3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.3.4.1. Tình hình chung về công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại huyện Phú Hòa
Trong những năm gần đây, dưới sự tăng nhanh của quá trình đầu tư phát triển
cầu Dinh Ông được giao nối nền kinh tế phát triển - chính trị xã hội giữa hai huyện:
huyện Phú Hòa và huyện Tây Hòa, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của 2 Cụm công
nghiệp Hòa An và Ngọc Sơn Đông do vậy nhu cầu về đất ngày càng được tăng lên.
Đất ở trên địa bàn huyện cũng có xu hướng tăng theo và đất nông nghiệp lại giảm
xuống và ngày càng mất đi. Cùng với đó là sự phát triển các loại thị trường, trong đó
có thị trường bất động sản, nhu cầu về đất ở, các hoạt động dịch vụ liên quan đến lĩnh
vực đất đai diễn ra khá sôi nổi như chuyển quyền, cho tặng, thừa kế, thế chấp, thuê
đất... đặc biệt từ khi có quy định tất cả các giao dịch liên quan đến đất đai trên thị trườngđều phải thực hiện bằng GCNQSDĐ do đó nhu cầu cấp GCNQSDĐ ngày một tăng lên.
Đối với chính quyền địa phương, do nhu cầu cấp GCNQSDĐ ngày càng tăng
của người dân trên địa bàn, địa phương cũng đã nổ lực hết mình và cũng đã chú trọng đến công tác công khai thủ tục hành chính rõ ràng, thực hiện tiếp nhận hồsơ và trả kết
quả tại Bộ phận một cửa, đồng thời tăng cường công tác hướng dẫn người dân làm thủ
tục cấp GCNQSDĐ. Trong đó có sự nổ lực rất lớn của địa phương và nhu cầu cấp giấy
của người dân ngày càng nhiều nên kết quả cấp GCNQSDĐ trong những năm gần đây
đạt được kết quả tương đối khả quan.
3.3.4.2.Quy trình thực hiện cấp giấy quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hiện nay
Những quy định chung về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Đăng ký quyền sử dụng đất là thủ tục hành chính do cơ quan Nhà nước thực
là người sử dụng đất); là việc ghi nhận về quyền sử dụng đất đối với một thửa đất xác định vào HSĐC và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho những chủ sử dụng đất
hợp pháp nhằm xác lập mối quan hệ pháp lý đầy đủ giữa Nhà nước với người sử dụng đất đồng thời nhằm chính thức xác lập quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất; làm
cơ sở để Nhà nước nắm chắc và quản lý chặt toàn bộ đất đai theo đúng pháp luật và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người sử dung đất.
a) Các đối tượng đăng ký quyền sử dụng đất
Các đối tượng phải đăng ký quyền sử dụng đất theo Điều 101 và 102 Luật Đất đai 2013, bao gồm:
Hộ gia đình, cá nhân trong nước;
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được mua nhà ở gắn liền với quyền sử
dụng đất ở;
Các đối tượng sử dụng đất này thực hiện đăng ký trong các trường hợp: Người sử dụng đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
Người sử dụng đất thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế,
tặng cho, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng
quyền sử dụng đất;
Người nhận chuyển quyền sử dụng đất;
Người sử dụng đất đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép đổi tên, chuyển mục đích sử dụng đất, thay đổi thời hạn
sử dụng đất hoặc có thay đổi đường ranh giới thửa đất;
Người được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của Toà án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án, quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành.
b) Người chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với việc sử dụng đất
Theo quy định tại điều 7, Luật đất đai năm 2013 người chịu trách nhiệm thực
hiện việc đăng ký, gồm có:
Người đứng đầu của tổ chức, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao,
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đối với việc sử dụng đất của tổ chức mình. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn đối với việc sử dụng đất nông
nghiệp vào mục đích công ích; đất phi nông nghiệp đã giao cho Ủy ban nhân dân xã,
phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) để sử dụng vào mục đích xây dựng trụ sở Ủy ban nhân dân, các công trình công cộng phục vụ hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục thể thao,vui chơi, giải trí, chợ, nghĩa trang, nghĩa địa
và công trình công cộng khác của địa phương.
