Vấn đề sinh kế của người có đất bị thu hồi đang được khá nhiều cơ quan, đơn vị
và cá nhân quan tâm nghiên cứu, tìm hiểu. Do tốc độ đô thị hoá nhanh cùng với việc tăng cường đầu tư phát triển công nghiệp và đô thị ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong những năm gần đây nên một diện tích lớn đất nông nghiệp đã phải
chuyển sang để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị mới và các công trình kết
cấu hạ tầng kỹ thuật... Việc chuyển mục đích đối với đất nông nghiệp nêu trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến sinh kế của người dân bị thu hồi..
Một số khó khăn thường gặp trong việc thu hồi đất ảnh hưởng đến đời sống và việc làm của người dân đó là: Người dân chưa kịp chuẩn bị để kiếm một nghề mới khi đột ngột mất đất, mất việc làm. Bản thân họ ít có khả năng tìm ngay việc làm mới để đảm bảo thu nhập. Tình trạng thất nghiệp toàn phần và thất nghiệp một phần rất gay
gắt. Đa số thanh niên các vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp có trình
độ văn hóa thấp, trong khi để có một nghề chắc chắn đáp ứng chỗ làm việc trong các
doanh nghiệp, phần lớn yêu cầu phải có trình độ từ phổ thông trung học. Số tiền hỗ trợ
chuyển đổi ngành nghề chỉ đủ tham gia một khóa đào tạo ngắn hạn với ngành nghề đơn giản. Các doanh nghiệp có xu hướng tuyển dụng lao động trẻ khỏe, bộ phận đứng trước nguy cơ thất nghiệp kéo dài lớn nhất. Tình trạng người lao động còn thụ động, ỷ lại vào chính sách hỗ trợ của Nhà nước, vào tiền đền bù; tâm lý chờ nhận sự ưu đãi của Nhà nước đang tồn tại khá phổ biến ở các vùng chuyển đổi mục đích sử
dụng đất nông nghiệp.
Có thể nói, hầu hết, chính quyền địa phương đều xác định được những khó khăn nêu trên. Nhận thức là như vậy nhưng trong thực tế, chính quyền Nhà nước ở địa phương chủ yếu vẫn áp dụng phương thức bồi thường bằng tiền...Sinh kế cho
nông dân bị thu hồi đất vẫn đang là bài toán chưa có lời giải.
Năm 2005, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tiến hành khảo sát về tình hình sử
dụng đất nông nghiệp xây dựng các khu công nghiệp và đời sống việc làm của người có đất bị thu hồi. Đây mới chỉ là khảo sát sơ bộ, tập trung vào việc thu hồi đất để phát triển các khu công nghiệp. Đề án được triển khai trên địa bàn 15 tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương Năm 2008, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tiến hành điều tra khảo sát, đánh giá công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và giải quyết việc làm cho
người sử dụng đất bị thu hồi đất sản xuất ở một số tỉnh, thành phố thuộc các vùng kinh tế trọng điểm.
Theo Doãn Thị Bình (2011), thu nhập của người dân sau thu hồi đất cao hơn trước thu hồi đất. Theo số liệu điều tra tại xã Mễ Trì thu nhập bình quân của hộ/năm
trước thu hồi là 39.714 nghìn, sau thu hồi là 52.439 nghìn.
Kết quả khảo sát của Viện Nghiên cứu phát triển TPHCM vừa công bố vào tháng 2/2014 về đời sống hậu tái định cư (của người dân bị thu hồi đất thuộc các dự án đầu tư bởi quyết định số 35/2010 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh trên địa bàn 8 quận, huyện với 498 hộ mẫu trong số 4962 hộ dân có đất bị thu hồi đã được bồi thường, theo đó, sau TĐC, có đến 43% tổng sốngười trên 15 tuổi không có việc làm. Khoảng 57% có việc làm song có đếnhơn 76% sốngườiđang làm việcchưađượcđào
tạo về chuyên môn kỹ thuật; 36% người dân TĐC tự tạo việc làm, lao động tự do. Chỉ
gần 10% có thay đổi công việc so với trước khi di dời. Điều này cho thấy, quá trình
dân song lại ảnh hưởng rất nhiều đến thu nhập của họ. Bởi, vẫn công việc như thế nhưngngười dân TĐC phải di chuyển một khoảng cách xa hơn so với trước, vềnơiở
cũ để làm việc, buôn bán. Kết quả là thu nhập của họ bị giảm.Điều đó cũng thể hiện
khó khăn trong việc hòa nhập vào cộng đồng dân cư mới của người dân TĐC.
