CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH NĂNG SUẤT VÀ NĂNG SUẤT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng thay thế phân đạm vô cơ bằng đạm hữu cơ từ bánh dầu cho cây măng tây xanh trồng tại thừa thiên huế (Trang 59 - 61)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN

3.4. CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH NĂNG SUẤT VÀ NĂNG SUẤT

Chế độ dinh dưỡng hợp lý là yếu tố quan trọng để nâng cao năng suất, chất lượng và sức chống chịu của cây trồng. Mức tăng năng suất cây trồng có mối quan hệ rất chặt chẽ với số lượng, chủng loại và cách sử dụng các loại phân bón trong canh tác. Theo dõi ảnh hưởng của các công thức phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất cây măng tây xanh thu được kết quả trình bày bảng 3.4.

Bảng 3.4. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất cây măng tây xanh

Công thức Số chồi măng (chồi) Đường kính chồi măng (cm) Khối lượng chồi măng (g/chồi) NSLT (tấn/ha) NSTT (tấn/ha) I 66,00ab 1,04a 12,49b 24,30 8,10b II (Đ/C) 42,00c 0,53b 6,78d 8,45 2,82d III 90,00a 1,19a 13,80a 37,03 12,34a IV 60,00b 0,97ab 11,41c 20,40 6,80c LSD0.05 9,99 0,44 1,06 - 0,91

Ghi chú: a, b, c,… chỉ ra các công thức có cùng ký tự trong một cột không có sai khác ý nghĩa tại mức α = 0,05

nh 3.8. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất cây măng tây xanh

Kết quả bảng 3.4 chỉ ra, ở các công thức bón phân thúc khác nhau đều có tác dụng cải thiện năng suất cây măng tây xanh so với công thức đối chứng (II).

Số chồi măng trên bụi ở các công thức có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê tại mức α = 0,05 và đạt giá trị cao nhất ở công thức III (bón phân thúc thay 50% phân urê bằng phân hữu cơ bánh dầu). Kết quả này cho thấy, việc sử dụng phối hợp giữa phân đạm urê và phân đạm hữu cơ từ bánh dầu bón thúc cho cây măng tây trồng trên chân đất cát pha cho số chồi/bụi cao hơn chỉ đơn thuần sử dụng hoàn toàn phân vô cơ hoặc phân hữu cơ. Măng tây là loại cây lấy chồi non làm thực phẩm nên số lượng chồi càng nhiều càng tốt. Chỉ tiêu này có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất khi trồng.

Đường kính chồi măng ở các công thức dao động từ 0,53 - 1,19 cm. Công thức 1 và công thức 4 đường kính chồi măng gần hầu như không có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê tại mức α = 0,05, dao động từ 1,04 – 1,19 cm. Ở công thức không bón phân thúc trong quá trình sinh trưởng các chồi măng thu được có đường kính rất nhỏ, chỉ đạt 0,53 cm. Sự khác biệt này là do chế độ dinh dưỡng cung cấp cho cây mẹ trong quá trình kiến thiết cơ bản (bón phân thúc),

tạo tiền đề cho cây mẹ sinh trưởng tối đa, bộ rễ mạnh khỏe để mọc ra nhiều chồi măng non to mập chứa nhiều chất dinh dương.

Trọng lượng chồi măng tây ở công thức III đạt giá trị cao nhât 13,80 g/chồi. Các chồi thu hoạch có kích thước tương đối đồng đều nhau, dao động trong khoảng 23 – 25 cm để đảm bào chất lượng của chồi măng. Các công thức còn lại: không bón phân thúc (CT II), bón thúc hoàn toàn 100 % phân bánh dầu thay thế cho phân đạm urê (CT IV) hoặc bón 100% phân urê (CT I) theo quy trình trồng hiện nay thì trọng lượng chồi thu được đều thấp hơn công thức III (Bảng 3.4).

Năng suất thực thu của cây măng tây ở công thức III (bón phân thúc thay 50% phân urê bằng phân hữu cơ bánh dầu) đạt giá trị cao nhất và có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các công thức còn lại. Cây măng tây cho thu hoạch trong nhiều năm nên ở kỳ thu hoạch lúa măng tơ đầu tiên, năng suất đạt được chưa thể hiện được tiềm năng năng suất của cây. Vì vậy, Trong quy trình sản xuất cây măng tây xanh, cần tác động các biện pháp kỹ thuật phù hợp để đưa năng suất thực thu tiếp cận với năng xuất lý thuyết nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho người sản xuất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng thay thế phân đạm vô cơ bằng đạm hữu cơ từ bánh dầu cho cây măng tây xanh trồng tại thừa thiên huế (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)