Người đại diện cho cộng đồng dân cư là trưởng thôn, làng, ấp, bản, buôn,
phum, sóc, tổ dân phố hoặc người được cộng đồng dân cư thỏa thuận cử ra đối với
việc sử dụng đất đã giao, công nhận cho cộng đồng dân cư.
Chủ hộ gia đình đối với việc sử dụng đất của hộ gia đình.
Cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đối với việc sử dụng đất của mình.
Người có chung quyền sử dụng đất hoặc người đại diện cho nhóm người có chung quyền sử dụng đất đối với việc sử dụng đất đó.
Những người chịu trách nhiệm đăng ký đều có thể uỷ quyền cho người khác theo quy định của pháp luật.
Quy trình thực hiện
Quy trình tiếp nhận và giải quyết hồ sơ xin cấp GCNQSDĐ được thực hiện theo
quy định của Luật Đất đai 2013, Nghị định 43/2014/NĐ-CP, Quyết định số 38/2014/QĐ-UBND ngày 14/10/2014 của UBND tỉnh Phú Yên … Trên cơ sở đó
UBND huyện Phú Hòa đã ban hành Quyết định số 5720/QĐ-UBND ngày 06/9/2017 về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông hiện đại tại UBND huyện Phú Hòa.
Hồ sơ và trình tự thủ tục cấp giấy chứng nhận đối với trường hợp thửa đất
không có tài sản gắn liền với đất hoặc có tài sản nhưng chủ sử dụng đất không có
nhu cầu chứng nhận quyền sở hữu hoặc có tài sản nhưng thuộc thẩm quyền sở hữu
của chủ khác.
Thành phần hồ sơ
Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (bản chính - theo mẫu);
Một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Khoản 1, 2, 3 và 4
Điều 100 Luật đất đai 2013 (nếu có);
Bản sao các loại giấy tờ liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ tài chính theo
quy định của pháp luật (nếu có);
Giấy ủy quyền (nếu có).
Quy trình các bước thực hiện được thể hiện tại hình 3.5
Hình 3.5. Quy trình tiếp nhận và giải quyết hồ sơ xin cấp GCNQSDĐ tại huyện Phú Hòa
a) Trình tự cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Đơn vị tiếp nhận và giao trả kết quả hồ sơ UBND huyện Phú Hòa, thị trấn Phú
Hòa. Được bố trí tiếp nhận tại Bộ phận “Tiếp nhận và trả kết quả” nằm trong khu hành chính của UBND huyện Phú Hòa.
Thời gian tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ vào các ngày trong tuần từ thứ 2 đến thứ 6.
Sáng: từ 7h30 đến 11h30.
Chiều: từ 13h30 đến 17h.
Người sử dụng đất
Bộ phận tiếp nhận và giao trả kết quả hồ sơ
Chi nhánh Văn phòng
đăng ký đất đai huyện
- Đo đạc, kiểm tra hồ sơ; - Xác định điều kiện cấp Giấy chứng nhận;
- Gửi thông tin địa chính đến cơ quan thuế.
Chi cục thuế Xác định nghĩa vụ tài chính UBND xã, thị trấn - Thẩm tra, xác nhận hồ sơ;
- Công bố công khai kết
quả hồ sơ.
Phòng Tài nguyên và Môi
trường huyện - Kiểm tra hồ sơ; - Trình UBND huyện ký Giấy chứng nhận. UBND huyện Ký Giấy chứng nhận Kho bạc Nộp nghĩa vụ tài chính
b) Thời gian giải quyết
Thời gian thực hiện thủ tục hành chính về đất đai theo quy định và hướng dẫn
chi tiết tại Nghị định số 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của
Luật Đất đai 2013.
c) Trình tự, thủ tục giải quyết
Bộ phận “Một cửa”
Tiếp nhận hồ sơ được thực hiện tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả:
Trong ngày làm việc, sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, nhập thông tin hồ sơ vào hệ
thống máy tính, xuất giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả cho người đề nghị và Phiếu kiểm soát quy trình giải quyết hồ sơ để theo dõi tiến độ thực hiện của từng đơn
vị giải quyết.
