5. Những điểm mới của đề tài
2.4.2. Phương pháp lấy mẫu kiểm tra đánh giá ô nhiễm vi khuẩn
Mẫu được lấy ngẫu nhiên tại CSGM lợn và CSKD thịt lợn tại địa điểm nghiên cứu.
Lấy mẫu và bảo quản mẫu theo QCVN 01 – 04:2009
2.4.2.1. Số lượng mẫu
Số lượng mẫu là 120 mẫu; trong đó số mẫu lấy tại CSGM = 60 mẫu/02 CSGM và CSKD sản phẩm thịt lợn = 60 mẫu/02 CSKD.
Thời gian lấy mẫu: tại CSGM vào lúc 04-05 giờ sáng, tại CSKD lúc 08-10 giờ sáng.
2.4.2.2. Cách lấy mẫu
a. Vật liệu, dụng cụ lấy mẫu
- Dụng cụ cắt mẫu được vô trùng (dao); - Túi đựng mẫu bằng chất dẻo vô trùng; - Găng tay vô trùng;
- Thùng xốp bảo quản mẫu, với túi đá lạnh hoặc đá khô;
- Các nhãn ghi ký hiệu: ký hiệu mẫu, thời gian lấy mẫu, địa điểm lấy mẫu, cơ sở được chọn lấy mẫu;
- Dây buộc từng túi đựng mẫu (dây cao su).
b. Cách tiến hành lấy mẫu tại CSGM
Lấy mẫu thịt mảnh: chọn ngẫu nhiên trên thân thịt, sử dụng dụng cụ cắt chuyên dụng để lấy từ 03g đến 05g thịt trên các mặt cắt khác nhau. Gộp các miếng mô vừa cắt
thành một mẫu, cho vào túi đựng mẫu vô trùng, dùng dây cao su buộc miệng túi, sau đó cho vào thùng xốp chứa đá khô để bảo quản.
Hình 2.1. Lấy mẫu ở cơ sở giết mổ
c. Cách tiến hành lấy mẫu tại CSKD
Lấy mẫu thịt đã pha lọc: chọn ngẫu nhiên mẫu thịt pha lọc ở CSKD, lấy mẫu bằng cách cắt tại các mặt cắt khác nhau của miếng thịt, mỗi vị trí cắt khảng 03g đến 05g. Gộp các miếng mô vừa cắt thành một mẫu, cho vào túi đựng mẫu vô trùng, dùng dây cao su buộc miệng túi, sau đó cho vào thùng xốp chứa đá khô để bảo quản.
2.4.2.3. Phương pháp bảo quản và vận chuyển mẫu
- Bảo quản: mẫu được bảo quản ở 0oC– 2oC trong thùng xốp có đá khô. Chú ý tránh để các mẫu đông lạnh hoặc tiếp xúc trực tiếp với các khối đá đông lạnh. Mẫu được bảo quản ở 0o
C – 2oC tối đa 24h.
- Vận chuyển: mẫu được vận chuyển bằng phương tiện chuyên dụng đến phòng thí nghiệm và mẫu được xử lý trong vòng 6h sau khi lấy mẫu.