CƠ SỞ THỰC TẾ CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại huyện cẩm mỹ, tỉnh đồng nai (Trang 28)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

1.2. CƠ SỞ THỰC TẾ CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2.1. Hiện trạng sử dụng đất tại Việt Nam

Đất vừa là thành phần quan trọng của mơi trường, vừa là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, sinh hoạt. Do vị trí và địa hình của nước ta phức tạp làm cho tài nguyên đất rất đa dạng và phân hĩa rõ từ đồng bằng lên núi cao, từ Bắc vào Nam và từ Ðơng sang Tây, cĩ thể phân thành 14 nhĩm đất chính và 31 loại. Ba phần tư diện tích đĩ thuộc về miền núi và trung du, chiếm khoảng 23,4 triệu ha. Diện tích đất phù sa khơng nhiều, chỉ cĩ khoảng 3,4 triệu ha, chiếm hơn 10% diện tích tự nhiên cả nước. Các loại đất sử dụng trong nơng nghiệp hiện nay chủ yếu là đất phù sa, đất xám bạc màu, đất đỏ vàng, đất cát biển, đất mặn và đất phèn.

Theo niên giám thống kê (2014), tổng diện tích đất tự nhiên cả nước là 33,097 triệu ha, trong đĩ diện tích sơng suối và núi đá khoảng 1.068.100 ha (chiếm khoảng 3,32% diện tích đất tự nhiên), phần đất liền khoảng 31,1 triệu ha (chiếm khoảng 94,5% diện tích tự nhiên) và là một trong những nước cĩ diện tích tự nhiên nhỏ, xếp vào nhĩm thứ năm trong nhĩm nước cĩ diện tích bình quân từ 0,3 - 0,5 ha/người, đứng thứ 203 trong số 218 nước trên thế giới. Bình quân đất nơng nghiệp 0,11 ha/người, thuộc nhĩm 7 cĩ mức bình quân diện tích đất từ 0,1 - 0,2 ha/người.

Hiện trạng sử dụng đất đến năm 2014, với tổng diện tích đất tự nhiên cả nước là 33,096 triệu ha, trong đĩ đất nơng, lâm nghiệp và nuơi trồng thủy sản chiếm 81% tổng diện tích đất. Cũng theo đánh giá thì tổng diện tích đất đưa vào sản xuất nơng nghiệp từ 2010 đến nay cĩ xu hướng tăng do việc chuyển đổi những diện tích đất hoang hĩa, đất trống đồi núi trọc, đất bằng chưa sử dụng vào sản xuất nơng nghiệp. Đây là một xu thế tích cực, tuy nhiên đất trồng lúa 2 vụ và cĩ độ phì nhiêu cao, dễ đi lại và gần những nơi tập trung đơng dân cư lại giảm sút do quá trình đơ thị hĩa và cơng nghiệp hĩa, xây dựng cơ sở hạ tầng, ước tính giảm khoảng 500.000 ha.

Tài nguyên đất được sử dụng ngày càng hiệu quả hơn, trong đĩ vẫn giữ vững 3,8 triệu ha đất trồng lúa theo Nghị quyết của Quốc hội và diện tích đất chưa sử dụng thu hẹp đáng kể, từ 7 triệu ha đất hoang hĩa năm 1987, đến 2010 cịn 4,5 triệu ha, đến

2014 cịn 2,5 triệu ha và dự kiến đến 2020 chỉ cịn khoảng 1,5 triệu ha. Tuy nhiên, với xu hướng tăng dân số nhanh thì áp lực đối với nhu cầu khai thác, sử dụng đất sẽ tiếp tục là vấn đề đáng lo ngại. Bên cạnh đĩ, quá trình cơng nghiệp hĩa, hiện đại hĩa đất nước cũng gây ra nhiều sức ép đối với đất đai. Quy hoạch sử dụng đất của nhiều địa phương bộc lộ hạn chế và bất hợp lý trong phân bổ quỹ đất cho các ngành, lĩnh vực.

