Các nguồn tài nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại huyện phú hòa, tỉnh phú yên (Trang 32 - 35)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.1.1.4. Các nguồn tài nguyên

a) Tài nguyên đất đai

Đất đai trên địa bàn Huyện về đặc điểm thổ nhưỡng chủ yếu thuộc 7 nhóm đất chính là nhóm đất cát, nhóm đất phù sa, nhóm đất xám, nhóm đất đen, nhóm đất đỏ

vàng, nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá và nhóm đất sông, suối, mặt nước chuyên dùng.

Nhóm đất cát

Nhóm đất cát có diện tích 964ha chiếm 3.65% diện tích tự nhiên toàn Huyện,

phân bố trên địa hình bằng phẳng, được hình thành chủ yếu từ bồi tích của sông Đà Rằng. Loại đất này thường phân bố ở lòng sông. Do lưu lượng nước các năm của các

con sông nên hầu hết loại đất này chưa được đưa vào sử dụng nhiều. Đất có hình thái phẫu diện dạng AC (không có tầng B). Một số vùng do dân khai thác cát nên thậm chí đã mất hẳn tầng A. Hàng năm nhóm đất cát được bồi tụ do lũ lụt và dòng chảy. Trong

những năm gần đây, do ảnh hưởng của các công trình thủy điện trên sông Ba nên qui luật dòng chảy, lượng cát bùn thay đổi lớn. Đây là nguồn cát VLXD rất tốt.

Tuy có hạn chế về thành phần cơ giới, nhưng nhóm đất cát của vùng nghiên cứu khá thích hợp với các loại cỏ, rau, màu, ... bãi chăn thả bò.

Nhóm đất phù sa

Nhóm đất phù sa có diện tích 10.111ha (chiếm 38.31% tổng diện tích tự nhiên), phân bố thành các vùng dọc theo các con sông, suối và chủ yếu là trong các vùng có địa hình thấp, có ở tất cả các xã trong Huyện.

Đất phù sa được hình thành do sự bồi đắp phù sa của các con sông, suối lớn,

nhỏ chảy qua địa bàn Huyện, có địa hình tương đối bằng phẳng, ít bị chia cắt, khả năng tích tụ phù sa là khá lớn nên đất phù sa thường là những vùng có chất lượng dinh dưỡng đất khá tốt, có thành phần cơ giới trung bình, hàm lượng hữu cơ khá. Một số

diện tích đất phù sa hình thành ở những địa hình thấp trũng, thoát nước khó hoặc do

chế độ canh tác lúanước nên xuất hiện tầng Glây khá rõ.

Do phân bố ở các vùng khác nhau nên định hướng sử dụng của các loại đất này mang những nét riêng như sau:

Với đất Phù sa điển hình, chua: Là loại đất mang bản chất phù sa màu mỡ, song

do quá trình khai thác, sử dụng lâu đời, cộng với việc khai thác không có bù đắp dinh dưỡng trở lại cho đất đã làm giảm độ phì nhiêu của đất. Trên các loại đất này, hiện tại

có các loại hình sử dụng đất rất phong phú và đa dạng nhưng chủ yếu là 2 vụ lúa.

Với đất Phù sa điển hình, ít chua: Loại đất này thường nằm ngoài đê, diện tích không nhiều, thường hay bị ngập vào mùa mưa, vào mùa khô thường được tận dụng trồng rau màu, năng suất các cây trồng trên loại đất này khá cao.

Với đất Phù sa điển hình, cơ giới nhẹ: Đây là loại đất có độ phì ở mức trung

bình, mang tính chất của nhóm đất phù sa với đặc trưng cơ giới nhẹ (tỷ lệ cát cao).

Loại hình sử dụng trên loại đất này khá đa dạng như các loại cây màu, cây lương thực

và cây công nghiệp ngắn ngày.

Nhóm đất xám

Có diện tích 696ha chiếm 2.64% diện tích tự nhiên, phân bố tại hầu hết các Xã trong Huyện, nhưng tập trung vùng gần chân núi tiếp giáp với vùng đồng bằng ở xã Hòa Quang Bắc, xã Hòa Quang Nam, xã Hòa Định Đông, xã Hòa Định Tây và xã Hòa Hội.

Đây là nhóm đất hình thành đặc trưng trong điều kiện nhiệt đới ẩm, là sản phẩm

phong hóa tại chỗ của các loại đá mẹ, mẫu chất axít (hoặc nghèo kiềm) và thường có

thành phần cơ giới rất đa dạng. Trong quá trình phong hóa, các khoáng sét đã bị biến đổi đáng kể, đồng thời quá trình rửa trôi sét và các cation kiềm thổ xảy ra mạnh mẽ,

Đất thích hợp với cây trồng cạn. Hiện tại có các cơ cấu lúa - bắp, hoặc 2 màu

cộng 1 lúa.

