Quyết định điều chỉnh các chính sách do không tính

toán đến đối tượng áp dụng dẫn đến tình trạng mất công bằng giữa các đối tượng bị

thu hồi đất được áp dụng các chính sách mới và các đối tượng áp dụng chính sách lúc chưa điều chỉnh.

+ Giá trị bồi thường, hỗ trợ của UBND tỉnh ban hành nhìn chung còn thấp, chưa phù hợp với khả năng sinh lợi và giá chuyển nhượng đất thực tế trên thị trường.

+ Việc hỗ trợ chỉ thực hiện một lần bằng tiền và chưa quan tâm đến việc chuyển đổi nghề nghiệp, đào tạo nghề, tạo việc làm cho người lao động sau khi mất đất.

+ Công tác xác nhận các tiêu chí về đất để bồi thường như nguồn gốc, thời điểm

quá trình sử dụng đất, tỷ lệ% mất đất nông nghiệp,... còn gặp nhiều khó khăn do biến động đất đai ngày càng lớn.

+ Đối với dự án Tuyến tránh Quốc lộ 1 đoạn qua địa bàn thị xã Quảng Trị

(Hạng mục: Cầu Thành cổ và đường dẫn) mặc dù đã tính đến việc lập phương án TĐC và giao thêm đất song chưa định được trước phong tục tập quán cũng như điều kiện cụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến sinh kế của người dân tại huyện hải lăng, tỉnh quảng trị (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)