Trong bối cảnh giá cả tăng và các chi phí phát sinh trong di dời thì mức thu nhập
của đa số người dân TĐC không tăng lên, thậm chí hơn 39% hộ có thu nhập giảm
xuống. Đặc biệt, trong 498 hộ được khảo sát, có đến 74 hộ (gần 15%) sau TĐC
(diện nhận tiền mặt, tự lo chỗ ở) lại có nhà đang nằm trong khu quy hoạch, một số
hộ do tiềnđền bù thấp nên chấp nhận mua rẻ lại nền hoặc nhà đang nằm trong khu quy hoạch “treo”. [21]
Theo Dung Hiếu (2007), trong 6 năm thực hiện thu hồi đất, có khoảng 2,5 triệu
nông dân bị ảnh hưởng đến đời sống. Theo số liệu tại một vài địa phương, có tỉnh có
25 - 30% số lao động sau thu hồi đất không có việc làm hoặc việc làm không ổn định.
Có tỉnh hàng chục nghìn lao động mất việc làm. Tại một số vùng ven đô đồng bằng
sông Hồng, trước khi thu hồi đất chỉ có 10% lao động đi làm thuê, sau khi thu hồi đất
tỷ lệ này là 17%. Tình trạng này cũng đang có xu hướng tăng lên ở miền Đông Nam
Bộ và vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Báo cáo nghiên cứu mới nhất liên quan đến vấn đề thu hồi đất cho đô thị hóa và công nghiệp hóa do Đặng Ngọc Dinh (2008) và các cộng sự thuộc Viện Những vấn đề
phát triển thực hiện, cho thấy có thực trạng tái nghèo nghiêm trọng diễn ra đối với các hộ
nông thôn bị thu hồi đất. Địa bàn khảo sát báo cáo là các xã Đình Dù (huyện Văn Lâm,
tỉnh Hưng Yên), Vũ Quý (Kiến Xương, Thái Bình) và Tân Kiên (Bình Chánh, TP.HCM).
Điều tra tại thành phố Hồ Chí Minh, Hưng Yên và Thái Bình cho thấy có tới
83% số hộ thiếu đất sản xuất nông nghiệp, 66,58% số hộ thiếu vốn kinh doanh và 54,26% số lao động chưa có nghề ổn định. Đối tượng chủ yếu không tìm được việc
làm sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp là những lao động có độ tuổi cao, trên 40, nhất là lao động nữ. Số này vừa già vừa yếu vừa khó đào tạo nghề mới nên không có cơ hội
tìm kiếm việc làm ở các nhà máy, xí nghiệp trong các khu công nghiệp lớn. Không có
việc làm đã dẫn đến một thực trạng không hiếm là nguy cơ "trắng tay" khi sử dụng hết
tiền đền bù đất. Có không ít những người còn tiêu xài tiền đền bù vào cờ bạc, đề đóm... Ở TP Hồ Chí Minh, số này chiếm khoảng 44,45%, Hưng Yên 26% và Thái
Bình 14% .
