Đây là phương pháp sử dụng các phần mềm Excel để tổng hợp, xử lý số liệu thu
thập được qua đó thiết lập các bảng biểu, biểu đồ để phân tích sự ảnh hưởng, trên cơ
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Hải Lăng là huyện nằm ở phía Nam của tỉnh Quảng Trị, có toạ độ địa lý từ
16033'40'' đến 16048'00'' vĩ độ Bắc và từ 107004'01'' đến 108023'30'' kinh độ Đông.
Hình 3.1. Sơ đồ vị trí huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị
- Phía Bắc giáp huyện Triệu Phong và Thị xã Quảng Trị.
- Phía Nam giáp huyện Phong Điền tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Phía Đông giáp Biển Đông. - Phía Tây giáp huyện Đakrông.
Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 42.479,7 ha.
Huyện nằm trên vị trí có quốc lộ 1A, đường sắt Bắc - Nam chạy qua, có bờ biển
dài hàng chục km với bãi tắm Mỹ Thủy, Cửa Tùng, Cửa Việt... Các yếu tố này đã tạo cho
huyện Hải Lăng có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc mở rộng giao lưu phát triển kinh
tế, văn hóa không chỉ với các huyện khác trong vùng mà cả trong giao lưu kinh tế với cả
3.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Địa hình của huyện nghiêng từ tây sang đông, có thể chia thành 3 vùng tiêu biểu là: vùng đồi núi thấp, vùng đồng bằng, vùng cồn cát ven biển.
- Vùng đồi núi thấp
Đây là vùng gò đồi nằm ở phía tây của huyện bao gồm một phần các xã Hải
Phú, Hải Thượng, Hải Lâm, Hải Trường, HảiSơn, Hải Chánh, có độ cao 40 - 50m so với mực nước biển, thích hợp cho các loại cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả.
- Vùng đồng bằng
Đây là vùng nằm giữa vùng gò đồi và vùng cồn cát, bãi cát, gồm các xã Hải
Thọ, Hải Quế, Hải Tân, Hải Vĩnh, Hải Hòa, Hải Thành, Thị trấn Hải Lăng, phần còn lại của các xã vùng gò đồi, một phần các xã vùng cát như Hải Ba, Hải Thiện, Hải Dương,... có một số khu vực thuộc các xã Hải Hòa, Hải Thành có độ cao thấp hơn mặt nước biển nên vào mùa mưa lũ hay bị ngập lụt, đất đai thích hợp cho trồng lúa nước.
- Vùng cồn cát ven biển
Đây là vùng có độ cao bình quân 6 - 7 m so với mực nước biển gồm các xã Hải
An, Hải Khê, thích hợp cho việc nuôi tôm theo quy mô công nghiệp [19].
3.1.1.3. Khí hậu
Hải Lăng nằm trong vùng chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa tương đối điển hình, gió Tây Nam khô nóng về mùa hè, gió Đông Bắc ẩm ướt về mùa
Đông. Nền nhiệt tương đối cao, tổng lượng nhiệt cả năm trên dưới 9.0000C, tổng lượng nhiệt này cho phép phát triển trồng trọt với đa dạng cây trồng.
- Nhiệt độ
Chế độ nhiệt của Hải Lăng bị ảnh hưởng bởi địa hình thấp nhưng vẫn nằm
trong miền khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nền nhiệt của vùng còn có sự phân hóa theo
thời gian trong năm tạo nên mùa nóng và mùa lạnh. Trong thời gian chuyển tiếp từ
nóng sang lạnh và ngược lại có hoạt động của gió mùa từ bắc bán cầu gây ra mưa và mưa phùn. Sự giảm thấp nhiệt độ trong mùa lạnh do ảnh hưởng thâm nhập của gió
mùa Đông Bắc gây nên những đợt lạnh. Trong mùa nóng do ảnh hưởng của gió Tây
khô nóng, nhiệt độ cao tuyệt đối của vùng có thể lên đến 41,70C.
Nhiệt độ không khí trung bình trong năm vào khoảng 25,10C, nhiệt độ thấp nhất
9,40C, nhiệt độ cao nhất là 41,70C. - Chế độ mưa
điểm, trung bình mỗi tháng có 17-18 ngày mưa. Mưa lớn gây ngập úng các vùng đất
thấp, hạn chế, ảnh hưởng đến phát triển sản xuất, gây khó khăn trong đời sống sinh
hoạt. Thời kỳ ít mưa trùng với thời kỳ nắng nóng, lượng bốc hơi lớn, độ ẩm không khí
thấp gây khô hạn trên diện rộng hạn chế khả năng gieo trồng, năng suất cây trồng.
- Độ ẩm không khí
Độ ẩm tương đối trung bình từ 78 - 85% nhưng có thời điểm xuống dưới 40%
(từ tháng 4 đến tháng 8).
