3.1.2.1. Tình hình dân số, lao động, việc làm và thu nhập
Dân số trung bình của huyện Hải Lăng trong giai đoạn 2014 - 2018 có sự biến động rõ rệt theo chiều hướngtăng dần,cơ cấu dân số theo khu vực có thay đổi lớn. Hải Lăng một huyện có quy mô dân số tăng nhanh, năm 2009 là 85.962 người,đến năm 2017 là dân số huyện Hải Lăng là 86.683 người trên diện tích 425,134 km2. Phần lớn
là người dân nhậpcư từđồng bằng. Mậtđộ dân số trung bình là 204 người/km2.
Trong thời gian qua ở huyện đã triển khai chiến dịch truyền thông dân số và cung cấp dịch vụ sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình, tỷ lệ các cặp vợ chồng sử
dụng các biện pháp tránh thai đạt 95% kế hoạch. Đã lồng ghép tốt các nội dung về dân số vào hoạtđộng của các cơ quan, đoàn thể, các tổ chức xã hội; triển khai có kết quả
mô hình xã, phường, tổ dân phố không có người sinh con thứ 3 trở lên gắn với phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa. Tỷ lệ tăng tự nhiên cao, xu hướng
đô thị hóa diễn ra nhanh chóng [20].
Bảng 3.1. Tình hình dân số và lao động của huyện Hải Lăng giai đoạn 2014-2018
Chỉ tiêu Năm 2014 (Người) Năm 2016 (Người) Năm 2018 (Người) 1. Tổng dân số 86.397 86.629 86.683
a) Phân theo giới tính:
- Nam 43.288 43.410 43.421 - Nữ 43.109 43.219 43.262
b) Phân theo thành thị, nông thôn - Thành thị 2.883 2.935 2.947 - Nông thôn 83.514 83.694 83.736 2. Tổng lao động 42.653 42.769 42.969 - Nam 21.450 21.479 21.657 - Nữ 21.203 21.290 21.312
3. GDP bình quân/đầu người (Triệu đồng) 19,7 21,64 25,4
(Nguồn: [20])
Qua bảng 3.1. cho thấy tỷ lệ nam nữ chênh lệch không đáng kể. Tỷ lệ nam - nữ
trong năm 2018 là 50,13- 49,87%. Số người nằm trong độ tuổi lao động (từ 15 tuổi đến 60 tuổi) chiếm 49,36% trong tổng số dân huyện Hải Lăng, nguồn lao động chủ
yếu là lực lượng lao động trẻ, laođộng có trình độ chuyên môn kĩ thuật không đồng
đều. Lực lượng lao động phổ thông vẫn đang chiếm Tỷ lệ lớn hơn. GDP bình quân/đầu người năm 2018 đạt 25,4 triệu đồng tăng 17,78% so năm 2017 là 21,64. GDP bình quân/đầu người năm 2017 tăng 9,85% so với năm 2015 là 19,7 triệu đồng. Qua đó phản ánh được kết quả sản xuất tính bình quân đầu người của huyện tăng dần qua các năm. Tỷ lệ hộ nghèo bình quân mỗi năm giảm 2,83%, tỷ lệ lao động đượcđào tạo so với tổng lao động bình quân 39,57% so với tổng dân số.
3.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành và lĩnh vực
a) Lĩnh vực nông nghiệp
Sản xuất nông nghiệp năm 2018 gặp nhiều khó khăn do diễn biến thời tiết, tình hình sâu bệnh, giá cả sản phẩm nông nghiệp thiếu ổn định... nhưng với sự tích cực, chủ động trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành và tổ chức thực hiện nên cơ bản vượt qua khó khăn, đạt nhiều kết quả:
- Trồng trọt: Tổng diện tích trồng cây hàng năm 16.850,7 ha. Trong đó, cây lương thực 13.865,3 ha; cây chất bột có củ 1.928,6 ha; cây màu thực phẩm 686,8 ha;
cây công nghiệp ngắn ngày 352,3 ha. Trong đó:
+ Cây lúa có diện tích 13.522,9 ha, diện tích lúa chất lượng cao 8.290,8 ha, sản
xuất lúa giống 434,8 ha.
