HIỆU QUẢ KINH TẾ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng thay thế phân đạm vô cơ bằng đạm hữu cơ từ bánh dầu cho cây măng tây xanh trồng tại thừa thiên huế (Trang 66 - 68)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN

3.7. HIỆU QUẢ KINH TẾ

Mục đích cuối cùng của nguời sản xuất là thu được hiệu quả kinh tế cao trên một trên một đơn vị diện tích trồng trọt, trong cùng một khoảng thời gian nhất định (một vụ hoặc một năm). Để tính hiệu quả kinh tế cho cây măng tây xanh thương phẩm trồng ở bốn công thức thí nghiệm tại Thừa Thiên Huế, chúng tôi thu hoạch các chồi măng non đủ tiêu chuẩn để bán ra thị trường. Chi phí đầu tư tính theo mặt bằng giá vật tư quý IV năm 2019 gồm: chi phí cây giống, công lao động, vật tư cho thí nghiệm (Phụ lục 3). Giá bán trung bình 1 kg chồi măng 100.000đ/kg. Hoạch toán kinh tế cho các công thức thí nghiệm cụ thể, chúng tôi thu được kết quả trình bày ở bảng 3.7.

Số liệu ở bảng 3.7 cho thấy, hiệu quả kinh tế mang lại ở các công thức thí nghiệm trồng cây măng tây xanh đều cao hơn rất nhiều so với các công thức đối chứng (CT II). Cụ thể, mức lãi ròng đạt được dao động trong khoảng từ 248.985.000 đ - 832.929.000 đ/ha, công thức III đạt giá trị cao nhất. Ở công thức này, chỉ số VCR đạt được là 3,07 đây là giá trị được các nhà kinh tế khuyến cáo nên áp dụng các biện pháp kỹ thuật mới (hoặc công nghệ mới) thay thế cho các giá trị cũ. Khi VCR = 1 sản xuất bị lỗ vốn; VCR = 2 sản suất hòa vốn; VCR > 2 sản xuất có lãi; VCR ≥ 3 được khuyến cáo áp dụng kỹ thuật hoặc công nghệ mới vì sản xuất có lời bền vững.

Bảng 3.7. Hiệu quả kinh tế của măng tây tại tỉnh Thừa Thiên Huế

Đơn vị: đồng/ha

Công thức Tổng thu Tổng chi Lãi ròng VCR

I 810.132.000 367.971.000 442.161.000 2,20 II (Đ/C) 281.520.000 338.500.000 -56.980.000 0,83 III 1.234.374.000 401.445.000 832.929.000 3,07 IV 679.896.000 430.911.000 248.985.000 1,58

Ghi chú: Giá tính tại thời điểm quý IV năm 2019

Ở công thức I trồng cây măng tây xanh theo quy trình người nông dân đang áp dụng thì hiệu quả mang cao hơn rất nhiều so với các loại cây trồng hiện nay như lạc, vừng hoặc đậu, đạt 442.161.000/ha. Tuy nhiên, việc bón phân vô cơ đặc biệt là phân urê quá nhiều ảnh hưởng rất lớn đến độ bền của cây măng tây sau này, cây rất dễ nhiễm các loại sâu bệnh hại làm giảm năng xuất và chất lượng chồi măng non. Đây là hướng canh tác cần được thay thế để đảm bảo sản xuất bền vững, tốt cho cây trồng, môi trường và sức khỏe người tiêu dùng.

Ở công thức IV tổng chi phí đầu tư cao nhất 430.911.000, do nguồn đạm urê sử dụng để bón thúc cho cây được thay thế hoàn toàn bằng nguồn đạm hữu cơ từ bánh dầu. Trong phân bánh dầu hàm lượng đạm thấp 3,25% nên phải tăng khối lượng phân hữu cơ. Vì vậy, dẫn đến việc chi phí đầu tư bón phân ở công thức này cao hơn so với các công thức khác (bảng 4.7). Mặc dù chi phí đầu cao nhưng nguồn lãi dòng thu được chỉ đạt 248.985.000đ/ha và VCR = 1,58. Điều này cho thấy, khi trồng cây măng tây theo hương hữu cơ hoàn toàn thì năng suất chồi măng non thu được không cao nhưng chất lượng măng rất tốt, cây sinh trưởng ổn định, sản suất bền vững. Để khuyến khích phát triển sản xuất theo hướng hữu cơ hoàn toàn thì phải có một cơ chế hỗ chợ về giá của nhà nước hoặc thay đổi nhận thức của người tiêu dùng đối với các sản phẩn nông nghiệp hữu cơ bời vì có sự khác biệt về chất lượng nên giá bán cao hơn so với sản xuất thông thường để bù đắp cân bằng sản xuất.

Măng tây là cây trồng lâu năm, các kết quả thu được ở bảng 4.7 mới thu hoạch ở lứa măng tơ đầu tiên. Vì vậy, cần phải thu hoạch thêm nhiều đợt măng tiếp theo để có được những đánh giá khác quan về năng suất và hiệu quả kinh tế của các công thức nghiên cứu.

Tóm lại, việc thực hiện tốt quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc (phụ lục 2) là điều kiện tiên quyết để sản xuất cây măng tây xanh thương phẩm có năng suất và chất lượng cao trên địa bàn Thừa Thiên Huế và khu vực miền Trung. Sản xuất cây măng tây xanh trên chân đất cát pha trong giai đoạn kiến thiết cơ bản, tạo cây mẹ khỏe mạnh thì bón phân thúc thay 50% phân urê bằng phân hữu cơ bánh dầu có hiệu quả kinh tế cao hơn so với các công thức nghiên cứu khác (Bảng 3.7).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng thay thế phân đạm vô cơ bằng đạm hữu cơ từ bánh dầu cho cây măng tây xanh trồng tại thừa thiên huế (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)