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015) cấp quốc gia, Quốc hội cũng nhấn mạnh: Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất vẫn cịn một số hạn chế như: chất lượng của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa cao; tính kết nối liên vùng, liên tỉnh và quản lý quy hoạch cịn yếu; việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong thực hiện quy hoạch, kế hoạch chưa nghiêm; tình trạng sử dụng đất sai mục đích, lãng phí, kém hiệu quả cịn xảy ra ở nhiều nơi; chính sách, pháp luật, việc phân cấp trong quản lý quy hoạch cịn bất cập; cơng tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo chưa đáp ứng được yêu cầu. Bên cạnh sức ép diện tích đất nơng nghiệp vừa thấp tính theo đầu người, vừa suy giảm do quá trình phát triển thì vấn đề ơ nhiễm và suy thối đất cũng là những thách thức lớn đối với nước ta.

1.2.2. Những thách thức đối với sử dụng đất bền vững ở Việt Nam

Số lượng đất đai cĩ hạn: Nước ta đất khơng rộng, diện tích tự nhiên 33.150.039 ha; người đơng, dân số 93 triệu người. Tỷ lệ diện tích đất đai trên đầu người thấp: đất tự nhiên 3.800 m2, đất sản xuất nơng nghiệp: 1.100 m2/người (đất trồng cây hàng năm 700 m2/người, trong đĩ đất lúa 400 m2/người; đất trồng cây lâu năm 400m2/ người); đất lâm nghiệp 1.700 m2/ người; đất phi nơng nghiệp: 300 m2/người (đất chuyên dùng 100 m2/người, đất ở: 73 m2/người - thành thị 48 m2/người, nơng thơn 60m2/người); diện tích tự nhiên: 66/217 nước trên thế giới, 5/10 nước Đơng Nam Á; dân số : 13/217 nước trên thế giới, 8/10 nước Đơng Nam Á; Bình quân diện tích đầu người 170/217 nước trên thế giới, 8/10 nước Đơng Nam Á).

Chất lượng đất suy giảm: Thối hĩa là xu thế phổ biến đối với nhiều vùng rộng lớn, đặc biệt là vùng đồi núi, nơi tập trung hơn 3/4 quỹ đất, nơi cân bằng sinh thái bị phá vỡ nghiêm trọng hơn cả so với các vùng khác. Những nỗ lực cải tạo đất chỉ mới đạt được trong phạm vi hẹp.

Sử dụng đất chưa hiệu quả, thiếu bền vững: Trong những năm qua, diện tích đất trồng lúa giảm chủ yếu do chuyển sang đất phi nơng nghiệp (đất ở, đất sản xuất kinh doanh, đất xây dựng cơng trình cơng cộng...); đất trồng lúa giảm chủ yếu ở các vùng như Đồng bằng sơng Hồng, Đơng Nam Bộ, Đồng bằng sơng Cửu Long, Duyên hải Nam Trung Bộ. Tình hình trên ảnh hưởng đến sản xuất nơng nghiệp, đặc biệt đối với mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Đối với đất lâm nghiệp: Diện tích đất lâm nghiệp trong những năm qua ngày càng giảm. Tình hình trên ảnh hưởng đến

sản xuất lâm nghiệp, đặc biệt đối với mục tiêu bảo tồn, phát triển đa dạng sinh học, bảo vệ mơi trường. Sử dụng đất phi nơng nghiệp: Đất cơng nghiệp và đất xây dựng đơ thị phát triển mạnh ở vùng đồng bằng, gây sức ép lớn đối với sản xuất nơng nghiệp và an tồn lương thực; gây ơ nhiễm mơi trường đất, nước, khơng khí; đất thương mại, dịch vụ, du lịch phát triển tự phát, tập trung ở vùng đồng bằng, duyên hải (Sân golf, Cơng viên, Resort), tác động mạnh đến sản xuất nơng nghiệp, lâm nghiệp và mơi trường khu vực.

