Tình hình phát triển cao su tiểu điền tại các hộ điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu những rủi ro và giải pháp phát triển bền vững cao su tiểu điền trên địa bàn huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 59 - 71)

3.2.3.1. Đặc điểm các hộ điều tra

a. Nguồn nhân lực

Hầu hết chủ hộ là người lao động chính trong quá trình trồng, chăm sóc và khai thác mủ cao su, một trong số họ là những công nhân đang sản xuất tại Công ty cao su Việt Trung hoặc đã nghỉ hưu, chính vì vậy họ rất có kinh nghiệm trong trồng, chăm sóc và khai thác cây cao su. Đặc điểm về nguồn nhân lực của các hộ điều tra được thể hiện ở bảng 3.15.

Kết quả bảng 3.15 cho thấy, tuổi bình quân của các hộ điều tra là 50,03 tuổi, với độ tuổi này, các hộ có nhiều kinh nghiệm trong trồng và chăm sóc cao su (trên 13 năm). Số chủ hộ là nữ là 15 người chiếm 25% tổng số hộ điều tra, trong khi đó số chủ hộ là nam là 45 người chiếm 75% tổng số hộ điều tra, điều này là hợp lý vì việc trồng và thu hoạch cao su cần lao động có sức khoẻ tốt và chủ động thời gian, thường thu

hoạch vào ban đêm, hơn nữa nam giới thường quyết đoán và có khả năng hơn trong việc đầu tư dài hạn.

Bảng 3.15. Đặc điểm nguồn nhân lực của các hộ điều tra

TT Chỉ tiêu ĐVT BQ/HỘ

1 Độ tuổi trung bình Tuổi 50,03

2 Số chủ hộ là nam Người 45

3 Số chủ hộ là nữ Người 15

4 Trình độ văn hóa Lớp 9,07

5 Số khẩu trung bình Người/hộ 4,23

6 Số lao động trung bình của hộ Người/hộ 2,6 7 Loại hộ

- Hộ trung bình 30

- Hộ khá 30

8 Kinh nghiệm sản xuất Năm 13,13

9 Số lao động gia đình tham gia chăm sóc

cao su Người/hộ 1,97

10 Số lao động thuê

Tạm thời Người/hộ 3,225

Thường xuyên Người/hộ 0,8

(Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ, 2014)

Cao su là loại cây trồng đòi hỏi kỹ thuật khá cao từ khâu chăm sóc cho đến khai thác. Người trồng cao su cần thường xuyên học hỏi, tham gia các lớp tập huấn để nâng cao nhận thức, tay nghề và những kiến thức về đối tượng này. Vì thế yếu tố trình độ văn hóa và tuổi chủ hộ có vai trò quan trọng trong việc phản ánh năng lực sản xuất của hộ trên phương diện tiếp thu kỹ thuật và nắm bắt thông tin trong sản xuất. Nghiên cứu chỉ ra trình độ văn hóa trung bình của chủ hộ ở mức trung bình 9,07. Đây là một điều kiện khá thuận lợi cho các hộ tiếp thu các TBKT, nâng cao nhận thức và năng lực sản xuất cho nông hộ. Để trồng và sản xuất cao su có hiệu quả, một trong những giải pháp quan trọng là thực hiện tốt công tác khuyến nông, đào tạo, tập huấn, chuyển giao kỷ thuật cho nông dân trong suốt cả thời kỳ trồng, chăm sóc, và khai thác mủ cao su.

quá cao, bảo đảm kế hoạch hóa gia đình, bình quân nhân khẩu trên hộ là 4,23 người/hộ, số lao động trên hộ cũng khá cao bình quân là 2,6 lao động/hộ, hầu hết các hộ điều tra đã sử dụng một cách hiệu quả lực lượng lao động gia đình.

Hầu hết các hộ trồng cao su đều là những gia đình nông dân, một phần nhỏ hoạt động trong phi nông nghiệp chủ yếu là tiểu thương nhỏ và cán bộ công chức, có nhiều thời gian rãnh rỗi cho việc chăm sóc vườn cây cao su, do vậy phần lớn họ đều sử dụng lao động gia đình trong quá trình chăm sóc cao su, lao động thuê chăm sóc vườn cây thường xuyên tương đối ít (0,8 người/hộ). Tuy nhiên, số lượng lao động thuê theo mùa vụ lại tương đối lớn (3,225 người/hộ), chủ yếu vào thời kỳ trồng là lớn nhất để kịp tiến độ và thời kỳ khai thác để đảm bảo sản lượng vườn cây. Con số này lớn là do một số gia đình có diện tích lớn, hoặc những gia đình công nhân viên chức, tiểu thương không có thời gian và nhân lực khai thác nên phải thuê thêm lao động cạo mủ. Một số lao động là công nhân của công ty cao su Việt Trung nên rất thành thạo trong chăm sóc và khai khác cao su, số lao động còn lại chủ yếu học hỏi kinh nghiệp cạo mủ cao su từ những người đã có kinh nghiệp, chỉ một số ít tham gia vào những khóa cạo mủ cao su một cách bài bản, điều này làm hạn chế việc khai thác cao su một cách có hiệu quả.

Sản xuất cao su cần nhiều công lao động từ khâu chăm sóc, bón phân, diệt cỏ đến khâu khai thác, tiêu thụ và cả khâu phòng trừ bệnh hại. Khác với các cây trồng khác, cây cao su cần lao động thường xuyên trong một thời gian dài. Đặc biệt, tay nghề trong khai thác mủ của lao động quyết định rất lớn đến năng suất mủ và chất lượng vườn cao su trong dài hạn. Nếu cạo quá sâu sẽ ảnh hưởng tới phần gỗ của cây làm cây bị tổn thương, không tái tạo được biểu bì và ống mủ và tạo nên vết sẹo lồi lõm khiến diện tích vỏ đó không thể tiếp tục khai thác vào những năm sau đó. Nếu vết cạo cạn, chưa đủ làm đứt nhiều ống mủ sẽ làm giảm năng suất mủ của vườn. Ngoài ra, độ dày dăm cạo nếu quá mỏng cũng sẽ làm giảm năng suất, nếu quá dày sẽ làm diện tích lớp vỏ khai thác giảm. Trung bình, mỗi cây cao su có chu kỳ khai thác từ 15 đến hơn 20 năm. Tuy nhiên nếu tay nghề lao động không đảm bảo sẽ làm giảm thời gian khai thác xuống chỉ còn 10 năm. Bên cạnh đó, năng suất chất lượng mủ cũng bị suy giảm nhanh chóng. Vì vậy, cần đảm bảo nguồn nhân lực để hoạt động sản xuất cao su không bị gián đoạn và bền vững.

Ở quy mô nông hộ, những hộ sản xuất cao su tiểu điền còn sản xuất nhiều đối tượng cây trồng ngắn ngày khác, vì vậy nguồn lao động bị phân tán. Đây cũng là hạn chế lớn trong việc xây dựng hoạt động sản xuất theo hướng tập trung hàng hóa, trung bình số lao động tham gia sản xuất cao su của hộ chỉ ở mức 1,97 người/hộ.

b. Đặc điểm về nguồn tài nguyên

Đối với nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, không thể thay thế được, trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất nông nghiệp với tư cách vừa là đối

tượng lao động, vừa là tư liệu lao động. Đất đai có giới hạn về diện tích nhưng khả năng sản xuất là vô hạn nếu chúng ta biết sử dụng một cách hợp lý. Vì vậy, vấn đề quan trọng là làm sao tận dụng được đất đai để không ngừng nâng cao năng suất ruộng đất, năng suất cây trồng.