Theo Đỗ Thị Nâng và Nguyễn Văn Ga (2008), nghiên cứu thực hiện tại thôn
Thọ Đa, xã Kim Nỗ, huyện Đông Anh, Hà Nội với 31 hộ gia đình sau khi bị thu hồi đất. Kết quả cho thấy, khi nông dân bị thu hồi đất, họ không chỉ mất đi tài sản sinh kế
quan trọng nhất, mất đi nguồn lương thực, thu nhập, địa vị, cơ hội, họ còn phải chịu đựng các xáo trộn trong đời sống xã hội nông thôn. Tiếp đó là sự đối mặt với việc tìm kế
mưu sinh mới với những khó khăn và đầy rủi ro. Các hộ gia đình nhận được tiền đền bù, chủ yếu dành cho xây nhà, mua xe máy. Đối với một số hộ neo đơn, tiền đền bù là điểm
tựa quan trọng cho các chi tiêu học hành của con cháu họ. Sau thu hồi đất, nguồn thu
nhập bấp bênh từ làm thuê lại trở thành nguồn thu nhập chính của nhiều hộ, nhất là các hộ ở độ tuổi 25-45. Họ gặp khó khăn khi muốn xin việc ở khu công nghiệp vì không có bằng cấp III (đây cũng là lý do giải thích vì sao các hộ đều cố gắng đầu tư cho con ăn
học, đặc biệt từ năm 2000). Chuyển sang chăn nuôi gà công nghiệp trên đất thổ cư và
dựa vào nguồn thức ăn mua chịu từ các đại lý là lựa chọn của nhiều hộ, tuy nhiên họ gặp
rủi ro cao do dịch cúm gia cầm. Từ đó, đề tài đưa ra kiến nghị: khi thu hồi đất, nhà nước
cần đánh giá đầy đủ các mất mát của hộ và cộng đồng, chứ không chỉ mất đất; đẩy mạnh hướng nghiệp và đào tạo lực lượng lao động nông thôn; cần có chính sách điều chỉnh đất đai, đảm bảo diện tích đất tối thiểu để sản xuất đủ lương thực cho tiêu dùng của hộ; tổ
chức tư vấn hộ sử dụng tiền đền bù; đầu tư công tác khuyến nông nhằm giúp các hộ và
lao động nông nghiệp chuyển đổi trong sản xuất nông nghiệp.
Theo Huỳnh Văn Chương và Ngô Hữu Hoạnh (2010), việc Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp để chuyển đổi sang đất phi nông nghiệp làm thay đổi nguồn tài nguyên tạo sinh kế thực sự là một cú sốc lớn gây xáo trộn cuộc sống của người nông dân. Các nguồn tài nguyên tạo sinh kế có sự luân chuyển cho nhau, qua điều tra và phân tích chỉ
ra rằng, tài sản đất đai của người nông dân chuyển thành vốn tài chính và vốn vật chất, rất ít trường hợp chuyển thành nguồn vốn xã hội và nguồn vốn con người trong nhóm các nguồn tài nguyên tạo sinh kế. Nghiên cứu cho thấy nhiều hộ dân tuy có thu nhập
cao hơn sau khi chuyển đổi từđất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp để thực hiện quá trình đô thị hoá nhưng người dân không yên tâm do thu nhập không ổn định và cuộc sống tiềm ẩn những bất ổn. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy cần có những giải pháp cụ thểhơn về tạo việc làm, tư vấn sử dụng nguồn vốn bồi thường, hỗ trợđền bù,
tái định cư từphía Nhà nước để người dân bị thu hồi đất có sinh kế bền vững sau thu hồi đất.
Nhiều luận văn thuộc chuyên ngành kinh tế và kinh tế chính trị cũng nghiên cứu đề tài này, như: Hồ Lạc Thiện (2011), Ảnh hưởng của việc thực hiện chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng đền sinh kế người dân khi Nhà nước thu hồi đất ở một số dự án tại thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An, Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp, Đại
học nông lâm Huế; Mai Hoài Phong (2015), Đánh giá ảnh hưởng của công tác thu hồi đất đến sinh kế người dân tại thành phốĐông Hà , tỉnh Quảng Trị... Các luận văn với
những góc nhìn khác nhau từ thực trạng cụ thể của các địa phương, đã chỉ rõ nguyên nhân nông dân không có việc làm, không có thu nhập, đời sống giảm sút.
Nhìn chung các công trình trên đã đề cập ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến
sinh kế của nông dân, trên nhiều mặt như: đời sống, việc làm, thu nhập, về định giá đền bù, hỗ trợ nông dân mất đất.v.v..
CHƯƠNG 2.
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU