3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
a) Khu vực kinh tế Nông - lâm - nghiệp
Trồng trọt
Đây là ngành sản xuất còn chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của Huyện.
Tổng diện tích gieo trồng hằng năm năm 2017 là 14.141 ha. Trong sản xuất nông
nghiệp, cơ cấu cây trồng, vật nuôi tiếp tục chuyển đổi theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường tiêu thụ, việc áp dụng cơ giới hóa, các tiến bộ khoa học kỹ thuật
ngày càng có hiệu quả. Tháng 9 năm 2017 tổng sản lượng lương thực cây có hạt huyện ước đạt 83.170 tấn. Cây công nghiệp ngắn ngày, cây thực phẩm và một số cây trồng khác gieo trồng hàng năm 2.851 ha; đã hình thành một số vùng chuyên canh cây nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến như mía 827ha, sắn 672ha, khóm 468ha, rừng trồng, … giá trị sản xuất trên một ha đất đạt trên 50 triệu đồng. Tuy nhiên năng suất, giá trị sản xuất/ha còn thấp. Trên địa bàn Huyện có Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở xã Hòa Quang Bắc mới bắt đầu hình thành chưa đầu tư nhiều, thu hút các nhà đầu tư còn rất hạn chế.
Bảng 3.2. Thống kê diện tích một số loại cây trồng của huyện Phú Hòa
(ĐVT: ha)
STT Loại cây Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
1 Lúa 11.300 11.236 11.173 11.103 2 Ngô 485 438 445 650 3 Sắn 690 705 715 672 4 Mía 865 795 820 827 5 Mè 50 32 32 25 6 Đậu 5 7 9 9 7 Khóm 337 339 450 468 Tổng cộng 13.732 13.552 13.644 14.141
(Nguồn: UBND huyện Phú Hòa [22])
Chăn nuôi
Tình hình đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn Huyện ổn định; đến nay tổng đàn trâu có 2.214 con, tăng 0,04%; đàn bò có 24.800 con, tăng 101,2%; đàn heo có 9.021
con, tăng 0,04%, đàn gia cầm có 582,200 con, tăng 0,01% so với cùng kỳ. Khảo sát và xây dựng kế hoạch nuôi gà thương phẩm trên đệm lót sinh học và nuôi lươn không bùn
trong bể xi măng. Triển khai mô hình nuôi bò khép kín bền vững về kinh tế, mô hình nuôi thử nghiệm dê thương phẩm trên địa bàn Huyện.
Lâm nghiệp
Huyện đã chú trọng đầu tư và phát triển sản xuất trên đất lâm nghiệp, với tổng
diện tích đất sản xuất lâm nghiệp 5.527,42 ha, thu hút được các thành phần kinh tế, hộ gia đình tham gia trồng rừng sản xuất gắn với đa dạng cây con theo mô hình nông - lâm kết hợp, trồng mới 500 ha rừng tập trung, tỷ lệ che phủ rừng 23%.
Bảng 3.3. Tăng trưởng ngành SX nông - lâm - ngư nghiệp bình quân huyện Phú Hòa giai đoạn 2014-2017
Chỉ tiêu
Năm
Giá trị SX nông - lâm - ngư nghiệp bình quân hàng năm(tỷ đồng) Năm 2014 946,223 Năm 2015 986,910 Năm 2016 992,310 Năm 2017 1.021,4 Bình quân 2014-2017 986,710
(Nguồn: UBND huyện Phú Hòa [22]) b) Khu vực kinh tế công nghiệp, xây dựng
Hiện có 3 Cụm công nghiệp được thành lập và hoạt động trong đó: Cụm công
nghiệp Hòa An có 8 doanh nghiệp đang hoạt động, 02 doanh nghiệp đăng ký tham gia đầu tư gồm Xưởng sản xuất cửa nhôm, sắt và cửa nhựa cao cấp của Công ty TNHH
sản xuất cửa Tín Phát; Xưởng gia công sơ chế nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm của DNTN Hội Trinh đã được giao mốc thực địa,
doanh thu khoảng 150,2 tỷ đồng, giải quyết việc làm thường xuyên cho 260 lao động;
Cụm công nghiệp Ngọc Sơn Đông đã phê duyệt quy hoạch chi tiết, hiện có 1 doanh
nghiệp hoạt động và 3 doanh nghiệp đang đăng ký tham gia; Cụm công nghiệp Thị
trấn Phú Hòa đang triển khai lập quy hoạch chi tiết 1/500.
Bảng 3.4. Giá trị tăng trưởng ngành sản xuất Công nghiệp – TTCN huyện Phú Hòa giai đoạn 2014-2017
Chỉ tiêu
Năm
Giá trị SX CN – TTCN bình quân hàng năm
(tỷ đồng) Năm 2014 2.611,838 Năm 2015 3.081,968 Năm 2016 3.422,170 Năm 2017 4.106,604 Bình quân 2014-2017 3.305,645
c) Khu vực kinh tế Thương mại - dịch vụ - du lịch
Khu vực kinh tế Thương mại - dịch vụ có nhiều chuyển biến tích cực, với mức tăng bình quân hàng năm 14,4%, tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tăng bình quân
năm 20,3%. Toàn Huyện có 1.861 cơ sở hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ; có 19 chợ loại 3, có 09 cửa hàng xăng dầu và một số dịch vụ khác đáp ứng nhu cầu mua bán của nhân dân. Chưa có trung tâm thương mại, cơ sở qui mô lớn và vừa.
Dịch vụ tín dụng - ngân hàng có nhiều tiến bộ, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương, dư nợ tín dụng hàng năm tăng 14%.
Dịch vụ bưu chính, viễn thông phát triển mạnh, toàn Huyện có 43 trạm thu phát
sóng, các Xã, Thị trấn đều có điểm bưu điện văn hóa. Tỷ lệ phủ sóng di động 100% địa bàn dân cư. Dịch vụ Internet phát triển với 42 cơ sở, đại lý phục vụ trao đổi, khai
thác thông tin của nhân dân.
Về du lịch, Huyện có một số danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia, cấp Tỉnh, lễ hội, các làng nghề thủ công, … song chưa được khai thác hiệu quả, thu hút khách du lịch tham quan chưa nhiều.
Bảng 3.5. Tăng trưởng ngành Sản xuất thương mại - dịch vụ huyện Phú Hòa giai đoạn 2014-2017
Chỉ tiêu Năm
Giá trị SX TM-DV bình quân hàng năm
(tỷ đồng) Năm 2014 1.272,498 Năm 2015 1.455,737 Năm 2016 1.826,856 Năm 2017 2.128.283 Bình quân 2014-2017 1.670,843
(Nguồn: UBND huyện Phú Hòa [22])