Tình hình sản xuất vàtiêu thụ măng tây trên thế giới và ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng thay thế phân đạm vô cơ bằng đạm hữu cơ từ bánh dầu cho cây măng tây xanh trồng tại thừa thiên huế (Trang 29 - 33)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN

1.2.1. Tình hình sản xuất vàtiêu thụ măng tây trên thế giới và ở Việt Nam

1.2.1.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ măng tây trên thế giới

Măng tây xanh là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng được người tiêu dùng các nước trên thế giới sử dụng phổ biến như rau xanh trong bữa ăn hàng ngày. Sản phẩm măng tây lưu hành trên thị trường thế giới dưới 3 hình thức là: măng tươi, qua bảo quản lạnh, sản phẩm qua chế biến đóng hộp. Theo báo cáo của FAO trên thế giới có khoảng 65 nước tham gia sản xuất và có sản phẩm măng tây xuất khẩu (FAOSTAT, 2018).

Bảng 1.4. Tình hình sản xuất măng tây trên thế giới năm 2018

Khu vực Diện tích (ha) Năng suất

(Tấn/ha) Sản lượng (tấn) Toàn thế giới 1,584,544 5.75 9,108,203 Châu Phi 131 10.01 1,309 Châu Mỹ 77,935 9.07 706,840 Châu Á 1,441,682 5.59 8,058,601 Châu Âu 62,727 5.30 332,126

Châu Đại Dương 2,070 4.50 9,327

(Nguồn: FAOSTAT, 2018)

Hiện nay diện tích trồng măng tây trên thế giới 1,584,544 ha, trong đó Châu Á là khu vực trồng măng tây lớn nhất thế giới (1.441.682 ha) với sản lượng cao (8,058,601tấn). Năng suất măng tây trên thế giới dao động rất lớn, những nước có năng suất thấp nhất là Châu Đại Dương (4,5 tấn/ha), cao nhất là Châu Phi (10.01tấn/ha).

Một số nước trồng măng tây với diện tích lớn là Trung Quốc, Peru, Mêxico, Hoa Kỳ, Thái Lan. Trong đó lớn nhất là Trung Quốc (1.432.074 ha), đến Peru (31.005 ha) và Mexico (30.792 ha), thấp nhất là Israel khoảng 15 ha. Iran là nước có năng suất măng tây lớn nhất là (28,28 tấn/ha) và năng suất thấp nhất là Hoa kỳ (4,03 tấn/ha). Ở các nước có năng suất cao do điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển của cây măng tây xanh và trình độ thâm canh áp dụng kỹ thuật tiên tiến như tưới nhỏ giọt kết hợp với bón phân tự động, thiết bị tự động kiểm soát nhiệt độ, trồng măng tây trong nhà có mái che FAOSTAT (2018).

Bảng 1.5. Tình hình sản xuất măng tây của một số nước trên thế giới năm 2018 Nước Diện tích (ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (tấn) Trung Quốc 1.432.074 5,57 7.984.812 Peru 31.005 11,63 360.630 Mexico 30.792 9,01 277.682 Hoa kỳ 8.780 4,03 35.460 Thái Lan 2.695 8,82 23.779 Iran 741 28,28 20.957 Israel 15 9,28 140 (Nguồn: FAOSTAT,2018)

Ở các nước Châu âu, măng tây là một loại rau thực phẩm được được người tiêu dùng sử dụng phổ biến như rau xanh trong bữa ăn hàng ngày. Chồi măng tây xanh được đông lạnh và đóng hộp dự trữ cho mùa đông và xuất khẩu. Nhưng do các quốc gia phương Tây ở vùng khí hậu ôn đới lạnh, chỉ thu hoạch được chồi măng tây trong 3 tháng mùa Xuân (3 tháng hè phải dưỡng cây mẹ lấy lá quang hợp với nắng cung cấp dinh dưỡng cho bộ rễ tích trữ, 6 tháng mùa thu và mùa đông cây úa vàng sinh lý, ngủ đông không phát triển và không cho măng) nên nhu cầu nhập khẩu chồi măng tây rất lớn.

Tại Đức, mỗi năm có gần 60.000 tấn măng tây được sản xuất đưa ra thị trường, nhưng cũng chỉ đáp ứng được khoảng 60% nhu cầu của dân chúng. Măng tây được coi là thứ rau "hoàng đế" ở Đức bởi vì nhiều người khuyên nhau rằng ăn măng tây và uống rượu vang là một thứ viagra tự nhiên rất tốt, một món

quà tặng của mùa xuân. Giá măng tây ở Đức khá đắt so với nhiều loại rau khác. Trong khi súplơ chỉ 1 euro/cây cỡ 1 đến 2 kg, nhưng măng tây chính hiệu từ Đức là 4 euro/kg với loại trung bình, còn loại ngon tới 12 euro/kg.

