Diễn biến thời tiết khíhậu tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian nghiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng thay thế phân đạm vô cơ bằng đạm hữu cơ từ bánh dầu cho cây măng tây xanh trồng tại thừa thiên huế (Trang 48 - 51)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN

2.3.7. Diễn biến thời tiết khíhậu tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian nghiên

2.3.6. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây thí nghiệm

- Kỹ thuật trồng và chăm sóc được thực hiện như nhau ở các công thức thí nghiệm - Lượng phân bón thúc được thực hiện có sự khác biệt ở từng công thức thí nghiệm (chi tiết trình bày ở phụ lục2).

2.3.7. Diễn biến thời tiết khí hậu tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian nghiên cứu nghiên cứu

Khí hậu thời tiết không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng phát triển và hình thành năng suất của cây măng tây mà còn ảnh hưởng đến sự phát sinh gây hại của các loại dịch hại trên đồng ruộng. Do vậy, việc nghiên cứu khí hậu thời tiết là vấn đề hết sức cần thiết làm cơ sở cho việc bố trí thời vụ phù hợp cho việc trồng măng tây. Bố trí mùa vụ thời tiết hợp lý giúp cây sinh trưởng phát triển tốt và hạn chế được điều kiện phát sinh phát triển sâu bệnh gây thiệt hại cho cây trồng.

•Tháng 08/2019: Số ngày có gió tây nam là 18 ngày, gió tây nam khô nóng làm cho nhiệt độ ở đây tăng mạnh, nhiệt độ trung bình là 29,6oC, biên độ nhiệt dao động 22,5 – 39,8oC, lượng mưa trong khu vực giảm còn 213,6 mm, khi gió tây nam hoạt động độ ẩm của không khí giảm gây ra thời tiết khô hạn. Vì vậy sẽ

làm cho đất thiếu nước, cây trồng chậm sinh trưởng phát triển và có thể dẫn đến việc cây trồng sẽ bị chết.

•Tháng 09/2019: Không có gió tây nam hoạt động, nhiệt độ trung bình 26,8oC, biên dộ nhiệt dao động 21,7 – 35,8oC, lượng mưa tăng hơn so với tháng 08/2019 đây là điều kiện thuận lợi giúp cây phát triển tốt hơn sau những ngày nắng bức.

•Tháng 10/2019: Không có gió tây nam hoạt động, lượng mưa giảm, số giờ nắng tăng.

Bảng 2.3. Diễn biến thời tiết ở Thừa Thiên Huế từ tháng 08/2019 - 04/2020

Tháng Nhiệt độ (oC) Ẩm độ không khí (%) Mưa Số giờ nắng Trung bình Cao nhất Thấp nhất Trung bình Tối thấp Ngày Lượng mưa (mm) 08/2019 29,6 39,8 22,5 77 40 8 213,6 116 09/2019 26,8 35,8 21,7 89 54 17 584,5 117 10/2019 26,0 33,6 21,3 89 54 16 333,3 226 11/2019 23,8 31,4 17,4 91 56 21 376,6 119 12/2019 21,4 29,5 13,6 90 50 17 41,7 99 01/2020 21,8 30,2 15,6 89 48 10 80,3 175 02/2020 22,0 36,0 15,5 88 45 9 23,9 188 03/2020 25,7 37,0 19,2 87 51 3 47,8 195 04/2020 24,8 35,8 18,8 89 59 14 217,4 112 05/2020 29,5 39,4 23,0 81 47 7 35,6 263 06/2020 29,9 39,2 23,7 76 44 7 14,0 271

•Tháng 12/2019: Không khí lạnh vẫn tiếp tục duy trì, số giờ nắng giảm, trời âm u, số ngày mưa duy trùy ở mức là 17 ngày, đây là điều kiện thuận lợi để sâu bệnh phát triển gây hại đến cây trồng.

•Tháng 01/2020: Lượng mưa tăng đến 80,3 mm, số ngày mưa giảm chỉ còn 10 ngày, nhiệt độ dao động từ 15,6 - 30,2oC. Cây măng bị bệnh khó có thể phục hồi vì lượng mưa tăng là điều kiện để bệnh duy trì.

•Tháng 01/2020 – 03/2020: Nhiệt độ trung bình tăng qua từng tháng từ 21,8 - 25,7oC, lượng mưa và số ngày mưa giảm qua từng tháng. Đây là điều kiện thuận lợi để cây phục hồi bệnh khô thân, cành.

•Tháng 04/2020 – 06/2020: Nhiệt độ trung bình tăng qua từng tháng từ 24,8 - 29,9oC, lượng mưa và số ngày mưa giảm qua từng tháng. Đây là điều kiện thuận lợi để cây phục hồi bệnh khô thân, cành.

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng thay thế phân đạm vô cơ bằng đạm hữu cơ từ bánh dầu cho cây măng tây xanh trồng tại thừa thiên huế (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)