1.3. CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.3.1. Những nghiên cứu về thực trạng và hiệu quả sử dụng đất sản xuất nơng nghiệp trên thế giới nghiệp trên thế giới

Việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nơng nghiệp để đáp ứng nhu cầu trước mắt và lâu dài là vấn đề quan trọng thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học trên thế giới. Các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu vào việc đánh giá hiệu quả đối với từng loại cây trồng, từng giống cây trồng trên mỗi loại đất, để từ đĩ sắp xếp, bố trí lại cơ cấu cây trồng phù hợp nhằm khai thác tốt hơn lợi thế so sánh của vùng. Hàng năm các Viện nghiên cứu nơng nghiệp trên thế giới cũng đã đưa ra nhiều giống cây trồng mới, những kiểu sử dụng đất mới, giúp cho việc tạo thành một số hình thức sử dụng đất mới ngày càng cĩ hiệu quả cao hơn. Viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) đã cĩ nhiều thành tựu về lĩnh vực giống lúa và hệ thống cây trồng trên đất lúa.

Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới xác định: Đối các vùng nhiệt đới cĩ thể thực hiện các cơng thức luân canh cây trồng hàng năm, cĩ thể chuyển từ chế độ canh tác cũ sang chế độ canh tác mới tiến bộ hơn, mang kết quả và hiệu quả cao hơn. Tạp chí “Farming Japan” của Nhật Bản ra hàng tháng đã giới thiệu nhiều cơng trình ở các nước trên thế giới về các hình thức sử dụng đất đai cho người dân, nhất là ở nơng thơn.

- Theo Vũ Ngọc Tuyên (1994) [38], đất trồng trọt trên thế giới chiếm xấp xỉ 10% tổng diện tích đất đai, trong đĩ: Cĩ 45% đất cĩ khả năng trồng trọt, vậy cịn 56% đất cĩ khả năng trồng trọt chưa được khai thác.

* Tình hình nghiên cứu ở một số nước

Thái Lan: Tại Thái Lan nhiều vùng trong điều kiện thiếu nước, từ sử dụng đất thơng qua cơng thức luân canh lúa đơng xuân - lúa hè thu hiệu quả thấp vì chi phí tưới nước quá lớn và độc canh cây lúa làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng đất đã đưa cây đậu thay thế lúa đơng xuân trong cơng thức luân canh. Kết quả là giá trị sản lượng tăng lên đáng kể, hiệu quả kinh tế được nâng cao, độ phì nhiêu của đất được tăng lên rõ rệt. Nhờ đĩ hiệu quả sử dụng đất được nâng cao.

Trung Quốc: Kinh nghiệm của Trung Quốc, việc khai thác và sử dụng đất đai là yếu tố quyết định để phát triển kinh tế xã hội nơng thơn tồn diện. Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra các chính sách quản lý và sử dụng đất đai ổn định như chế độ sở hữu giao đất cho nơng dân sử dụng, thiết lập hệ thống trách nhiệm và tính chủ động sáng tạo của nơng dân trong sản xuất. Thực hiện chủ trương “nơng bất ly hương” đã thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội nơng thơn một cách tồn diện và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nơng nghiệp.

Tại Philippin tình hình nghiên cứu sử dụng đất dốc được thực hiện bằng kỹ thuật canh tác SALT (Kỹ thuật canh tác trên đất dốc). SALT là hệ thống canh tác trồng nhiều băng cây thay đổi giữa cây lâu năm và cây hàng năm theo đường đồng mức. Cây lâu năm chính là cây ca cao, cà phê, chuối, chanh và các loại cây ăn quả.

