3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Thí nghiệm một yếu tố, được bố trí khối hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD), 4 công thức, 3 lần nhắc lại. Diện 1 ô thí nghiệm 10 m2, theo dõi ngẫu nhiên 10 cây trong một lần lặp lại (30 cây).
- Tổng diện tích thí nghiệm: 4*10 = 40 m2
- Diện tích hàng bảo vệ 40 m2
- Tổng số cây thí nghiệm: 4*50 = 200 cây. - Tổng số cây theo dõi: 4*30 = 120 cây. - Các công thức thí nghiệm cách nhau 1,2 m.
2.3.2. Các công thức thí nghiệm
Bảng 2.2. Các công thức thí nghiệm (bón cho 1ha/1 năm)
Công thức Tỷ lệ phân bánh dầu thay thế
I 20 tấn phân chuồng hoai mục + 550 kg N + 550 kg P2O5 + 350 kg K2O + 500 kg vôi
II 20 tấn phân chuồng hoai mục + 500 kg vôi (bón lót - CTĐ/C)
III 20 tấn phân chuồng hoai mục + 275 kg N + 8,5 tấn bánh dầu (thay thế 50% N CT1) + 550 kg P2O5 + 350 kg K2O + 500 kg vôi
IV 20 tấn phân chuồng hoai mục + 17 tấn bánh dầu ( thay thế 100% N CT1) + 550 kg P2O5 + 350 kg K2O + 500 kg vôi.
2.3.3. Sơ đồ bố trí thí nghiệm Bảo vệ Bảo vệ Bảo vệ Bảo vệ Bảo vệ
Ia IIb IIIc IVa
Ic IIc IIIb IVc
Ib IIa IIIa IVb
Hình 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Ghi chú:
- I, II, III, IV, là tên công thức - a, b, c là các lần nhắc lại
2.3.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp thu thập số liệu
2.3.4.1. Các chỉ tiêu về sinh trưởng phát triển, năng suất và chất lượng
-Số cành lá (cành lá/cây): Đếm số cành lá cấp 1 trên thân.
-Số cây trên bụi (cây): Đếm toàn bộ số cây trên bụi ở thời điểm trước thu lứa măng tơ đầu tiên 15 ngày.
-Chiều cao cây, chồi (cm): Đo từ mặt đất lên tới ngọn cây (đỉnh chồi). -Đường kính thân cây (chồi măng non): Dùng thước panme đo tại vị trí từ gốc lên 2 cm.
-Hàm lượng diệp lục (chỉ số SPAD): Được đo bằng máy SPAD-502, đo cành lá phía trên lớn nhất.
-Khối lượng cây (chồi măng non): Dùng cân kỹ thuật (chính xác đến 0,01 g) cân ngay sau khi thu hoạch.
-Khối lượng cây khô: sấy ở nhiệt độ 105oc đến khối lượng không đổi, rồi tiến hành cân.
-Số chồi măng/bụi (chồi/bụi): Đếm tất cả số chồi dài 25 - 30 cm ở mỗi lần thu hoạch. -Năng suất lý thuyết (tấn/ha) = số bụi/m2 x số chồi/bụi x số lần thu măng/1 đợt thu x khối lượng trung bình của 1 chồi măng (g) x 10000 x 10-6
-Năng suất thực thu (tấn/ha) = Tổng trọng lượng măng thu được của cả đợt của ô thí nghiệm (g) x 10.000 x 10-6
-Độ brix: được xác định bằng brix kế, phần chồi măng ăn được đem nghiền lấy dịch chồi nhỏ lên Brix kế sau đó đọc kết quả hiện trên máy đo.
-Hàm lượng NO3- trong chồi măng non: Phân tích hàm lượng nitrat trong mẫu thu hoạch theo phương pháp test bằng thuốc thử sau đó so với bảng màu trên giấy.
-Phân tích hàm lượng đạm, lân, kali tổng số của bánh dầu trước và sau khi ủ: N tổng số: phương pháp Kjeldahl, P2O5 tổng số: phương pháp so màu và K2O tổng số: phương pháp quang kế ngọn lửa.