Tại Peru với diện tích sản xuất khoảng 18.500 ha, năng suất thu hoạch đạt 10,3 tấn/ha, cá biệt tại đây có những trang trại đang áp dụng các biện pháp kỹ thuật nhất là phương pháp tưới theo công nghệ của Israel đã nâng năng suất đạt 40 tấn/ha/năm. Xuất khẩu sản phẩm dưới dạng đã qua bảo quản đông lạnh đạt 40.000 tấn với giá trị 79 triệu đôla Mỹ và xuất dưới dạng tươi đạt 72.000 tấn với giá trị 140 triệu đôla Mỹ. Tại đây, măng tây được trồng tại 2 vùng khác biệt: vùng miền Bắc với khí hậu mát trồng lọai măng tây trắng, vùng miền Nam có khí hậu nhiệt đới trồng măng tây xanh. Sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Peru là măng tây xanh, được xuất tươi vào thị trường của Mỹ.

Hiện nay sản lượng xuất khẩu của một số nước phát triển có xu hướng giảm, trong khi đó sản lượng xuất khẩu của các nước đang phát triển tăng đặc biệt Trung Quốc, Thái Lan và các nước châu Phi. Trong khi đó thị trường thế giới đang có nhu cầu khá lớn với giá xuất hàng năm không biến động cao chúng dao động từ 1,8 - 2,2 đôla Mỹ/kg.

Ở nước ngoài, măng tây là một loại rau thực phẩm giàu dinh dưỡng được mọi người dùng phổ biến. Họ còn đông lạnh và đóng hộp dự trữ cho mùa đông và xuất khẩu đi khắp nơi trên Thế giới (Blamey, M. & Grey-Wilson, 1989).

1.2.1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ măng ở Việt Nam

Ở Việt Nam, cây măng tây đã du nhập vào từ những năm 1960 nhưng đến năm 2005 thì diện tích măng tây nước ta mới phát triển tại các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Quãng Ngãi, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Phước, Vĩnh Phúc, Long An,...

Vào năm 1988, một Việt kiều mang 0,5kg hạt giống măng tây loại Mary Washington về trồng tại Đà Lạt, Lâm Đồng. Mục đích sử dụng chủ yếu là cắt lá

dùng để làm cảnh cắm hoa. Cũng ít ai biết rằng, mầm của cây măng tây lại có thể sử dụng với nhiều mục đích như vậy.

Cho đến năm 1990, một công ty chuyên về rau củ quả tại Đà Lạt đã mạnh dạn đầu tư trồng măng tây. Thị trường tiêu thụ của măng tây thời điểm đó chủ yếu là nước Đức. Nhưng phải đến 15 năm sau, nhờ chính sách của nhà nước, cây măng tây đã được bén rễ đến huyện Củ Chi thành phố Hồ Chí Minh và đem lại kết quả tích cực. Đến năm 2011, sau 23 năm cây măng tây được sự khuyến khích của hợp tác xã và khuyến nông nên được trồng thành công ở nhiều nơi của Việt Nam. Cây măng tây phát triển rất tốt trên đất phù sa nghèo, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Kể từ đó măng tây được nhân rộng ra vùng lân cận và đến với 63 tỉnh thành. Nhiều vùng trong nước đã trồng măng tây để chế biến xuất khẩu như: Đông Anh (Hà Nội), Củ Chi (Hồ Chí Minh), Kiến Anh (Hải Phòng), Đức Trọng (Lâm Đồng). Ninh Thuận là tỉnh có diện tích trồng măng tây lớn nhất Việt Nam. Thị trường xuất khẩu măng tây chủ yếu của Việt Nam là các nước Tây Âu và ngày càng được mở rộng sang các khu vực khác. Các khách sạn, nhà hàng trong nước hiện cũng có nhu cầu tiêu thụ sản phẩm này.

Ở Thừa Thiên Huế, các điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng phù hợp để trồng cây măng tây. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nào được công bố cũng như mô hình trồng cây măng tây được giới thiệu trong cơ cấu cây trồng của các địa phương trong tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng thay thế phân đạm vô cơ bằng đạm hữu cơ từ bánh dầu cho cây măng tây xanh trồng tại thừa thiên huế (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)