Tình hình biến động sản lượng cao su trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu những rủi ro và giải pháp phát triển bền vững cao su tiểu điền trên địa bàn huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 25)

Cuối thế kỷ XIX, khi rời vùng nguyên quán Amazone (Nam Mỹ), cây cao su đã được phát triển rất nhanh ở nhiều nước trên thế giới. Các quốc gia ở Châu Á trở thành quốc gia hàng đầu sản xuất ngành hàng này.

Sản lượng cao su toàn cầu năm nay khoảng 27,5 triệu tấn bao gồm cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp. Nguồn cung cao su thiên nhiên tùy theo nhu cầu có thể chiếm từ 40 - 44% tổng sản lượng cao su. Có thể thấy nhu cầu cao su tăng cao của thế giới đã đưa nguồn cung cao su thiên nhiên từ mức 6,8 triệu tấn năm 2000 lên gần gấp đôi 12,2 triệu tấn năm 2014. Nguồn cung cao su tổng hợp thế giới vẫn chiếm tỷ trọng khoảng 56% và tăng lên khoảng 60% trong 6 tháng đầu năm 2014. [5].

ĐVT (Nghìn tấn)

Hình 1.1. Sản lượng cao su toàn cầu qua các năm

(Nguồn: Hiệp hội các quốc gia sản xuất cao su thiên nhiên ANPRC ) [19] Sản lượng cao su tự nhiên thế giới tăng nhanh qua các năm và tăng gần 2 lần trong vòng 13 năm. Trong đó, khu vực Châu Á – Thái Bình Dương là nơi đóng góp hơn 95% sản lượng cao su thiên nhiên toàn cầu. [5].

1.4.3. Diện tích cao su trên địa bàn tỉnh Quảng Bình

Tổng hợp diện tích cao su trên địa bàn tỉnh Quảng Bình theo các đơn vị quản lý thê hiện ở bảng 1.2.

Bảng 1.2. Tổng hợp diện tích cao su toàn tỉnh theo đơn vị quản lý đến năm 2014 TT Huyện Tổng DT (ha) Loại hình CS DT (ha) Trong đó Ghi chú DT khai thác (ha) DT kiến thiết (ha) 1 Lệ Thủy 4.281,68 CSTĐ 1.533,6 254,50 1.279,2 CSĐĐ 1.673,08 1.242 431,08 Cty Lệ Ninh CS khác 1.075 - 1.075 Đoàn KTQP 79 – BĐ 15 2 Quảng Ninh 350,20 CSTĐ 58,20 - 58,20 CS khác 142 - 142 Cty Hồng Đức 150 - 150 Làng TNLN 3 Đồng Hới 345,46 CSTĐ 45,46 45,46 - CS khác 300 - 300 Trại Giam Đồng Sơn 4 Bố Trạch 8.342,54 CSTĐ 5.395 2.270 3125 CSĐĐ

1.194,27 516,38 677,92 Cty Việt Trung

1.753,27 - 1.753,27 Cty LCN Long Đại

5 Quảng Trạch 467,36 CSTĐ 38,3 - 38,3 CSĐĐ 429,06 - 429,06 Cty LCN Bắc Quảng Bình 6 Tuyên Hóa 423 CSTĐ 423 400 23 7 Minh Hóa 535 CSTĐ 535 118,80 416,27 Tổng cộng 14.745,24 14.745,24 4.847,14 9.898,10

(Nguồn: Báo cáo của Sở Nông nghiệp và PTNT, 2014)

Cây cao su được đưa về trồng trên vùng đất phía Tây của tỉnh Quảng Bình từ những năm 1960 và đơn vị được triển khai trồng thí điểm là Công ty Việt Trung. Hiện

nay, cây cao su phân bố rộng trên vùng đồi núi thuộc 6 huyện và thành phố đã giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cho bà con nông dân. Ngoài ra, việc trồng cao su đã hạn chế được xói mòn đất ở các vùng núi cao và cải thiện khí hậu. Đây cũng là cơ sở để thực hiện xóa đói giảm nghèo bền vững, tạo cơ hội cho nhiêu nông dân thoát nghèo đến giàu và trở thành những chủ trang trại lớn.

