KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA CÂY MĂNG TÂY XANH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng thay thế phân đạm vô cơ bằng đạm hữu cơ từ bánh dầu cho cây măng tây xanh trồng tại thừa thiên huế (Trang 53 - 56)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN

3.2. KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA CÂY MĂNG TÂY XANH

Cây sinh trưởng phát triển tốt thì các chỉ tiêu sinh trưởng sẽ tăng trưởng phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cây. Điều này có được là do chế độ dinh dưỡng bổ sung hợp lý, khả năng thích nghi của giống và kỹ thuật chăm sóc… Theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng của các công thức thí nghiệm ở thời điểm 135 ngày sau trồng, thu được kết quả trình bày ở bảng 3.2.

Bảng 3.2. Khả năng sinh trưởng của cây măng tây

Công thức Số cành lá cấp 1/cây (cành) Số cây/bụi (cây) Chiều cao cây (cm) Đường kính thân cây (mm) I 30,13b 7,53b 140,86 b 7,45b II (Đ/C) 22,67c 5,06c 117,42d 5,21c III 32,17 a 8,37a 147,18 a 8,92a IV 30,60b 7,70ab 134,09 c 7,27b LSD 0,05 1,51 0,73 5,68 0,53

Ghi chú: a, b, c,… chỉ ra các công thức có cùng ký tự trong một cột không có sai khác ý nghĩa tại mức α = 0,05

nh 3.2. Số cành lá cấp 1/cây ở các công thức nghiên cứu

nh 3.4 . Ciều cao cây ở các công thức nghiên cứu

Số liệu bảng 3.2 cho thấy, việc sử dụng các công thức bón phân thúc khác nhau cho cây măng tây xanh đều có ảnh hưởng đến sự tăng trưởng số lá, đường kính tán và chiều cao cây diễn ra trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển của cây. Cụ thể, Các công thức thí ngiệm có sự khác biệt có ý về mặt thống kê ở mức α = 0,05. Các chỉ tiêu sinh trưởng có sự tăng trưởng mạnh nhất ở công thức III (bón phân thúc thay 50% phân urê bằng phân hữu cơ bánh dầu), cây cao 147,18 cm, đường kính thân 8,92 cm và số cây/bụi 8,37 cm và thấp nhất ở công thức II (không bón phân thúc trong quá trình sinh trưởng). Kết quả này chỉ ra, khi trồng cây măng tây xanh trên chân đất cát pha, khả năng giữ nước và dinh dưỡng kém nên trong quá trình bón phân thúc cho cây cần có sự phối hợp cân đối giữa phân bón hữu cơ và phân vô cơ sẽ cung cấp đủ nguồn dinh dưỡng cần thiết để cây măng tây sinh trưởng phát triển tốt, tạo tiền đề cho năng suất cao. Ở hầu hết các công thức, khi cây đạt chiều cao, số cành lá trên cây và đường kính thân (bảng 3.2), có thể tiến hành thu hoạch lứa măng tơ đầu tiên. Ở giai đoạn này, cây đã đạt đến độ sinh trưởng tối đa. Thu hoạch sau thời gian này, cây mẹ to khỏe sẽ đẻ ra nhiều chồi măng mới, đạt năng suất cao hơn.

3.3. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÂY MĂNG TÂY XANH TRONG CÁC CÔNG THỨC THÍ NGHIỆM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng thay thế phân đạm vô cơ bằng đạm hữu cơ từ bánh dầu cho cây măng tây xanh trồng tại thừa thiên huế (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)