+ Cây ăn quả có múi: Cây cam trồng tập trung toàn huyện đến nay là 34,9 ha;
riêng tại vùng K4, tổng diện tích 24 ha, đến nay, có 10 ha đã thu hoạch nhiều vụ, hiệu quả kinh tế cao; các vườn cam tại Hải Lâm, Hải Thọ đang trong thời kỳ kiến thiết cơ bản. Mô hình trồng cây ăn quả sử dụng hệ thống tưới phun mưa tại Hải Sơn với diện tích 6,3ha, đến nay đã trồng được 1.500 cây bưởi da xanh và 700 cây cam V2.
+ Cây tiêu: 67,5 ha, trong đó có 1,5 ha trồng mới tại Hải Chánh (trong đó 0,5 ha
mô hình thí điểm sử dụng phân hữu cơ); 62 ha đã cho thu hoạch.
+ Cây chè vằng: Được sở khoa học công nghệ Quảng Trị hỗ trợ trồng thử nghiệm 3 ha tại vùng đồi xã Hải Phú vào tháng 10/2016, sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt; hiện, cây sinh trưởng, phát triển khá tốt.
+ Mô hình nông nghiệp điểm ứng dụng công nghệ cao tại thị trấn với diện tích
2.000m2 và dưa lưới hiện đang phát triển tốt, huyện đang đang chỉ đạo nhân rộng.
- Chăn nuôi: Huyện thực hiện phát triển chăn nuôi theo hướng đảm bảo vệ sinh môi trường, trong đó chú trọng phát triển đàn bò và đàn lợn gắn với các chính
sách hỗ trợ, khuyến khích của tỉnh và huyện. Chỉ đạo, vận động nhân dân xây dựng
chuồng trại chăn nuôi có quy mô lớn ở xa khu dân cư. Công tác tiêm phòng, phòng chống dịch bệnh và công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ được quan tâm chỉ đạo.
Hiện có 570 hộ chăn nuôi lợn sử dụng hầm khí biogas, tăng 40 hộ; có 5 hộ sử
dụng đệm lót sinh học; số hộ nuôi bò trên 10 con ổn định 55 hộ. Tổng đàn bò 7.070
con, đạt 88,4% kế hoạch, giảm 550 con (trong đó, bò lai 4.350 con, đạt 87% kế hoạch,
giảm 93 con); đàn lợn 45.374 con, đạt 73,2% kế hoạch, giảm 12.731 con; đàn trâu
2.417 con, đạt 84,5% kế hoạch, giảm 381 con; gia cầm 558.800 con, đạt 94,7% kế
hoạch, giảm 800 con; dê 932 con, đạt 104,7% kế hoạch, tăng 85 con. Tổng sản lượng
thịt hơi xuất chuồng 7.810,2 tấn, đạt 84,9% kế hoạch, giảm 523 tấn.
- Lâm nghiệp: Công tác bảo vệ, PCCR và phát triển rừng được thực hiện tốt, trong năm không có vụ cháy rừng và vi phạm lâm luật nào xảy ra; sau khai thác, hầu hết các chủ rừng đều đầu tư trồng lại theo hướng thâm canh. Chỉ đạo gieo tạo trên 3 triệu giống keo lai giâm hom và trên 2 triệu cây keo tai tượng nhằm đáp ứng nhu cầu
giống trên địa bàn. Trong năm đã kiểm tra, giám sát khai thác 1.250 ha rừng trồng và cây phân tán, sản lượng khai thác gỗ 90.200 m3, khai thác nhựa thông 100 tấn; tổng giá
trị sản lượng khai thác khoảng 65 tỷ đồng. Khai thác 19 ha rừng FSC, giá bán 250 triệu đồng/ha; đồng thời, trồng mới 19,5 ha, đưa tổng diện tích FSC hiện nay là 234 ha (kế
hoạch 300 ha). Tỷ lệ che phủ rừng 47,1%.
- Thủy sản: Nuôi cá nước ngọt 458 ha, đạt 99,6% kế hoạch, tăng 5 ha; có 162
lồng nuôi cá, tăng 13 lồng; sản lượng 716 tấn, đạt 96,7% kế hoạch, tăng 29 tấn. Nuôi
các hộ dân bị bệnh, huyện đã đề nghị hỗ trợ 538,9 kg hóa chất xử lý kịp thời; sản lượng 1.010 tấn (HảiAn 407 tấn, Hải Khê 603 tấn), đạt 43% kế hoạch, giảm 850 tấn.