1.3.2. Những nghiên cứu về thực trạng và hiệu quả sử dụng đất sản xuất nơng nghiệp ở Việt Nam

* Các cơng trình nghiên cứu phân vùng, quy hoạch, đánh giá đất

Nghiên cứu đánh giá tài nguyên đất đai Việt Nam của Nguyễn Khang và Phạm Dương Ưng (1995) [43];

Nghiên cứu đánh giá hiện trạng sử dụng đất theo quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền của Trần An Phong - Viện quy hoạch và thiết kế nơng nghiệp (1995);

Nghiên cứu đánh giá tiềm năng sản xuất nơng lâm nghiệp của đất trống đồi núi trọc tỉnh Tuyên Quang theo phương pháp phân loại đất thích hợp của FAO của Nguyễn Đình Bồng (1995) [5];

* Các cơng trình nghiên cứu hệ thống nơng nghiệp, hiệu quả sử dụng đất nơng nghiệp

Việt Nam thuộc vùng nhiệt đới ẩm Châu á cĩ nhiều thuận lợi cho phát triển sản xuất nơng nghiệp. Tuy nhiên, nguồn đất cĩ hạn, dân số lại đơng, bình quân đất tự nhiên/người là 0,42 ha, chỉ bằng 1/3 mức bình quân của thế giới, xếp thứ 134/161 nước trên thế giới, xếp thứ 9/10 nước Đơng Nam á. Mặt khác, dân số lại tăng nhanh làm cho bình quân diện tích đất trên người lại càng giảm. Theo dự kiến nếu tốc độ tăng dân số là 1 - 1,2% năm thì dân số Việt Nam sẽ là 100,6 triệu người vào năm 2015 [41]. Vì thế, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nơng nghiệp là yêu cầu cần thiết đối với Việt Nam trong những năm tới [32]. Thực tế, những năm qua nước ta đã quan tâm giải quyết tốt các vấn đề kỹ thuật và kinh tế, tổ chức trong việc sử dụng đất nơng nghiệp, việc nghiên cứu và ứng dụng được tập trung vào các vấn đề như: Lai tạo các giống cây trồng mới cĩ năng suất cao, bố trí luân canh cây trồng vật nuơi với từng loại đất, thực hiện thâm canh tồn diện, liên tục trên cơ sở ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất [1]. Trên các phạm vi, các vùng sinh thái khác nhau, cĩ các cơng trình nghiên cứu

khoa học khác nhau, gĩp phần định hướng cho việc xây dựng các hệ thống cây trồng và sử dụng đất thích hợp. Cụ thể:

Các cơng trình cĩ giá trị trên phạm vi cả nước phải kể đến cơng trình nghiên cứu đánh giá hiện trạng sử dụng đất theo quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền của tác giả Trần An Phong - Viện quy hoạch và thiết kế nơng nghiệp (1995) [28]; Đánh giá phân hạng tồn quốc của tác giả Tơn Thất Chiểu và các cộng sự (1986), thực hiện năm 1984 ở tỷ lệ bản đồ 1/500.000… [8].