Trả kết quả: Trong ngày làm việc, sau khi nhận hồ sơ đã giải quyết xong từ Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai và người đề nghị thực hiện xong nghĩa vụ tài chính.
Trao Giấy chứng nhận cho người đề nghị.
Truyền dữ liệu đã nhập vào chương trình máy tính và lưu dữ liệu tại Phòng Tài
nguyên và Môi trường và Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện.
Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện
Trong thời gian không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ do Bộ phận
“Một cửa” chuyển đến, tiến hành kiểm tra hồ sơ; phối hợp với UBND xã, thị trấn kiểm
tra thực địa; nếu không đủ điều kiện thì trả lại hồ sơ hoặc cần bổ sung hồ sơ thì thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân thực hiện (thời gian bổ sung hồ sơ không tính vào thời gian giải quyết).
Trong thời gian không quá 22 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đã bổ
sung hoặc hồ sơ đủ điều kiện thì tiến hành xử lý như sau:
Chuyển hồ sơ đến UBND các xã, thị trấn để lấy ý kiến xác nhận và công khai kết quả kiểm tra hồsơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận.
Trường hợp cần xác minh thêm thông tin về điều kiện chứng nhận quyền sử
dụng đất thì gửi phiếu lấy ý kiến của các cơ quan liên quan.
Trường hợp đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận thì làm trích lục bản đồ địa
chính hoặc trích đo địa chính thửa đất đối với nơi chưa có bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính.
Trường hợp không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận thì thông báo trả hồ sơ, nêu rõ lý do hoặc cần bổ sung thủ tục, giấy tờ thì hướng dẫn cho người sử dụng đất thực hiện theo đúng quy định (thời gian bổ sung hồ sơ không tính trong thời
gian giải quyết).
Luân chuyển hồ sơ kèm theo trích lục bản đồ địa chính, trích sao HSĐC đến
Phòng Tài nguyên và Môi trường.
Trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đã
được UBND huyện giải quyết xong do Phòng Tài nguyên và Môi trường chuyển đến: lập phiếu cung cấp thông tin địa chính, chuyển cho Chi cục thuế huyện xác định nghĩa vụ tài chính và cho người đề nghị để khai thuế; lập thủ tục lưu hồ sơ
và chuyển cho Bộ phận “một cửa” của huyện; cập nhật vào phần mềm hệ thống
những nội dung đã giải quyết.
UBND các xã, thị trấn
Trong thời gian không quá 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ do Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Phú Hòa chuyển đến:
Kiểm tra, xác nhận vào đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận về tình trạng tranh chấp quyền sử dụng đất.
Xác nhận về nguồn gốc và thời hạn sử dụng đất, sự phù hợp với quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất đã được duyệt;
Thông báo cho Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện thực hiện trích đo địa chính thửa đất (trường hợp chưa có bản đồ địa chính).
Công bố công khai kết quả kiểm tra hồ sơ tại trụ sở UBND xã, thị trấn (trong thời gian 15 ngày); xem xét giải quyết các ý kiến phản ánh về nội dung công khai; gửi
hồ sơ đến Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện.
Các phòng, ban liên quan
Phòng Tài nguyên và Môi trường
Trong thời gian không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được phiếu lấy ý
kiến từ Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện, trả lời bằng văn bản cho Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện.
Trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ do Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện chuyển đến, trình lãnh đạo UBND huyện ký
Giấy chứng nhận.
Trong thời gian không quá 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận lại hồ sơ đã
được UBND huyện giải quyết, chuyển hồ sơ và Giấy chứng nhận cho Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai; cập nhật vào hệ thống phần mềm máy tính những nội dung đã giải quyết.
