3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1.1.5. Thực trạng môi trường
a) Cảnh quan thiên nhiên
Trên địa bàn Huyện có nhiều di tích lịch sử, văn hóa mang ý nghĩa quan trọng,
ghi lại dấu ấn đậm nét về một thời hào hùng và oanh liệt của nhân dân Phú Hòa từ thời
mở đất cho đến nay như: di tích khảo cổ Thành Hồ, di tích Đền thờ và Mộ Lương Văn
Chánh, di tích tịch sử Núi Sầm, đền thờ Cao Các, di tích lịch sử, văn hoá, danh thắng Đập Đồng Cam, di tích lịch sử, danh thắng Gành Đá, di tích lịch sử Đá Miếu, … trong đó có di tích lịch sử, văn hóa, danh thắng Đập Đồng Cam xã Hòa Hội trong nhiều năm qua đã trở thành khu tham quan của du khách. Hàng năm vào ngày mùng 8 tháng Giêng âm lịch, nơi đây diễn ra ngày lễ dâng hương để tưởng nhớ đến những người có
công xây dựng Đập, buổi lễ đã thu hút đông đảo nhân dân trong và ngoài tỉnh đến dự.
b) Môi trường
nguồn ô nhiễm chủ yếu xuất phát từ hoạt động của các cơ sở sản xuất công nghiệp qui mô nhỏ, hoạt động giao thông diễn ra hằng ngày, hoạt động sinh hoạt, dịch vụ. Kết quả tổng hợp diễn biến các thông số ô nhiễm đặc trưng như: Bụi lơ lửng, SO2, NH3.
Môi trường nước
Nguồn nước chủ yếu sông, suối, hồ, đập nhỏ có trữ lượng lớn và nước từ hệ
thống thuỷ lợi Đồng Cam lấy nước sông Ba. Nước các sông có chất lượng tốt, chưa bị
ô nhiễm có thể sử dụng cho nhiều mục đích: cung cấp cho sản xuất nông nghiệp, công
nghiệp và sinh hoạt. Trong quá trình khai thác sử dụng cần có các biện pháp bảo vệ để
tránh làm ô nhiễm nguồn nước.
Môi trường khu vựcđô thị và sản xuất công nghiệp
Tương lai sản xuất công nghiệp phát triển và bùng nổ giao thông cơ giới, gây tiếng ồn, bụi và làm phát sinh một lượng lớn chất thải, trong đó các chất thải nguy hại
ngày càng gia tăng.
Do ngành công nghiệp của huyện chưa phát triển, phần lớn công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp nhỏ, lẻ phục vụ tại chỗ như khai thác đá xây dựng, cát sạn các loại, công nghiệp may mặc, chế biến lâm sản, gạch ngói … sử dụng công nghệ lạc hậu,
lượng nguyên vật liệu hao hụt nhiều dễ gây ô nhiễm môi trường. Phụ thuộc vào diện
tích đất công nghiệp và loại hình công nghiệp trong mỗi đô thị, các tác động chính tới
môi trường bởi hoạt động công nghiệp là: tích tụ các hóa chất độc, kim loại nặng, làm chua hóa, chai cứng đất,... Ngoài ra, các hoạt động khác của đô thị như sinh hoạt, du lịch, xây dựng, bệnh viện,... với các chất thải, nước thải chưa được thu gom và xử lý tập trung cũng là nguyên nhân gây ra ô nhiễm.
Môi trường nông nghiệp và nông thôn
Trong quá trình chuyển đổi mạnh mẽ nền kinh tế theo hướng xây dựng nông thôn mới, công nghiệp hóa - hiện đại hóa, các hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp, thương mại dịch vụ xen lẫn với các hoạt động nông nghiệp nông thôn. Một phần diện tích đất sản xuất nông nghiệp nhường chỗ cho các cụm công nghiệp, các tuyến giao thông vận tải và các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng. Môi trường khu vực nông thôn có nhiều thay đổi và đứng trước nguy cơ ô nhiễm, xuống cấp về chất
lượng. Ngoài ra còn bịảnh hưởng của một số vấn đề sau:
Việc sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật chưa hợp lý và ngày
càng tăng đã ảnh hưởng xấu tới hệ sinh thái nông nghiệp và sức khỏe cộng đồng.
Lượng tồn dư các hóa chất này trong môi trường đất, nước đã gây ô nhiễm cục bộ, làm giảm đa dạng sinh học và xuất hiện một số loài kháng thuốc.
Điều kiện vệ sinh môi trường nông thôn chưa được cải thiện đáng kể. Nguồn
nước sinh hoạt chủ yếu là giếng khoan, giếng đất và sông suối. Tình trạng khan hiếm