- Chế độ gió
Hải Lăng chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam khô nóng từ tháng 4 đến tháng 8
hàng năm. Gió Tây Nam khô nắng đã làm tăng đáng kể tính khắc nghiệt của thời kỳ
khô hạn, làm tăng lượng bốc hơi, giảm độ ẩm không khí, gây cạn kiệt nguồn nước mặt,
hạ thấp mặt nước ngầm và ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi
và cuộc sống của con người.
- Bão và lũ lụt
Bão lụt thường xảy ra từ tháng 8 đến tháng 11, khi có bão mưa càng lớn gây
ngập lụt kéo dài trên diện rộng làm thiệt hại lớn đến mùa màng, ảnh hưởng xấu đến
sinh hoạt của nhân dân trong vùng [19].
3.1.1.4. Các nguồn tài nguyên
a) Tài nguyên đất
Toàn huyện có 11 nhóm đất, bao gồm 15 loại đất. Trong đó, vùng đồng bằng và vùng ven biển: 11 loại; vùng đồi núi: 4 loại.
- Nhóm đất cồn cát biển: Có tổng diện tích 6.641 ha. Trong đó: Cồn cát trắng
(loại đất Cb): 6.614 ha; đất bãi cát ven sông biển (loại đất Cc): 27 ha.
- Nhóm đất cát biển (loại đất C): 4.840 ha.
- Nhóm đất phù sa được bồi và phù sa ngòi suối: Diện tích 2.643 ha. Trong đó: Đất phù sa được bồi: 2.623 ha; đất phù sa ngòi suối: 20 ha.
- Nhóm đất phù sa không được bồi (kể cả loại đất P/c và P/f):1.193 ha. b) Tài nguyên rừng
Do đặc trưng điều kiện khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, cho nên thảm thực vật, đặc biệt là rừng tự nhiên của Hải Lăng trước chiến tranh rất phong phú, nhiều chủng
loại gỗ quý và động vật cũng rất phong phú. Nhưng do chiến tranh và chất độc hóa học
trong chiến tranh đã hủy diệt phần lớn rừng tự nhiên của huyện. Sau chiến tranh, nạn
khai thác rừng bừa bãi đã gây hậu quả làm giảm trữ lượng nguồn tài nguyên rừng.
ha, trong đó: đất rừng sản xuất 14.590,42 ha; đất rừng phòng hộ: 8.125,93 ha. Diện tích đất rừng phòng hộ này cơ bản được bảo vệ, khoanh nuôi ổn định và phát triển.
Loài cây của rừng trồng bao gồm keo, bạch đàn, thông, phi lao, muồng và một
số cây bản địa khác [19].
c) Tài nguyên nước
- Nguồn nước mặt
Nguồn nước mặt trong vùng rất phong phú, hệ thống song suối khá nhiều và phân bố tương đối đều, có 4 con sông chính là: Sông Ô Giang - Ô Lâu, sông Bến Đá,
sông Vĩnh Định và sông Nhùng. - Nguồn nước ngầm
Tổng trữ lượng nguồn nước ngầm là 53.526.730 m3, vùng đồng bằng và gò đồi
chất lượng nước khá tốt, vùng ven biển có một số nơi bị nhiễm mặn [19]. d) Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản của Hải Lăng nghèo nàn và phần lớn thuộc nhóm không
kim loại. Theo tài liệu điều tra hiện có của Sở Khoa học Công nghệ Môi trường (nay là Sở Khoa học và Công nghệ) thì hiện nay Hải Lăng có các loại khoáng sản chủ yếu sau:
- Than bùn: Trữ lượng không lớn, nhiệt lượng có thể đạt tới 3.500 kcal/kg, dùng làm chất đốt và sản xuất phân bón; phân bố Khe Chè (Thị trấn Hải Lăng), trằm Hải
Thọ, Hải Xuân và ở Hải Quế...
- Silicát: Phân bố dọc bờ biển phía đông của huyện, độ hạt mịn 0,5 - 1mm, thành phần Si02 từ 99,16 - 99,55% chất lượng tốt và trữ lượng khá lớn. Hiện nay đang
xây dựng Nhà máy chế biến cát thạch anh và Nhà máy gạch ốp lát cao cấp để khai thác
tiềm năng này.
- Titan: phân bố dọc các vùng cát ven biển, tập trung chủ yếu ở xã Hải Khê, Hải Dương. Hiện nay, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hiếu Giang đang tiến hành khai thác với diện tích mỏ được cấp là 138,72 ha và đang xây dựng nhà chế biến thành que hàn.