Năm 1998, sau khi Dự án Đa dạng hóa triển khai tại Quảng Bình, trong đó có hợp phần hỗ trợ trồng mới cây cao su cho các hộ dân tham gia, đến năm 2006 sau khi Dự án kết thúc trên địa bàn toàn tỉnh trồng được hơn 1.700 ha. Từ đó người dân càng đã thấy rõ hiệu quả kinh tế của cây cao su, và những năm sau diện tích cao su tiểu điền được tăng lên hàng năm, đến nay trên địa bàn tỉnh có 05 đơn vị trồng cao su (Công ty TNHH 1TV: Việt Trung 3.000 ha; Lệ Ninh 1.727 ha; Long Đại 1.522 ha; Bắc Quảng Bình 362 ha và Binh đoàn 15 760 ha) cùng với diện tích cao su tiểu điền đến năm 2012 toàn tỉnh có 18.220 ha cao su. [13].

Qua bảng 1.2 ta thấy tổng diện tích cao su trên địa bàn toàn tỉnh năm 2014 là 14.745,24 ha, trong đó đa số là diện tích cao su kiến thiết cơ bản (9.898,1 ha chiếm 67,13% tổng diện tích). Diện tích cao su khai thác là 4.847,14 ha chiếm 32,87% tổng diện tích.

Bố Trạch là huyện có diện tích cao su lớn nhất trong toàn tỉnh với 5.395 ha chiếm 36,59% tổng diện tích cao su của toàn tỉnh, trong đó diện tích cao su thời kỳ kiến thiết cơ bản là 3125 ha chiếm 57,92% diện tích cao su của toàn huyện.

1.4.4. Hình thức tổ chức, quản lý sản xuất cao su ở Quảng Bình 1.4.4.1. Tổ chức sản xuất theo quy mô hộ gia đình 1.4.4.1. Tổ chức sản xuất theo quy mô hộ gia đình

Tổng diện tích cao su tiểu điền đến cuối năm 2009 là 7.335,6 ha, chiếm 50,0% diện tích cao su toàn tỉnh. Đây là hình thức tổ chức sản xuất theo các hộ gia đình. Ưu điểm của hình thức tổ chức sản xuất này là chủ động được lực lượng lao động của địa phương, tận dụng được quỹ đất phân tán để trồng cao su đem lại hiệu quả cao trong sử dụng đất.

Tuy nhiên do hạn chế về khả năng đầu tư thâm canh, hạn chế về tiếp cận khoa học kỹ thuật, lực lượng lao động chưa được đào tạo ... nên năng suất cao su tiểu điền không cao, dẫn đến hiệu quả thu nhập thấp. Bên cạnh đó trong sản xuất cao su theo hướng hàng hóa các hộ gia đình đã bộc lộ những hạn chế, họ không thể vươn tới được để độc lập hoàn toàn mà cần đến vai trò hỗ trợ của các cơ quan chuyên ngành về trồng, khai thác, chế biến tiêu thụ sản phẩm, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới và tăng cường cơ giới hóa các khâu trong sản xuất. [19]

1.4.4.2. Tổ chức sản xuất theo các Công ty, doanh nghiệp

Từ khi chuyển hướng xóa bỏ nền kinh tế bao cấp sang kinh tế thị trường, phát triển kinh tế của tỉnh đã có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Tỉnh có 2 nông trường quốc doanh, 2 công ty lâm công nghiệp và hệ thống các trạm trại sản xuất giống cây trồng, vật nuôi.