2.3.4.2. Các chỉ tiêu về sâu, bệnh hại
- Sâu hại
Mật độ (con/m2) = Tổng số con phát hiện/tổng diện tích điều tra.
- Bệnh hại: Điều tra toàn bộ số cây theo dõi trên ô thí nghiệm giai đoạn trước khi thu hoạch 15 ngày (cắt ngọn hạ thấp chiều cao của cây). Xác định mức độ bệnh hại bằng chỉ tiêu tỷ lệ bệnh:
Tỷ lệ bệnh (%) = Số lượng cá thể bị bệnh/Tổng số cá thể điều tra x 100 Điểm 1: <30%, nhẹ
Điểm 2: 30 – 50%, trung bình Điểm 3: 50%, nặng
2.3.4.3. Các chỉ tiêu về kinh tế
- Tổng giá trị thu nhập (GR) = Năng suất thực thu x giá bán trung
- Tổng chi phí (TVC) = Chi phí vật tư (giống, phân bón, thuốc BVTV) + Chi phí lao động.
- Lãi ròng = GR - TVC
- Tính tỷ suất lợi nhuận (VCR) = GR/TVC
2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu
Kết quả thí nghiệm được xử lý thống kê trên phần mềm Excel, Statistix 10.0 phù hợp với từng nội dung nghiên cứu.
2.3.6. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây thí nghiệm
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc được thực hiện như nhau ở các công thức thí nghiệm - Lượng phân bón thúc được thực hiện có sự khác biệt ở từng công thức thí nghiệm (chi tiết trình bày ở phụ lục2).
2.3.7. Diễn biến thời tiết khí hậu tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian nghiên cứu nghiên cứu
Khí hậu thời tiết không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng phát triển và hình thành năng suất của cây măng tây mà còn ảnh hưởng đến sự phát sinh gây hại của các loại dịch hại trên đồng ruộng. Do vậy, việc nghiên cứu khí hậu thời tiết là vấn đề hết sức cần thiết làm cơ sở cho việc bố trí thời vụ phù hợp cho việc trồng măng tây. Bố trí mùa vụ thời tiết hợp lý giúp cây sinh trưởng phát triển tốt và hạn chế được điều kiện phát sinh phát triển sâu bệnh gây thiệt hại cho cây trồng.
•Tháng 08/2019: Số ngày có gió tây nam là 18 ngày, gió tây nam khô nóng làm cho nhiệt độ ở đây tăng mạnh, nhiệt độ trung bình là 29,6oC, biên độ nhiệt dao động 22,5 – 39,8oC, lượng mưa trong khu vực giảm còn 213,6 mm, khi gió tây nam hoạt động độ ẩm của không khí giảm gây ra thời tiết khô hạn. Vì vậy sẽ
làm cho đất thiếu nước, cây trồng chậm sinh trưởng phát triển và có thể dẫn đến việc cây trồng sẽ bị chết.
•Tháng 09/2019: Không có gió tây nam hoạt động, nhiệt độ trung bình 26,8oC, biên dộ nhiệt dao động 21,7 – 35,8oC, lượng mưa tăng hơn so với tháng 08/2019 đây là điều kiện thuận lợi giúp cây phát triển tốt hơn sau những ngày nắng bức.
•Tháng 10/2019: Không có gió tây nam hoạt động, lượng mưa giảm, số giờ nắng tăng.
