3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN
3.1. THỜI GIAN CÁC GIAI ĐOẠN SINH TRƯỞNG
Mọi cây trồng, đều phải trải qua các giai đoạn sinh trưởng, phát triển để hoàn thành chu kỳ sống. Măng tây là loại cây trồng lâu năm, sản phẩm thu hoạch là các chồi măng non, nên thời gian để hoàn thành các giai đoạn này cũng có sự khác biệt so với các loại cây rau thông thường. Theo dõi các giai đoạn sinh trưởng của cây măng tây ở các công thức thí nghiệm được trình bảy ở bảng 3.1.
Bảng 3.1. Thời gian các giai đoạn sinh trưởng
Công thức Từ trồng đến…(ngày) Bén rễ hồi xanh Ra chồi măng đầu tiên Loại bỏ cây mẹ đợt đầu tiên Thu hoạch đợt măng đầu tiên Kết thúc thu hoạch lứa măng đầu I 7a 9b 17c 150c 185 II(Đ/C) 7a 12a 20a 175a 190 III 7a 10b 18b 155b 180 IV 7a 10b 18b 155b 180 LSD 0,05 0,28 1,54 0,83 3,92 -
Hình 3.1. Thời gian từ trồng đến thu hoạch lứa măng đầu tiên
ở các công thức nghiên cứu
Số liệu bảng 3.1 cho thấy, giai điai đoạn từ trồng đến bén rễ hồi xanh của các công thức là giống nhau với 7 ngày sau trồng. Thời gian từ trồng đến ra đọt măng đầu tiên dao động từ 9 - 12 ngày, dài nhất là công thức II. Các chồi măng mới mọc có màu xanh và khỏe. Việc ra chồi măng mới góp phần làm tăng số cây trong bụi và loại bỏ các cây mẹ già (thân lá vàng hoặc bị sâu bệnh), sau trồng từ 17 – 20 ngày.
Thời gian từ khi trồng đến thu hoạch lứa măng tơ đầu tiên, cây măng tây thường mọc thêm nhiều chồi mới, các chồi măng mới mọc sinh trưởng tốt hơn cây mẹ: cây cao hơn, đường kính thân lớn hơn, số cành lá trên cây nhiều hơn, …tạo thành các bụi măng. Để tập chung dinh dưỡng, chăm sóc cây mẹ khỏe mạnh, thì việc cắt bỏ thân cây mẹ già (lá vàng, cây bị sâu bệnh,..) được thực hiện thường xuyên để duy trì từ 4 - 6 cây trong 1 bụi. Khi bụi măng cứng cáp, cây mẹ có màu xanh đậm, chiều cao cây lớn hơn 1,2 m, đường kính thân lớn hơn 0,5 cm, mọc ra nhiều chồi măng non mới. Đây là thời điểm có thể thu hoạch các chồi măng non. Thời gian từ khi trồng đến thu hoạch đợt măng tơ đầu tiên, không giống nhau giữa các công thức thí nghiệm, dao động từ 150 - 175
ngày. Ở công thức I cho thu hoạch sớm nhất, sau trồng 150 ngày, tiếp theo là công thức III và IV, sau trồng 155 ngày và cuối cùng là công thức II, sau trồng 175.
Thời gian thu hoạch lứa măng tơ đầu tiên dài hay ngắn phụ thuộc vào đặc tính di truyền của giống, điều kiện ngoại cảnh và biện pháp kỹ thuật tác động. Kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết các công thức thí nghiệm (công thức I, III, IV) có thời gian thu hoạch lứa măng tơ đầu tiên là 25 ngày; công thức có thời gian thu măng ngắn hơn là công thức II, 15 ngày. Như vậy, chế độ dinh dương bổ sung ở giai đoạn bón phân thúc có ảnh hưởng rõ rệt đến các giai đoạn sinh trưởng phát triển và thời gian thu lứa măng tơ đầu tiên của cây măng tây.