NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ Ô NHIỄM VI SINH VẬT TRONG THỰC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng cơ sở giết mổ và mức độ ô nhiễm vi khuẩn chỉ điểm vệ sinh thực phẩm trong thịt lợn trên địa bàn huyện tây sơn, tỉnh bình định (Trang 31 - 32)

5. Những điểm mới của đề tài

1.5. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ Ô NHIỄM VI SINH VẬT TRONG THỰC

VSATTP đang ngày càng thu hút được sự quan tâm của đông đảo các nhà khoa học và các tổ chức trên thế giới. Nguyên nhân gây ô nhiễm thực phẩm phần lớn là do VSV, trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về sự nhiễm khuẩn của thực phẩm như: theo Herry FJ (1990), Ingam và Simonsen (1980), đã nghiên cứu hệ VSV ô nhiễm vào thực phẩm đã tìm ra biện pháp phát hiện nhanh Salmonella trên thịt và sản phẩm của thịt; Mpanmugo và cs (1995), nghiên cứu về độc tố Enterotoxin gây ỉa chảy đơn phát do vi khuẩn Clostridium perfringens; David A.và cs (1998), đã nghiên cứu phân lập

Salmonella typhymurium gây ngộ độc thực phẩm từ thịt bò nhiễm khuẩn; Michinori Terao (1997), Akiko Nakama (1998), nghiên cứu phương pháp phát hiện Listeria monocytogene

trong thực phẩm.

Đối với một nước đang phát triển như Việt Nam, công tác VSATAP đang tồn tại rất nhiều bất cập, cần phải đầu tư nghiên cứu tìm biện pháp giải quyết. Ở nước ta, mặc dù vấn đề VSATTP mới được quan tâm trong vòng 10 năm trở lại đây, nhưng cũng đã có những công trình nghiên cứu về lĩnh vực này:

Đặng Thị Hạnh và cs (1998), nghiên cứu về tình hình nhiễm khuẩn thịt lợn tươi tại một số chợ ở thành phố Hồ Chí Minh.

Trương Thị Dung (2000), khảo sát một số chỉ tiêu vệ sinh thú y tại các điểm giết mổ lọn trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Võ Thị Bích Thủy và cs (2002), nghiên cứu tình trạng ô nhiễm Salmonella trong thực phẩm nguồn gốc động vật trên địa bàn Hà Nội.

Lê Minh Sơn (2002), phân lập, xác định một số độc tố và độc lực vi khuẩn

Staphylococcus aureus trong thịt lợn vùng hữu ngạn sông Hồng.

Võ Thị Bích Thủy và cs (2002), nghiên cứu xác định một số đặc tính sinh vật hóa học của các chủng Salmonella phân lập được trong thực phẩm nguồn gốc động vật trên địa bàn Hà Nội.

Đinh Quốc Sự (2005), đánh giá thực trạng hoạt động giết mổ gia súc và một sổ chỉ tiêu vệ sinh thú y tại cơ sở giết mo trên địa bàn thị xã Ninh Bình.

Đỗ Ngọc Thúy và cs (2006), nghiên cứu đánh giá tình hình nhiễm một số loại vi khuẩn gây bệnh trong thịt tươi trên địa bàn Hà Nội.

Ngô Văn Bắc (2007), nghiên cứu đánh giá mức độ ô nhiễm vi khuẩn đối với thịt lợn sữa, lợn choai xuất khẩu, thịt gia súc tiêu thụ nội địa tại một số cơ sở giết mổ ở Hải Phòng.

Trần Thị Hạnh và cs (2009), nghiên cứu tỷ lệ nhiễm Salmonella spp. tại cơ sở giết mổ lợn công nghiệp và thủ công.

Dương Thị Toan và cộng sự (2010), tại tỉnh Bắc Giang, trong tổng số 70 mẫu thịt lợn, thịt trâu, bò được lấy tại các CSGM có 32,5% số mẫu thịt lợn và 40% số mẫu thịt trâu, bò đạt chỉ tiêu so với tiêu chuẩn quy định. Trong đó, thịt lợn đạt yêu cầu TSVKHK là 42,5%, E.coli 40%, Salmonella 87,5%, Sta.aureus là 45%; thịt trâu, bò đạt yêu cầu TSVKHK là 46,7%, E.coli 50%, Salmonella 86,7% và Sta.aureus là 50%.

Fahrion A.S. và cộng sự (2013) yếu tố nguy cơ thực phẩm trong chuỗi giá trị thịt lợn tại Hà Nội: cơ sở cho đánh giá nguy cơ.

Phạm Thị Ngọc Lan, Ngô Thị Tuyết Mai (2012), khảo sát ô nhiễm VSV trong một số thực phẩm trên địa bàn thành phố Huế năm 2010 - 2011.

Phạm Thị Ngọc và cộng sự (2013), tỷ lệ nhiễm Salmonella trên lợn tại một số trang trại và lò mổ thuộc các tỉnh phía Bắc, Việt Nam.

Trần Thị Xuân Mai, Võ Thị Thanh Phương, Trần Thị Hoàng Yến và Nguyễn Văn Bé (2011), phát hiện nhanh Salmonella spp., Salmonella Enterica hiện diện trong thực phẩm bằng kỹ thuật PCR đa mồi (Multiplex PCR).

Trần Thị Hương Giang và cộng sự (2012), xác định tỷ lệ nhiễm và độc lực của vi khuẩn Escherichia coli phân lập được từ thịt (lợn, bò, gà) ở một số huyện ngoại thành Hà Nội.

Tại Hậu Giang, Trần Ngọc Bích (2012), xác định tỷ lệ nhiễm vi khuẩn

Salmonella trên thủy cầm và sản phẩm thủy cầm tại tỉnh Hậu Giang.

Nguyễn Công Viên (2014), xác định mức độ ô nhiễm vi khuẩn trong thịt lợn tại một số cơ sở giết mổ và kinh doanh trên địa bàn thành phố Đồng Hới.

Bùi Đông Ba (2015), đánh giá thực trạng ô nhiễm vi khuẩn chỉ điểm vệ sinh thực phẩm trong thịt lợn tại một số cơ sở giết mổ và kinh doanh sản phẩm thịt trên địa bàn huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng cơ sở giết mổ và mức độ ô nhiễm vi khuẩn chỉ điểm vệ sinh thực phẩm trong thịt lợn trên địa bàn huyện tây sơn, tỉnh bình định (Trang 31 - 32)