Môi trường biển đã an toàn nên người dân tích cực nâng cấp, đầu tư mới nghe
thuyền, tăng sản lượng khai thác. Trong năm, đã khai thác được 3.300 tấn, đạt 165%
kế hoạch, tăng 1.715 tấn; trong đó hải sản có giá trị xuất khẩu 841 tấn, đạt 168% kế hoạch, tăng 417,7 tấn. Tổng số ghe thuyền 587 chiếc đạt 126% kế hoạch, tăng 124
chiếc; tổng công suất 8.191 CV, tăng 1.716 CV [20]. b) Lĩnh vực thương mại - dịch vụ
Hoạt động thương mại dịch vụ phát triển ổn định, tiếp tục triển khai thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” quảng bá, giới thiệu các sản phẩm làng nghề, làng nghề truyền thống, sản phẩm nông nghiệp và ẩm thực
đặc trưng của huyện. Duy trì hoạt động các điểm du lịch La Vang, khu du lịch sinh thái Trà Lộc, bãi tắm Mỹ Thuỷ.
Tổng mức doanh thu hàng hóa bán lẻ tiêu dùng và dịch vụ 2.037 tỷ đồng, đạt
92,4% kế hoạch; số hộ kinh doanh thương mại - dịch vụ 4.092 hộ, đạt 98,9% kế hoạch, tăng 68 hộ.
Tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển thương mại - dịch vụ
huyện đến năm 2020, định hướng đến 2030. Tham gia các hội chợ thương mại do tỉnh
giới thiệu, tổ chức Hội chợ thượng mại huyện và phối hợp tổ chức ngày hội trưng bày,
c) Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp
Hiện nay, toàn huyện có 3 cụm công nghiệp, trong đó 2 cụm công nghiệp đã đi
vào hoạt động, thu hút 10 doanh nghiệp vào đầu tư.
Các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp phát triển đa dạng, có 1.805 cơ sở sản
xuất, giải quyết việc làm cho 4.255 lao động. Có 6 làng nghề truyền thống, 1 làng nghề, 2 nghề truyền thống được Uy ban nhân dân tỉnh công nhận. Nhiều sản phẩm đã
được đăng ký nhãn hiệu sản phẩm. Huyện đã ban hành chính sách khuyến khích phát triển tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ trên địa bàn huyện giai đoạn 2017-
2020; đồng thời, tổ chức phổ biến đến tận cơ sở để triển khai thực hiện [20].
3.1.2.3. Cơ sở hạ tầng
a) Giao thông
Toàn huyện Hải Lăng có mạng lưới giao thông vận tải tương đối hợp lý, bao
gồm các loại hình vận tải như đường bộ, đường sắt, đường sông, trong đó đường bộ
giữ vai trò quan trọng.
Toàn huyện có 792,87 km đường bộ, bao gồm một tuyến đường Quốc lộ 1A
(20,2 km); 04 tuyến đường tỉnh (51,1 km); 25 tuyến đường huyện (184,43 km); 30 tuyến đường nội thị (14,53 km); 09 tuyến đường xã (34,8 km) và 487,81 km đường
thôn, xóm. Trong đó, đường bê tông xi măng chiếm 22,87% với 180,59 km; đường bê
tông nhựa, láng nhựa, xâm nhập nhựa chiếm 14,85 km với 117,73 km, đá dăm cấp
phối chiếm 20,75% với 164,54 km và đường đất chiếm 41,62% với 330,01 km.
Đặc biệt, hệ thống đường tránh lũ cứu hộ, cứu nạn, phát triển kinh tế-xã hội đảm bảo quốc phòng an ninh vùng ven biển phía Nam tỉnh Quảng Trị đã được đầu tư
xây dựng và đưa vào hoạt động với tổng chiều dài hơn 14,2 km, rộng 70 m với 06 làn xe, phục vụ việc vận chuyển hàng hóa của cảng biển Mỹ Thủy; nối hệ thống giao
thông hành lang kinh tế Đông-Tây với cảng biển Mỹ Thủy, đồng thời hoàn thiện hệ
thống giao thông khu kinh tế biển Đông-Nam Quảng Trị [20]. b) Thủy lợi
Hệ thống đê bao vùng trũng Hải Lăng (hệ thống đê bao) được đầu tư nâng cấp, xây
dựng bằng nguồn vốn của 2 tiểu dự án, thực hiện trên địa bàn 12 xã bao gồm 14 tuyến đê dọc các bờ tả, hữu các sông Tân Vĩnh Định, Cựu Vĩnh Định, Mai Lĩnh, Ô Giang và tả
sông Ô Lâu với tổng chiều dài 56,125 km đê bao, 154 cống tưới, tiêu và 6 cầu trên tuyến...