Nhóm đất đen

Loại đất này có diện tích 69ha, chiếm 0.26% diện tích tự nhiên toàn Huyện. Nhóm đất đỏ vàng

Gồm các loại đất được hình thành trên các loại đá macma, đá sét, đá biến chất, trung tính axít hay bazơ, đặc trưng cho đất đồi núi phân bố rất tập trung ở khu vực núi

phía Tây Huyện. Loại đất này có diện tích khoảng 13.714ha (chiếm 51.96% tổng diện tích tự nhiên), khá thích hợp với các cây lâm nghiệp như bạch đàn, keo lá tràm, thơm, mít, ... cần có điều tra để phân vùng quy hoạch chuyên canh phát triển các loại cây thơm, cây ăn quả, rừng trồng.

Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá: Loại đất này có diện tích 62ha, chiếm 0.23% diện

tích tự nhiên toàn Huyện.

Nhóm đất sông, suối, mặt nước chuyên dùng:

Gồm mặt sông, suối tự nhiên có nước liên tục hoặc theo mùa, chiếm diện tích tự

nhiên khá lớn 2.94% (khoảng 775ha), trong đó chủ yếu là sông Đà Rằng nhưng phần lớn diện tích này chưa được khai thác phục vụ nuôi thủy sản. Đây là nguồn nước vô cùng quan trọng phục vụ sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, môi sinh, môi trường.

b) Tài nguyên nước

Nguồn nước mặt

Với nguồn nước mặt do dòng chảy tự nhiên của sông Đà Rằng và các suối, thủy vực, dòng chảy của hệ thống thuỷ lợi Đồng Cam hết sức dồi dào, cơ bản đáp ứng được

nhu cầu sinh hoạt, sản xuất.

Chất lượng nước mặt: Nước các sông có chất lượng tốt, chưa bị ô nhiễm, cần có

các biện pháp bảo vệ để tránh làm ô nhiễm nguồn nước.

Nguồn nước dưới đất

Phú Hòa có nước dưới đất được hình thành qua quá trình kiến tạo, thuộc phức

hệ chứa nước lỗ hổng, thành tạo bở rời kỷ đệ tứ, phân bố chủ yếu vùng đồng bằng

trồnglúa, dọc theo các thung lũng sông, ở độ sâu trung bình từ 3m đến 6m, một số khu vực miền núi từ 6m đến 12m, tầng phân bố không đồng đều, chất lượng nước rất tốt.

Đặc biệt trên địa bàn Huyện có mỏ nước khoáng nóng Phú Sen, phun trào ở độ cao 1,2m, lưu lượng từ 0,8lít/giây - 1,2lít/giây, đã khai thác nước đóng chai, có thể xây

c) Tài nguyên rừng

Trên địa bàn huyện Phú Hòa về đất lâm nghiệp có diện tích là 11.569,5ha, trong đó diện tích rừng phòng hộ là 3.389,2ha, diện tích rừng sản xuất là 7.272,7ha,

đất ngoài quy hoạch lâm nghiệp có rừng 907,6ha, chủ yếu là rừng trồng thuần loại

bạch đàn, keo lá tràm, rừng tự nhiên còn lại rất ít, chủ yếu là rừng thứ sinh, rừng non đang phục hồi có chất lượng thấp. Trữ lượng gỗ khoảng 300,132m3, chủ yếu là gỗ rừng trồng.

d) Tài nguyên khoáng sản

Tiềm năng khoáng sản của Huyện không đa dạng gồm các loại chính:

Cát, sỏi xây dựng

Cát, sỏi xây dựng tập trung ở các cồn, bãi trên sông Đà Rằng, có trữ lượng rất lớn, được bồi đắp hàng năm, có chất lượng tốt dùng trong xây dựng và san lấp mặt bằng.

Đá xây dựng

Số lượng các mỏ đá trên địa bàn Huyện không nhiều và trữ lượng không lớn, hiện đang khai thác có mỏ đá thôn Phú Sen, xã Hòa Định Tây với trữ lượng 75.000m3; mỏ chưa khai thác có mỏ ở thôn Phú Thạnh, xã Hòa Quang Nam. Ngoài ra còn có các mỏ nhỏ

có trữ lượng không đáng kể như mỏ đá Đồng Din; mỏ khai thác đá chẻ Định Thắng. Đất sét

Đất sét được khai thác làm gạch ngói có mỏ ở xã Hòa Quang Bắc và xã Hòa trị.

Ngoài ra còn có mỏ Cao Lanh ở thôn Định Thọ, thị trấn Phú Hòa nhưng trữ lượng không đáng kể và chưa được xác định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại huyện phú hòa, tỉnh phú yên (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)