Vùng đồng bằng Sơng Hồng (ĐBSH) với diện tích đất nơng nghiệp chiếm khoảng 45% tổng diện tích đất tự nhiên tồn vùng. Trong đĩ, gần 89% đất nơng nghiệp dùng để trồng trọt [14] . Vì vậy, đây là nơi thu hút nhiều cơng trình nghiên cứu khoa học, gĩp phần định hướng cho việc xây dựng các hệ thống cây trồng và sử dụng đất thích hợp. Trong đĩ phải kể đến các cơng trình như: Nghiên cứu đưa cây lúa đơng xuân giống ngắn ngày và tập đồn cây vụ đơng vào sản xuất của tác giả Bùi Huy Đáp đã tạo ra sự chuyến biến rõ nét trong sản xuất nơng nghiệp vùng đồng bằng sơng Hồng [10]; Vấn đề luân canh bố trí hệ thống cây trồng để tăng vụ, gối vụ, trồng xen để sử dụng tốt hơn nguồn lực đất đai, khí hậu được nhiều tác giả đề cập đến như: Bùi Huy Đáp (1979), Ngơ Thế Dân (1982), Vũ Tuyên Hồng (1987) [15]; Phân vùng sinh thái nơng nghiệp vùng ĐBSH của các tác giả Cao liêm, Đào Châu Thu, Trần Thị Tú Ngà (1990) [24]; Hiệu quả sử dụng đất canh tác trên đất phù sa sơng Hồng huyện Mỹ Văn - tỉnh Hải Hưng của tác giả Vũ Thị Bình (1993) [3]; Nghiên cứu hệ thống nơng nghiệp lưu vực sơng Hồng của tác giả Đào Thế Tuấn và Pascal Bergret (1998) [36]; Đánh giá kinh tế đất lúa vùng ĐBSH của tác giả Quyền Đình Hà (1993) [40]; Quy hoạch sử dụng đất vùng ĐBSH của tác giả Phùng Văn Phúc (1996) [31]... Chương trình đồng trũng 1985 - 1987 do Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước chủ trì. Chương trình bản đồ canh tác 1988 - 1990 do Uỷ ban Khoa học Nhà nước chủ trì cũng đã đưa ra những quy trình hướng dẫn sử dụng giống và phân bĩn cĩ hiệu quả trên các chân ruộng vùng úng trũng đồng bằng sơng Hồng gĩp phần làm tăng năng suất sản lượng cây trồng các vùng sinh thái khác nhau [14].

Trong những năm gần đây, chương trình quy hoạch tổng thể vùng đồng bằng sơng Hồng (VIE/89/032) đã nghiên cứu đề xuất dự án phát triển đa dạng hố nơng nghiệp đồng bằng sơng Hồng [14].

Cơng trình nghiên cứu phân vùng sinh thái, hệ thống giống lúa, hệ thống cây trồng vùng đồng bằng sơng Hồng do Đào Thế Tuấn chủ trì và hệ thống cây trồng đồng bằng sơng Cửu Long do Nguyễn Văn Luật chủ trì cũng đưa ra một số kết luận về phân vùng sinh thái và hướng áp dụng những giống cây trồng trên những vùng sinh thái khác nhau [24]. Các đề tài nghiên cứu trong chương trình KN-01 (1991 - 1995) do Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn chủ trì đã tiến hành nghiên cứu hệ thống cây

trồng trên các vùng sinh thái khác nhau như vùng núi và trung du phía Bắc, vùng đồng bằng sơng Cửu Long... nhằm đánh giá hiệu quả của các hệ thống cây trồng trên từng vùng đĩ [34].

Ở vùng đồng bằng Bắc bộ đã xuất hiện nhiều mơ hình luân canh cây trồng 3 - 4 vụ một năm đạt hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt ở các vùng sinh thái gần ven đơ, tưới tiêu chủ động đã cĩ những điển hình về chuyển đổi hệ thống cây trồng, trong việc bố trí lại và đưa vào những cây trồng cĩ giá trị kinh tế cao như: Hoa, cây thực phẩm cao cấp đạt giá trị sản lượng bình quân từ 35 - 40 triệu đồng/năm [34].

Kết quả nghiên cứu ở huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình của tác giả Đặng Hữu cho thấy: [22] Huyện Gia Viễn cĩ tổng diện tích đất nơng nghiệp là 9.228,82 ha chiếm 52,66% tổng diện tích tự nhiên, đất canh tác của huyện được chia thành 4 loại hình sử dụng đất chính với 15 kiểu sử dụng đất. Đĩ là, loại hình sử dụng đất chuyên lúa, với hai kiểu sử dụng đất là 1 vụ lúa đơng xuân và 2 vụ lúa là lúa đơng xuân và lúa hè thu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại huyện cẩm mỹ, tỉnh đồng nai (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)