Lãnh đạo UBND huyện
Trong thời gian không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày Phòng Tài nguyên và
Môi trường trình hồ sơ, UBND huyện hoàn thành những nội dung, công việc sau:
Xem xét ký Giấy chứng nhận: Giao bộ phận theo dõi, kiểm tra lĩnh vực cấp
giấy chứng nhận chuyển hồ sơ đã giải quyết cho Phòng Tài nguyên và Môi trường
huyện thực hiện các bước tiếp theo.
Chi cục thuế huyện
Trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ và
phiếu cung cấp thông tin địa chính do Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai chuyển đến, tiến hành xác định và ghi đầy đủ các khoản nghĩa vụ tài chính mà người đề nghị
phải thực hiện, phát hành thông báo nộp tiền thuế (02 bản), 01 bản chuyển cho Bộ
phận một cửa để giao cho người đề nghị thực hiện, 01 bản lưu hồ sơ.
Kho bạc nhà nước huyện Phú Hòa
Thực hiện thu các khoản thuế, phí, lệ phí ngay sau khi nhận thông báo nộp tiền
của cơ quan, đơn vị liên quan chuyển đến.
3.3.4.3. Kết quả đạt được
Trong những năm qua trên địa bàn huyện Phú Hòa hoạt động giao dịch cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
diễn ra rất sôi nỗi và năng động đạt được một số kết quả sau:
Bảng 3.12. Kết quả cấp giấy chứng nhận QSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với đất ở của huyện Phú Hòa từ năm 2014 đến năm 2017
(Đơn vị tính: giấy chứng nhận) Năm Xã, thị trấn Tổng số hộ có đất ở khi thực hiện Nghị định 64/CP Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Lũy kế cấp giấy đến năm 2017 Tỷ lệ (%)cấp giấy đến năm 2017 Thị trấn Phú Hòa 1.237 65 78 80 48 1.237 100,0 Xã Hòa Hội 667 40 0 0 0 667 100,0 Xã Hòa Định Tây 1332 69 8 8 12 1332 100,0 Xã Hòa Định Đông 854 53 73 0 0 854 100,0 Xã Hòa Thắng 3.568 69 41 181 105 3.568 100,0 Xã Hòa An 2.886 74 216 164 227 2.661 92,2 Xã Hòa Trị 3.372 89 69 96 301 2.979 88,3 Xã Hòa Quang Bắc 1.826 60 72 41 0 1.826 100,0
Xã Hòa Quang Nam 2.006 59 61 49 10 2.006 100,0
Tổng cộng 17.748 578 618 619 703 17.130 96,5
Tại bảng số liệu 3.12 cho thấy:
a) Năm 2014: Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Phú Hòa đã cấp được 578 hồ sơ. Trong đó: Xã Hòa Hội có số lượng cấp ít nhất 40 hồ sơ, xã Hòa Trị có số lượng cấp nhiều nhất với 89 hồ sơ.
b) Năm 2015: Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Phú Hòa đã cấp được 618 hồ sơ, tăng so với năm 2014 là 40 hồsơ, trong đó: Xã Hòa Định Tây có số lượng cấp ít nhất 8 hồ sơ, xã Hòa An có số lượng cấp nhiều nhất với 216 hồ sơ.
c) Năm 2016: Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Phú Hòa đã cấp được 619 hồ sơ, lượng hồ sơ giải quyết tăng so với năm 2015 là 01 hồ sơ, trong đó: xã Hòa Định Tây có số lượng cấp ít nhất 08 hồ sơ, xã Hòa Thắng có số lượng cấp nhiều
nhất với 181 hồ sơ.
Nguyên nhân: Nguyên nhân là do nhiều hộ sử dụng đất chưa quan tâm đến việc kê khai đăng ký để cấp GCNQSDĐ nên số lượng hồ sơ kê khai ít. Nhiều chủ sử dụng đất có quan điểm khi nào cần đến GCNQSDĐ để chuyển nhượng, thế chấp, vay vốn,