Thực hiện các Nghị định số 170/2004/NĐ-CP ngày 22/9/2004, Nghị định số 200/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 và Nghị định số 25/2010/NĐ-CP ngày 19/3/2010 của Chính phủ về việc chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty TNHH một thành viên, từ ngày 01/7/2010 cả 4 Công ty nói trên đều đã được chuyển đổi sang công ty TNHH một thành viên và hoạt động theo Luật doanh nghiệp. Đây là cơ hội và điều kiện để các công ty phát huy tinh thần năng động sáng tạo trong sản xuất kinh doanh, xóa bỏ tư tưởng bao cấp. Trong đó 2 Công ty Việt Trung và Lệ Ninh là hai đơn vị có truyền thống nhiều năm gắn với cây cao su trên địa bàn tỉnh, nhờ vậy mà số diện tích do 2 công ty quản lý đều cho năng suất và chất lượng ổn định. Do quỹ đất giao cho Công ty đã sử dụng trồng cao su hết vì vậy các năm gần đây 2 Công ty này chủ yếu đưa những diện tích cao su lâu năm già cỗi, năng suất thấp vào thanh lý và trồng lại nhằm dần tạo ra vườn cao su có năng suất, chất lượng cao hơn. Đầu tư nâng cấp, xây dựng mới các cơ sở chế biến cao su bảo đảm năng suất, chất lượng và tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

Những năm gần đây, theo chủ trương đẩy mạnh phát triển cao su của tỉnh 2 Công ty LCN Long Đại và Bắc Quảng Bình cũng đã đẩy mạnh việc chuyển đổi một số diện tích rừng trồng kém hiệu quả sang trồng cao su, qua hơn 2 năm đầu tư, 2 công ty đã trồng mới được 745 ha cao su, cơ cấu giống cao su mới có chất lượng tốt, bước đầu cây sinh trưởng, phát triển tốt.

Ngoài ra hiện nay trên địa bàn đang có nhiều tổ chức, doanh nghiệp quan tâm thuê đất đầu tư trồng cao su. Nằm trong kế hoạch của Dự án Khu kinh tế Quốc phòng Nam Quảng Bình tổng Công ty 15 (Binh đoàn 15) đang được tỉnh quan tâm tạo điều kiện để thực hiện Dự án trồng cao su với quy mô khoảng 3.500 - 4.000ha cao su tại huyện Lệ Thủy. Năm 2009, tỉnh đã giao cho Binh đoàn 15 196,8 ha đất để trồng cao su nhưng do giao muộn so với thời vụ nên chỉ trồng được 26,0ha.

Năm 2010, theo kế hoạch khả năng các công ty, doanh nghiệp trên trồng mới khoảng 600 ha cao su, nâng diện tích cao su lên 1.300ha. Theo xu thế phát triển các công ty, doanh nghiệp nói trên sẽ là các đầu mối trung tâm trong đầu tư phát triển cao su của tỉnh những năm tới.

1.4.4.3. Hoạt động liên kết, liên doanh

Các thành phần kinh tế khác như nhóm hộ, doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nông thôn đang có xu hướng phát triển theo hướng tích tụ các điều kiện sản xuất (vốn, lao động, đất đai) tạo điều kiện phát triển sản xuất hàng hóa với quy mô lớn, hiệu quả cao. Đây là loại hình kết, liên doanh được áp dụng sáng tạo trong nền kinh tế nhiều thành phần, với nhiều loại hình liên doanh. Các tổ hợp liên doanh, các công ty liên doanh, các công ty cổ phần liên doanh với nông dân đã có tác dụng thúc đẩy kinh tế phát triển, nông nghiệp đã có những bước đi vững chắc hơn.

đồng chịu trách nhiệm giữa nhà sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Thực hiện mối liên kết 4 nhà và Quyết định 80/TTg về khuyến khích thu mua nông sản qua hợp đồng, đã có 2 công ty cao su và nhiều công ty TNHH khác đã ký hợp đồng đầu tư, tiêu thụ sản phẩm với hàng chục nghìn hộ nông dân. [19]