Bảng 2.3. Diễn biến thời tiết ở Thừa Thiên Huế từ tháng 08/2019 - 04/2020
Tháng Nhiệt độ (oC) Ẩm độ không khí (%) Mưa Số giờ nắng Trung bình Cao nhất Thấp nhất Trung bình Tối thấp Ngày Lượng mưa (mm) 08/2019 29,6 39,8 22,5 77 40 8 213,6 116 09/2019 26,8 35,8 21,7 89 54 17 584,5 117 10/2019 26,0 33,6 21,3 89 54 16 333,3 226 11/2019 23,8 31,4 17,4 91 56 21 376,6 119 12/2019 21,4 29,5 13,6 90 50 17 41,7 99 01/2020 21,8 30,2 15,6 89 48 10 80,3 175 02/2020 22,0 36,0 15,5 88 45 9 23,9 188 03/2020 25,7 37,0 19,2 87 51 3 47,8 195 04/2020 24,8 35,8 18,8 89 59 14 217,4 112 05/2020 29,5 39,4 23,0 81 47 7 35,6 263 06/2020 29,9 39,2 23,7 76 44 7 14,0 271
•Tháng 12/2019: Không khí lạnh vẫn tiếp tục duy trì, số giờ nắng giảm, trời âm u, số ngày mưa duy trùy ở mức là 17 ngày, đây là điều kiện thuận lợi để sâu bệnh phát triển gây hại đến cây trồng.
•Tháng 01/2020: Lượng mưa tăng đến 80,3 mm, số ngày mưa giảm chỉ còn 10 ngày, nhiệt độ dao động từ 15,6 - 30,2oC. Cây măng bị bệnh khó có thể phục hồi vì lượng mưa tăng là điều kiện để bệnh duy trì.
•Tháng 01/2020 – 03/2020: Nhiệt độ trung bình tăng qua từng tháng từ 21,8 - 25,7oC, lượng mưa và số ngày mưa giảm qua từng tháng. Đây là điều kiện thuận lợi để cây phục hồi bệnh khô thân, cành.
•Tháng 04/2020 – 06/2020: Nhiệt độ trung bình tăng qua từng tháng từ 24,8 - 29,9oC, lượng mưa và số ngày mưa giảm qua từng tháng. Đây là điều kiện thuận lợi để cây phục hồi bệnh khô thân, cành.
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. THỜI GIAN CÁC GIAI ĐOẠN SINH TRƯỞNG
Mọi cây trồng, đều phải trải qua các giai đoạn sinh trưởng, phát triển để hoàn thành chu kỳ sống. Măng tây là loại cây trồng lâu năm, sản phẩm thu hoạch là các chồi măng non, nên thời gian để hoàn thành các giai đoạn này cũng có sự khác biệt so với các loại cây rau thông thường. Theo dõi các giai đoạn sinh trưởng của cây măng tây ở các công thức thí nghiệm được trình bảy ở bảng 3.1.
Bảng 3.1. Thời gian các giai đoạn sinh trưởng
Công thức Từ trồng đến…(ngày) Bén rễ hồi xanh Ra chồi măng đầu tiên Loại bỏ cây mẹ đợt đầu tiên Thu hoạch đợt măng đầu tiên Kết thúc thu hoạch lứa măng đầu I 7a 9b 17c 150c 185 II(Đ/C) 7a 12a 20a 175a 190 III 7a 10b 18b 155b 180 IV 7a 10b 18b 155b 180 LSD 0,05 0,28 1,54 0,83 3,92 -
Hình 3.1. Thời gian từ trồng đến thu hoạch lứa măng đầu tiên
ở các công thức nghiên cứu
Số liệu bảng 3.1 cho thấy, giai điai đoạn từ trồng đến bén rễ hồi xanh của các công thức là giống nhau với 7 ngày sau trồng. Thời gian từ trồng đến ra đọt măng đầu tiên dao động từ 9 - 12 ngày, dài nhất là công thức II. Các chồi măng mới mọc có màu xanh và khỏe. Việc ra chồi măng mới góp phần làm tăng số cây trong bụi và loại bỏ các cây mẹ già (thân lá vàng hoặc bị sâu bệnh), sau trồng từ 17 – 20 ngày.