- Các loại khoáng sản khác: Đất sét phân bố dọc hai bên bờ sông Nhùng, nhất là
ở Hải Thượng, trữ lượng C1 + C2 = 3.157.900 m3, hiện nay đang được quy hoạch khai
thác sản xuất gạch, ngói cho Nhà máy gạch ngói công suất 20.000 viên/năm. Riêng đất
sét ở Hải Chánh đã khai thác với quy mô khá lớn phục vụ cho Nhà máy gạch Tuy nen.
Ngoài ra còn một số khoáng sản khác như cuội, sỏi, cát xây dựng, phân bố rải rác ở
nhiều nơi trong huyện, trong đó tập trung nhiều ở dọc theo các con sông lớn.
Hải Lăng có bờ biển dài khoảng 14 km, dọc theo 2 xã Hải An và Hải Khê. Ngư trường đánh bắt rộng và không bị giới hạn trong phạm vi lãnh thổ của địa phương.
Vùng biển Quảng Trị nói chung và của Hải Lăngnói riêng là nơi có nhiều loài hải sản
quý và thường xuyên được bù đắp như: Các loại tôm, cua, cá hồng, cá mú, cá thu, cá
ngừ, mực ống, mực nang, ốc các loại và nhiều loại đặc sản quý khác. Tuy nhiên vùng biển Hải Lăng là bãi ngang (không có cửa lạch làm nơi neo đậu tàu thuyền), do đó việc
tổ chức khai thác hải sản với quy mô lớn gặp khó khăn. Bên cạnh tài nguyên biển, Hải Lăng còn có 556,7 ha mặt nước nuôi trồng thủy sản, hiện nay diện tích trên đã đưa vào
sử dụng. Ngoài ra, Hải Lăng có vùng đất cát ven biển khá rộng lớn, có thể khai thác sử
dụng nuôi tôm thâm canh trên cát theo quy trình công nghiệp [19].
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
3.1.2.1. Tình hình dân số, lao động, việc làm và thu nhập
Dân số trung bình của huyện Hải Lăng trong giai đoạn 2014 - 2018 có sự biến động rõ rệt theo chiều hướngtăng dần,cơ cấu dân số theo khu vực có thay đổi lớn. Hải Lăng một huyện có quy mô dân số tăng nhanh, năm 2009 là 85.962 người,đến năm 2017 là dân số huyện Hải Lăng là 86.683 người trên diện tích 425,134 km2. Phần lớn
là người dân nhậpcư từđồng bằng. Mậtđộ dân số trung bình là 204 người/km2.
Trong thời gian qua ở huyện đã triển khai chiến dịch truyền thông dân số và cung cấp dịch vụ sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình, tỷ lệ các cặp vợ chồng sử
dụng các biện pháp tránh thai đạt 95% kế hoạch. Đã lồng ghép tốt các nội dung về dân số vào hoạtđộng của các cơ quan, đoàn thể, các tổ chức xã hội; triển khai có kết quả
mô hình xã, phường, tổ dân phố không có người sinh con thứ 3 trở lên gắn với phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa. Tỷ lệ tăng tự nhiên cao, xu hướng
đô thị hóa diễn ra nhanh chóng [20].
Bảng 3.1. Tình hình dân số và lao động của huyện Hải Lăng giai đoạn 2014-2018
Chỉ tiêu Năm 2014 (Người) Năm 2016 (Người) Năm 2018 (Người) 1. Tổng dân số 86.397 86.629 86.683
a) Phân theo giới tính:
- Nam 43.288 43.410 43.421 - Nữ 43.109 43.219 43.262
b) Phân theo thành thị, nông thôn - Thành thị 2.883 2.935 2.947 - Nông thôn 83.514 83.694 83.736 2. Tổng lao động 42.653 42.769 42.969 - Nam 21.450 21.479 21.657 - Nữ 21.203 21.290 21.312
3. GDP bình quân/đầu người (Triệu đồng) 19,7 21,64 25,4
(Nguồn: [20])
Qua bảng 3.1. cho thấy tỷ lệ nam nữ chênh lệch không đáng kể. Tỷ lệ nam - nữ
trong năm 2018 là 50,13- 49,87%. Số người nằm trong độ tuổi lao động (từ 15 tuổi đến 60 tuổi) chiếm 49,36% trong tổng số dân huyện Hải Lăng, nguồn lao động chủ
yếu là lực lượng lao động trẻ, laođộng có trình độ chuyên môn kĩ thuật không đồng
đều. Lực lượng lao động phổ thông vẫn đang chiếm Tỷ lệ lớn hơn. GDP bình quân/đầu người năm 2018 đạt 25,4 triệu đồng tăng 17,78% so năm 2017 là 21,64. GDP bình quân/đầu người năm 2017 tăng 9,85% so với năm 2015 là 19,7 triệu đồng. Qua đó phản ánh được kết quả sản xuất tính bình quân đầu người của huyện tăng dần qua các năm. Tỷ lệ hộ nghèo bình quân mỗi năm giảm 2,83%, tỷ lệ lao động đượcđào tạo so với tổng lao động bình quân 39,57% so với tổng dân số.