1.4.5. Tình hình phát triển mô hình CSTĐ ở Quảng Bình

Cây cao su bắt đầu được trồng ở Quảng Bình kể từ năm 1960 nhưng tới năm 1993 mô hình CSTĐ mới được triển khai do lúc này người dân mới nhận thức được hiệu quả từ cây cao su và có sự tiếp sức của nguồn vốn 327 của chương trình “Phủ xanh đất trống, đồi núi trọc” cho vay không lấy lãi. Tuy nhiên, do nguồn vốn ít, chỉ đảm bảo được 40 - 50% quy trình đầu tư, đại bộ phận dân nghèo không có vốn để bổ sung nên vườn CSTĐ có xu hướng suy giảm và đến năm 1997 nguồn vốn 327 cho trồng cao su không còn nữa nên mô hình CSTĐ bị gián đoạn. Đến năm 2000 nhờ có dự án đa dạng hóa nông nghiệp giai đoạn 2000-2006 nên mô hình CSTĐ bắt đầu phát triển. Tuy nhiên, sự phát triển giai đoạn này chủ yếu là tự phát nên diện tích tăng nhanh nhưng năng suất và chất lượng chưa cao.

Nguyên nhân do kỹ thuật canh tác và cơ cấu giống còn chậm đổi mới, một số nơi khâu thu hoạch và chế biến hiệu quả chưa đảm bảo. Mặt khác, CSTĐ do các hộ gia đình tổ chức sản xuất kinh doanh nên hạn chế về vốn đầu tư, thâm canh và người dân chưa chú trọng đến việc phát triển cây cao su. Bên cạnh đó, các chính sách hỗ trợ phát triển CSTĐ còn nhiều bất cập; thiếu các cơ chế quản lý thống nhất giữa người nông dân và chính quyền địa phương. Do vậy, năng suất thấp hơn nhiều so với diện tích cao su của các nông trường quốc doanh... [2].

Kể từ năm 2007 đến nay thực hiện chủ trương của tỉnh Quảng Bình, các địa phương, đơn vị đã cơ bản bám sát quy hoạch được UBND tỉnh phê duyệt nên mô hình CSTĐ thực sự có sự tăng trưởng nhanh về diện tích, năng suất và sản lượng thể hiện qua bảng 1.3. [19].

Bảng 1.3. Diện tích, năng suất và sản lượng CSTĐ tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2010-2014

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014

Tổng diện tích (ha) 8.390,5 8.812,5 9.986,5 10.285,3 8.028,3 Diện tích khai thác (ha) 2.185,1 2.338,5 2.450,7 2.605,5 1.505,5 Diện tích kiến thiết (ha) 6.205,4 6.474,0 7.535,8 7.679,8 6.522,8 Sản lượng (tấn) 1.748,0 2.104,6 2.205,6 2.344,9 1.053,8

Năng suất (tấn/ha) 0,8 0,9 0,9 0,9 0,7

(Nguồn: Sở NN và PTNT - Báo cáo tình hình sản xuất cây cao su trên địa bàn tỉnh Quảng Bình từ năm 2010-2014)

Qua bảng 1.3 ta thấy tình hình sản xuất kinh doanh CSTĐ tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2010 - 20134 có mức tăng trưởng khá cao về mọi mặt, cụ thể: Diện tích năm 2010 là 8.390,5 ha thì đến năm 2013 là 10.285,3 ha (tăng 1.894,8 ha) và đến năm 2014, do ảnh hưởng của cơn bão số 10 năm 2013 làm thiệt hại rất lớn đến diện tích cao su toàn tỉnh nói chung và cao su tiểu điền nói riêng. Diện tích cao su tiểu điền năm 2014 còn 8.028,3 ha. Trong đó, diện tích kiến thiết năm 2013 tăng 1.474,4 ha so với năm 2010, diện tích khai thác nhìn chung khá ổn định qua các năm vì chu kỳ sản xuất kinh doanh cao su dài và thường sau 6 năm mới đưa vào khai thác. Tuy nhiên sang năm 2014, do ảnh hưởng của bão số 10 năm 2013 nên diện tích khai cao su có sự giảm sút. Tương ứng với sự tăng trưởng về diện tích, sản lượng khai thác CSTĐ của Quảng Bình cũng có sự chuyển biến đáng kể, năm 2013 khai thác đạt 2.344,9 tấn tăng 596,9 so với năm 2010 và năm 2014 do diện tích khai thác giảm, đồng thời sau bão năng suất bị ảnh hưởng nên sản chỉ đạt 1.053,8 tấn.