Thời gian từ khi trồng đến thu hoạch lứa măng tơ đầu tiên, cây măng tây thường mọc thêm nhiều chồi mới, các chồi măng mới mọc sinh trưởng tốt hơn cây mẹ: cây cao hơn, đường kính thân lớn hơn, số cành lá trên cây nhiều hơn, …tạo thành các bụi măng. Để tập chung dinh dưỡng, chăm sóc cây mẹ khỏe mạnh, thì việc cắt bỏ thân cây mẹ già (lá vàng, cây bị sâu bệnh,..) được thực hiện thường xuyên để duy trì từ 4 - 6 cây trong 1 bụi. Khi bụi măng cứng cáp, cây mẹ có màu xanh đậm, chiều cao cây lớn hơn 1,2 m, đường kính thân lớn hơn 0,5 cm, mọc ra nhiều chồi măng non mới. Đây là thời điểm có thể thu hoạch các chồi măng non. Thời gian từ khi trồng đến thu hoạch đợt măng tơ đầu tiên, không giống nhau giữa các công thức thí nghiệm, dao động từ 150 - 175
ngày. Ở công thức I cho thu hoạch sớm nhất, sau trồng 150 ngày, tiếp theo là công thức III và IV, sau trồng 155 ngày và cuối cùng là công thức II, sau trồng 175.
Thời gian thu hoạch lứa măng tơ đầu tiên dài hay ngắn phụ thuộc vào đặc tính di truyền của giống, điều kiện ngoại cảnh và biện pháp kỹ thuật tác động. Kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết các công thức thí nghiệm (công thức I, III, IV) có thời gian thu hoạch lứa măng tơ đầu tiên là 25 ngày; công thức có thời gian thu măng ngắn hơn là công thức II, 15 ngày. Như vậy, chế độ dinh dương bổ sung ở giai đoạn bón phân thúc có ảnh hưởng rõ rệt đến các giai đoạn sinh trưởng phát triển và thời gian thu lứa măng tơ đầu tiên của cây măng tây.
3.2. KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA CÂY MĂNG TÂY XANH
Cây sinh trưởng phát triển tốt thì các chỉ tiêu sinh trưởng sẽ tăng trưởng phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cây. Điều này có được là do chế độ dinh dưỡng bổ sung hợp lý, khả năng thích nghi của giống và kỹ thuật chăm sóc… Theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng của các công thức thí nghiệm ở thời điểm 135 ngày sau trồng, thu được kết quả trình bày ở bảng 3.2.
Bảng 3.2. Khả năng sinh trưởng của cây măng tây
Công thức Số cành lá cấp 1/cây (cành) Số cây/bụi (cây) Chiều cao cây (cm) Đường kính thân cây (mm) I 30,13b 7,53b 140,86 b 7,45b II (Đ/C) 22,67c 5,06c 117,42d 5,21c III 32,17 a 8,37a 147,18 a 8,92a IV 30,60b 7,70ab 134,09 c 7,27b LSD 0,05 1,51 0,73 5,68 0,53
Ghi chú: a, b, c,… chỉ ra các công thức có cùng ký tự trong một cột không có sai khác ý nghĩa tại mức α = 0,05
Hình 3.2. Số cành lá cấp 1/cây ở các công thức nghiên cứu
Hình 3.4 . Ciều cao cây ở các công thức nghiên cứu
Số liệu bảng 3.2 cho thấy, việc sử dụng các công thức bón phân thúc khác nhau cho cây măng tây xanh đều có ảnh hưởng đến sự tăng trưởng số lá, đường kính tán và chiều cao cây diễn ra trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển của cây. Cụ thể, Các công thức thí ngiệm có sự khác biệt có ý về mặt thống kê ở mức α = 0,05. Các chỉ tiêu sinh trưởng có sự tăng trưởng mạnh nhất ở công thức III (bón phân thúc thay 50% phân urê bằng phân hữu cơ bánh dầu), cây cao 147,18 cm, đường kính thân 8,92 cm và số cây/bụi 8,37 cm và thấp nhất ở công thức II (không bón phân thúc trong quá trình sinh trưởng). Kết quả này chỉ ra, khi trồng cây măng tây xanh trên chân đất cát pha, khả năng giữ nước và dinh dưỡng kém nên trong quá trình bón phân thúc cho cây cần có sự phối hợp cân đối giữa phân bón hữu cơ và phân vô cơ sẽ cung cấp đủ nguồn dinh dưỡng cần thiết để cây măng tây sinh trưởng phát triển tốt, tạo tiền đề cho năng suất cao. Ở hầu hết các công thức, khi cây đạt chiều cao, số cành lá trên cây và đường kính thân (bảng 3.2), có thể tiến hành thu hoạch lứa măng tơ đầu tiên. Ở giai đoạn này, cây đã đạt đến độ sinh trưởng tối đa. Thu hoạch sau thời gian này, cây mẹ to khỏe sẽ đẻ ra nhiều chồi măng mới, đạt năng suất cao hơn.