3.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành và lĩnh vực
a) Lĩnh vực nông nghiệp
Sản xuất nông nghiệp năm 2018 gặp nhiều khó khăn do diễn biến thời tiết, tình hình sâu bệnh, giá cả sản phẩm nông nghiệp thiếu ổn định... nhưng với sự tích cực, chủ động trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành và tổ chức thực hiện nên cơ bản vượt qua khó khăn, đạt nhiều kết quả:
- Trồng trọt: Tổng diện tích trồng cây hàng năm 16.850,7 ha. Trong đó, cây lương thực 13.865,3 ha; cây chất bột có củ 1.928,6 ha; cây màu thực phẩm 686,8 ha;
cây công nghiệp ngắn ngày 352,3 ha. Trong đó:
+ Cây lúa có diện tích 13.522,9 ha, diện tích lúa chất lượng cao 8.290,8 ha, sản
xuất lúa giống 434,8 ha.
+ Cây ăn quả có múi: Cây cam trồng tập trung toàn huyện đến nay là 34,9 ha;
riêng tại vùng K4, tổng diện tích 24 ha, đến nay, có 10 ha đã thu hoạch nhiều vụ, hiệu quả kinh tế cao; các vườn cam tại Hải Lâm, Hải Thọ đang trong thời kỳ kiến thiết cơ bản. Mô hình trồng cây ăn quả sử dụng hệ thống tưới phun mưa tại Hải Sơn với diện tích 6,3ha, đến nay đã trồng được 1.500 cây bưởi da xanh và 700 cây cam V2.
+ Cây tiêu: 67,5 ha, trong đó có 1,5 ha trồng mới tại Hải Chánh (trong đó 0,5 ha
mô hình thí điểm sử dụng phân hữu cơ); 62 ha đã cho thu hoạch.
+ Cây chè vằng: Được sở khoa học công nghệ Quảng Trị hỗ trợ trồng thử nghiệm 3 ha tại vùng đồi xã Hải Phú vào tháng 10/2016, sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt; hiện, cây sinh trưởng, phát triển khá tốt.
+ Mô hình nông nghiệp điểm ứng dụng công nghệ cao tại thị trấn với diện tích
2.000m2 và dưa lưới hiện đang phát triển tốt, huyện đang đang chỉ đạo nhân rộng.
- Chăn nuôi: Huyện thực hiện phát triển chăn nuôi theo hướng đảm bảo vệ sinh môi trường, trong đó chú trọng phát triển đàn bò và đàn lợn gắn với các chính
sách hỗ trợ, khuyến khích của tỉnh và huyện. Chỉ đạo, vận động nhân dân xây dựng
chuồng trại chăn nuôi có quy mô lớn ở xa khu dân cư. Công tác tiêm phòng, phòng chống dịch bệnh và công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ được quan tâm chỉ đạo.
Hiện có 570 hộ chăn nuôi lợn sử dụng hầm khí biogas, tăng 40 hộ; có 5 hộ sử
dụng đệm lót sinh học; số hộ nuôi bò trên 10 con ổn định 55 hộ. Tổng đàn bò 7.070
con, đạt 88,4% kế hoạch, giảm 550 con (trong đó, bò lai 4.350 con, đạt 87% kế hoạch,
giảm 93 con); đàn lợn 45.374 con, đạt 73,2% kế hoạch, giảm 12.731 con; đàn trâu
2.417 con, đạt 84,5% kế hoạch, giảm 381 con; gia cầm 558.800 con, đạt 94,7% kế
hoạch, giảm 800 con; dê 932 con, đạt 104,7% kế hoạch, tăng 85 con. Tổng sản lượng
thịt hơi xuất chuồng 7.810,2 tấn, đạt 84,9% kế hoạch, giảm 523 tấn.
- Lâm nghiệp: Công tác bảo vệ, PCCR và phát triển rừng được thực hiện tốt, trong năm không có vụ cháy rừng và vi phạm lâm luật nào xảy ra; sau khai thác, hầu hết các chủ rừng đều đầu tư trồng lại theo hướng thâm canh. Chỉ đạo gieo tạo trên 3 triệu giống keo lai giâm hom và trên 2 triệu cây keo tai tượng nhằm đáp ứng nhu cầu
giống trên địa bàn. Trong năm đã kiểm tra, giám sát khai thác 1.250 ha rừng trồng và cây phân tán, sản lượng khai thác gỗ 90.200 m3, khai thác nhựa thông 100 tấn; tổng giá
trị sản lượng khai thác khoảng 65 tỷ đồng. Khai thác 19 ha rừng FSC, giá bán 250 triệu