Năng suất khai thác cũng có nhiều chuyển biến tích cực, từ 0,8 tấn/ha lên đến 0,9 tấn/ha. Đến năm 2014, theo số liệu thống kê của Sở NN&PTNT Quảng Bình diện tích CSTĐ đạt 8.028,3 ha chiếm 54,4% diện tích cao su toàn tỉnh. Bên cạnh sự tăng trưởng trên, mô hình CSTĐ ở Quảng Bình cũng đã có hệ thống dịch vụ hỗ trợ về tiêu thụ, kỹ thuật, tài chính và phòng trừ dịch bệnh. Cụ thể, trên địa bàn Quảng Bình có 2 công ty quốc doanh và nhiều doanh nghiệp tư nhân thu mua mủ cao su cũng như cung cấp các dịch vụ đầu vào cần thiết khác như dao cạo, bát đựng mủ, máng, thùng, giống,… nên toàn bộ số lượng mủ CSTĐ khai thác đều được các công ty tiêu thụ và tạo điều kiện thuận lợi cho bà con trong việc mua các yếu tố đầu vào, tạo tâm lý ổn định cho bà con mở rộng đầu tư sản xuất.

Ngoài ra, các hộ nông dân còn được các cán bộ kỹ thuật của Phòng nông Nghiệp huyện, thành phố, tỉnh cũng như các công ty quốc doanh mở các lớp tập huấn về kỹ thuật trồng, chăm sóc và khai thác cao su, qua đó giúp cho người dân có được kiến thức vững vàng, cũng như trình độ, kinh nghiệm để chăm sóc và khai thác tốt vườn cây của chính họ. Chính điều này đã tạo tâm lý ổn định cho các hộ gia đình trồng cao su trong quá trình sản xuất. Bên cạnh hỗ trợ về kỹ thuật, thì các hộ CSTĐ còn được hỗ trợ về mặt tài chính theo các chương trình như dự án 327 CT, dự án đa dạng hóa nông thôn, từ ngân sách tỉnh về tiền mua gống, tiền khai hoang; không những thế ở Quảng Bình có nhiều cửa hàng vật tư nông nghiệp chuyên cung cấp đầy đủ các loại thuốc phòng trừ dịch bệnh, sâu bệnh hại đảm bảo đúng chất lượng nhằm giúp cho bà con kịp thời phòng trừ khi có sâu bệnh xuất hiện và có nhiều cán bộ chuyên môn của thị trấn được cử đi học các lớp tập huấn về biện pháp phòng trừ dịch bệnh đã phổ biến cho bà con nông dân, hướng dẫn giúp bà con biết cách phát hiện bệnh sớm khi có dịch bệnh xảy ra và xử lý kịp thời.

1.4.6. Đặc điểm đất trồng cao su tiểu điền ở Quảng Bình

Đất trồng cao su tiểu điền phần lớn là đất trống đồi núi trọc, thảm thực bì nghèo, chủ yếu là cây bụi, hoặc đất chuyển từ rừng, trồng hết chu kỳ kinh doanh. Đất trồng cao su tiểu điền được thể hiện ở bảng 1.4.

Bảng 1.4. Đặc điểm đất trồng cao su tiểu điền ở Quảng Bình

TT Địa điểm Hạng đất Địa hình Độ cao tương đối (m) Ghi chú

1 Minh Hoá IB, IIB, III 2, 3 <400 - Đất nhóm I: Đất tốt (đất đỏ ba zan; IA + IB đất có thảm thực vật tốt) - Đất nhóm II: Đất trung bình (đất có đá lẫn và sét) - Đất nhóm III: Đất xấu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu những rủi ro và giải pháp phát triển bền vững cao su tiểu điền trên địa bàn huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)