TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng thay thế phân đạm vô cơ bằng đạm hữu cơ từ bánh dầu cho cây măng tây xanh trồng tại thừa thiên huế (Trang 63 - 66)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN

4.6. TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI

Cây măng tây cũng giống như các loại cây trồng khác, thường bị rất nhiều loại sâu bệnh xâm hại và đây là một trong những nguyên nhân chính làm giảm năng suất và chất lượng chồi măng non. Xác định được thành phần sâu bệnh hại giúp định hướng việc xây dựng chiến lược phòng trừ và đề xuất các giải pháp quản lí dịch hại cho cây măng tây xanh. Kết quả theo dõi sâu bệnh hại trên ruộng măng tây thí nghiệm được trình bày ở bảng 3.6.

Bảng 3.6. Thành phần sâu bệnh hại chủ yếu trên cây măng tây xanh

Thành phần

sâu bệnh hại Tên khoa học Bộ phân bị hại Mức độ hại ( điểm)

Sâu hại

Sâu xanh Spodoptera

exuigua Thân, lá 1

Sâu khoang Spodoptera litura Thân, lá 1 Sâu róm Thrips palmi

karny Thân, lá 1

Bệnh hại

Thối đọt măng Do vi khuẩn Chồi măng non 1 Bệnh thán thư Colletotrichum

gloeosporioides Thân, gốc 1 Khô thân, cành Macrophoma sp. Thân, cành 3

Ghi chú: Điểm 0: Không bị hại, Điểm 1:  10% cây bị hại (bệnh nhẹ), Điểm 2:

Số liệu bảng 3.6 cho thấy:

Sâu hại gồm: Sâu xanh, sâu khoang, sâu lông: Thời điểm bị hại là sau trồng

30 ngày, bộ phận bị hại là chồi măng non, thân, cành lá. Sâu non tuổi nhỏ thường gây hại nghiêm trọng nhất. Sâu non tập trung lại ăn lá cây và nhanh chóng làm lá cây xơ xác, sâu cắn phá mạnh vào lúc sáng sớm nhưng khi có ánh nắng sâu chui xuống dưới tán lá để ẩn nắp. Chiều mát sâu bắt đầu hoạt động trở lại và phá hại suốt đêm. Tuy nhiên, mật độ sâu thấp (Bảng 3.6), không gây ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh trưởng của cây măng tây xanh ở các công thức thí nghiệm và hoàn toàn có thể phòng trừ bằng thuốc trừ sâu sinh học Bio-B Bacillus Thurigiensis.

Bệnh hại gồm: Bệnh thối nhũn mầm măng do vi khuẩn, triệu trứng biểu hiện: mầm măng bị thối nhũn. Bệnh gây hại không nhiều, tỷ lệ chồi măng bị ở ruộng thí nghiệm ít, khi phát hiện thu gom và tiêu hủy tránh lây lan. Có thể phòng bằng cách bón phân hữu cơ hoai mục kết hợp với nấm trichoderma để cây phát triển tốt hoặc có thể sử dụng kết hợp 2 loại thuốc có thành phần của Oxychloride + Streptomycin hoặc Fthalide + Kasugamycin.

Bệnh thán thư do nấm Colletotrichum gloeosporioides gây ra. Bệnh thán thư biểu hiện chủ yếu trên thân từ phía gốc (cách khoảng 20cm) trở lên phía trên. Bệnh thán thư có thể gây hại trên măng tây sau 1,5 tháng trồng trong điều kiện mưa nắng xen kẽ. Trên thân vết bệnh nằm rải rác dọc thân, vết bệnh có hình dạng bầu dục dài nằm dọc thân, vết bệnh có kích thước to nhỏ khác nhau dao động từ 0,5 -1,5 cm. Bệnh nặng các vết bệnh có thể liên kết với nhau. Vết bệnh thường có màu nâu nhạt đến nâu sẫm, các vết bệnh trên thân có xu hướng lõm xuống. Tại chỗ bị nhiễm bệnh cắt ngang thân cây bên trong các bó mạch dẫn vẫn bình. Trong khi thân bị nhiễm bệnh thán thư thì tán lá phía trên vẫn có màu xanh bình thường (do mạch dẫn vẫn hoạt động). Bênh phát sinh trong điều kiện thời tiết mưa nhiều, độ ẩm đất bão hòa sẽ là điều kiện thuận lợi để nấm thán thư phát sinh phát triển mạnh, lây lan nhanh. Để phòng trừ bênh thán thư có thể áp

dung các biện pháp quản lý dịch bệnh tổng hợp, vệ sinh vườn trồng, khai thông nước chảy trong mua mưa hoặc có thể sử dụng một số loại thuốc như: chế phẩm nano bạc đồng, cooc 85, antracol 70 wp, …

Bệnh khô thân cành do nấm do nấm Macrophoma sp. gây hại. Bệnh phát

sinh vào gần thời điểm thu hoạch măng (120 ngày sau trồng). Bệnh khô thân cành, gây hại rất nặng (điểm 3), tỷ lệ cây bị bệnh trên ruộng thí nghiệm rất nhiều từ 30 – 50%, Nấm bệnh phát sinh phát triển mạnh trong điều kiện mưa nhiều độ ẩm cao hoặc nguồn nước bị ô nhiễm. Bào tử nấm bệnh xâm nhiễm qua các vết thương hở ở rễ, cổ rễ hoặc phát tán nhờ gió và ngồn nước. Nấm bệnh khi xâm nhiễm vào cây, phá hủy các bó mạch dẫn nước và dinh dưỡng khoáng nuôi cây, đồng thời tạo các vết đốm nhỏ bất định dọc thân. Sau một thời gian ngắn xâm nhiễm bệnh phá hủy hoàn toàn bó mạch làm cho cây khô, cành lá vàng đỏ và chết lụi dần. Để phòng chống bệnh này, tỉa bỏ cây khi mới xuất hiện triệu trứng bệnh đồng thời phun thuốc phòng bệnh bằng các loại thuốc Tungsin-M 72 WP, Kata 2SL, Ridomil Gold 68 WG, cây sẽ phục hồi trở lại không gây ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng phát triển của các cây mẹ sau. Tuy nhiên, thời điểm thu măng bói có thể bị chậm lại do cây mẹ cần thời gian để phục hồi sinh trưởng phát triển

.

nh 3.11. Bệnh thán thư

nh 3.12. Bệnh khô thân cành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng thay thế phân đạm vô cơ bằng đạm hữu cơ từ bánh dầu cho cây măng tây xanh trồng tại thừa thiên huế (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)