3.3. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÂY MĂNG TÂY XANH TRONG CÁC CÔNG THỨC THÍ NGHIỆM CÔNG THỨC THÍ NGHIỆM
Khả năng sinh trưởng, phát triển và tích lũy vật chất của cây, phản ánh khả năng cung cấp dinh dưỡng của các loại phân bón, điều kiện kỹ thuật trồng và chăm sóc… Theo dõi ảnh hưởng của các công thức bón phân thúc cho cây măng tây đến một số đặc điểm sinh học, thu được kết quả được trình bày ở bảng 4.3.
Bảng 3.3. Đặc điểm sinh học của cây măng tây xanh Công thức Hàm lượng diệp lục (chỉ số SPAD) Màu sắc lá cây Khối lượng cây tươi (g/cây) Khối lượng cây khô (g/cây) Tỷ lệ khô/tươi (%) I 72,43b Xanh đâm 69,80a 17,84a 27,69a II (Đ/C) 54,68c Xanh nhạt 22,29b 6,10b 29,45a III 78,50a Xanh đậm 76,04a 21,39a 29,69a IV 67,49b Xanh 65,14a 17,43a 30,64a LSD0.05 5,77 - 21,20 4,93 8,72
Ghi chú: a, b, c,… chỉ ra các công thức có cùng ký tự trong một cột không có sai khác ý nghĩa tại mức α = 0,05
Hình 3.7. Khối lượng cây tươi ở các công thức nghiên cứu
Số liệu bảng 4.3 cho thấy, ở các chế độ bón phân thúc khác nhau đều làm tăng hàm lượng diệp lục của cây măng tây xanh, so với công thức II (không bón phân thúc ). Ở giai đoạn 135 ngày sau trồng, hàm lượng diệp lục tổng số đạt giá trị cao nhất ở công thức III (bón phân thúc thay 50% phân urê bằng phân hữu cơ bánh dầu) là: 78,50 chỉ số SPAD, kế đến là công thức I. Hàm lượng diệp lục có giá trị thấp nhất ở công thức II (Bảng 3.3). Chỉ số SPAD thu được phản ánh rõ rệt liều lượng phân bón thúc ở từng công thức trên chân đất cát pha của ruộng thí nghiệm.
Hàm lượng diệp lục trong lá thể hiện chất lượng lá với vai trò quang hợp, khả năng tích lũy chất khô và tạo sinh khối. Ở công thức I và III, lá có màu xanh đậm, cây sinh trưởng mạnh, đạt sinh khối lớn (bảng 3.3). Cụ thể, khối cây lượng tươi, khối cây lượng khô đạt giá trị cao nhất và thấp nhất, lần lượt là: 76,04 g/cây và 21,39 g/cây (công thức III); 22,29 g/cây và 6,10 g/cây (công thức II). Ở công thức IV sử dụng 100 % phân bánh dầu hoai mục để bón thúc, lá có màu xanh đặc trưng, cây phát triển cân đối, tỷ lệ khô/tươi đạt giá trị 30,64%. Các chỉ
tiêu này là cơ sở để cây măng tây cho năng suất cao, bền vững và chất lượng măng tốt ở những năm kế tiếp.
3.4. CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH NĂNG SUẤT VÀ NĂNG SUẤT
Chế độ dinh dưỡng hợp lý là yếu tố quan trọng để nâng cao năng suất, chất lượng và sức chống chịu của cây trồng. Mức tăng năng suất cây trồng có mối quan hệ rất chặt chẽ với số lượng, chủng loại và cách sử dụng các loại phân bón trong canh tác. Theo dõi ảnh hưởng của các công thức phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất cây măng tây xanh thu được kết quả trình bày bảng 3.4.