Hệ thống đê bao vùng trũng Hải Lăng sau khi hoàn thành đã được bàn giao cho UBND huyện Hải Lăng và các xã trong vùng dự án quản lý, khai thác, sử dụng.
Sau khi đưa vào sử dụng, hệ thống đê bao đã đảm bảo chống lũ tiểu mãn, lũ
khả năng tiêu thoát lũ, chủ động tiêu úng, tạo nguồn nước tưới, đảm bảo cho sản xuất,
tạo ra được vùng lúa hàng hoá có chất lượng cao để tăng thu nhập cho nông dân. Hệ
thống đê bao khép kín kết hợp làm đường giao thông nông thôn cũng góp phần quan
trọng vào phát triển kinh tế - xã hôi; phục vụ ứng cứu trong mùa mưa bão, đảm bảo an
toàn tính mạng và tài sản của trên 64.000 người dân trong vùng [21]. c) Giáo dục và đào tạo
Phổ cập xóa mù chữ, phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, phổ cập giáo
dục tiểu học, phổ cập giáo dục trung học cơ sở tiếp tục duy trì với 100% xã, thị trấn đạt chuẩn. Phổ cập xóa mù chữ mức độ 2 đạt 100%, phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3 đạt 100%, phổ cập giáo dục THCS mức độ 2 và mức độ 3 đạt 95% (trong đó mức độ 3 đạt 40%), phổ cập giáo dục bậc trung học đạt 55%. Tỷ lệ huy động học sinh đạt cao, trong đó: nhà trẻ 37,4%, mẫu giáo 95,4%, mẫu giáo 5 tuổi 100%, trẻ em 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%, học sinh hoàn thành chương trình tiểu học vào lớp 6 đạt 99,2%. Tỷ lệ tốt
nghiệp trung học phổ thông đạt 95,8%, tăng 2,5% so với năm học trước.
Chỉ đạo thực hiện thành công 5 chuyên đề chuyên môn cấp tỉnh, 19 chuyên đề
cấp huyện và 5 chuyên đề cấp cụm. Tham gia các Hội thi do tỉnh tổ chức và tổ chức
các hội thi dành nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên. Kết
quả học sinh giỏi năm học có 1.967 giải cấp huyện, 611 giải cấp tỉnh và 19 giải cấp
quốc gia. Xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, đến nay có 43/60 trường đạt chuẩn,
chiếm 72% [20]. d) Y tế
Thực hiết tốt các chương trình y tế Quốc gia. Duy trì 17/20 xã, thị trấn đạt
chuẩn Quốc gia về y tế (kế hoạch 100%); 12 trạm Y tế có bác sỹ, đạt 60% (kế hoạch
60%). Tổ chức khám, chữa bệnh 48.216 lượt bệnh nhân, đạt 107,1% kế hoạch; điều trị
ngoại trú 3.735 bệnh nhân, đạt 149,4% kế hoạch; điều trị nội trú 7.477 bệnh nhân, đạt
99,7% kế hoạch. Kêu gọi Hội sự nghiệp từ thiện Minh Đức tổ chức khám bệnh, cấp
thuốc, tặng quà cho 5.000 người nghèo, người cận nghèo, người khuyết tật, người có
hoàn cảnh khó khăn và người đau các bệnh về mắt trên địa bàn huyện và 1.085 em học sinh trường trung học cơ sở, tiểu học và mầm non thị trấn.
Kiểm tra, thẩm định an toàn vệ sinh thực phẩm đối với 39 cơ sở kinh doanh, 02 cơ sở sản xuất nước đá và 02 chợ, trong đó đã tiến hành xử lý vi phạm 04 cơ sở. Thực
hiện hoàn thành kế hoạch kiểm tra liên ngành và chuyên ngành an toàn thực phẩm.
Triển khai chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc sức
khỏe sinh sản - kế hoạch hóa gia đình và nói chuyện chuyên đề về Đề án sàng lọc trước sinh và sơ sinh, mất cân bằng giới tính khi sinh, chăm sóc sức khỏe sinh sản - kế
tục xây dựng Thôn không có người sinh con thứ 3 trở lên, trong năm có 03 thôn được
công nhận 5 năm liền không có người sinh con thứ 3 trở lên và 05 thôn phát động lại.
Số trẻ sinh trong năm 1.192 trẻ, tỷ suất sinh 12%, giảm 0,3% so với năm 2017; trong
đó, sinh con thứ 3 trở lên 16,6%, giảm 0,9% so với năm 2017 [20].