Nghiên cứu tìm hiểu cơ cấu sử dụng đất của nhóm hộ trồng cao su nhằm mục đích làm rõ vai trò của cây cao su trong hoạt động sản xuất nông nghiệp chung của hộ. Bảng 3.16 là kết quả nghiên cứu tìm hiểu cơ cấu sử dụng đất của nhóm hộ trồng cao su tại Thị trấn Nông trường Việt Trung.

Bảng 3.16. Tình hình sử dụng đất của các hộ điều tra

TT LOẠI ĐẤT ĐVT BQ/HỘ TỶ LỆ (%) 1 Tổng DT đất sản xuât Ha 4,61 100 2 Đất trồng lúa 2 vụ Ha 0,01 0,22 3 Đất trồng lúa 1 vụ Ha 0,12 2,60 4 Đất trồng cao su Ha 3,68 79,82 5 Đất màu Ha 0,47 10,20 6 Đất lâm nghiệp Ha 0,29 6,29 7 Đất khác Ha 0,04 0,87 (Nguồn: Phỏng vấn hộ năm 2014)

Theo bảng 3.16 ta thấy, đất trồng lúa bình quân trên hộ của các hộ được nghiên cứu chiếm diện tích thấp nhất, chỉ 0,01 ha/hộ (đất lúa 2 vụ) chiếm 0,22% diện tích đất sản xuất của hộ và 0,12ha/hộ (đất lúa 1 vụ), nguyên nhân là do Thị trấn Nông trường Việt Trung thuộc vào 9 xã vùng núi rẻo cao của huyện Bố Trạch, diện tích đất chủ yếu là vùng gò đồi không phù hợp cho việc sản xuất lúa nước, việc trồng lúa nước chỉ tiến hành ở vùng đồng bằng giữa các vùng đồi hoặc dọc theo hai bờ con sông Dinh, nơi có nhiều nước phục vụ tưới tiêu. Ở những nơi đất dốc hơn một chút người dân trồng một số cây ngắn ngày như rau màu, lạc, ngô, dưa hấu…Diện tích bình quân trên hộ của các loại cây ngắn ngày này không cao (chỉ 0,47ha/ hộ), và những loại cây này được trồng luân phiên một cách hợp lý nên năng suất đem lại tương đối cao, trong đó thị trấn Nông trường Việt Trung nổi tiếng là một vùng trồng dưa hấu có năng suất cao, chất lượng tốt, được xuất bán ở nhiều nơi trong nước.

Đất cây cao su chiếm tỷ lệ diện tích bình quân trên hộ cao 3,68 ha/hộ (chiếm 79,82% tổng diện tích đất sản xuất của hộ). Như vậy, chứng tỏ trồng cao su tiểu điền vẫn đang là sinh kế chính của các hộ dân.

Đất lâm nghiệp bình quân mỗi hộ 0,29ha/hộ. Các loại cây lâm nghiệp được trồng ở đây chủ yếu là keo, tràm, bạch đàn và hồ tiêu. Vì nông trường Việt Trung là Thị trấn có phần lớn diện tích nằm ở vùng gò đồi nên để phát triển kinh tế trên vùng đất này người dân và chính quyền địa phương đã chú ý đến việc phát triển cây dài ngày, vừa tận dụng những nơi đất cằn cỗi, nghèo dinh dưỡng vừa ít công chăm sóc. Riêng đối với cây hồ tiêu và cây cao su là những lại cây cần nhiều công chăm sóc và dinh dưỡng, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

c. Tình hình chăn nuôi của các hộ điều tra

Các loại vật nuôi chính của các hộ điều tra bao gồm trâu, bò, lợn, gia cầm, hươu, dê. Cụ thể tình hình chăn nuôi của các hộ điều tra thể hiện ở bảng 3.17.

Bảng 3.17. Thống kê tình hình chăn nuôi của hộ điều tra

Loại vật nuôi ĐVT Tổng số lượng Bình quân/hộ

Trâu Con 10 0,17

Bò Con 37 0,62

Lợn Con 133 2,22

Gia cầm Con 986 16,43

Hươu, dê con 80 1,33

(Nguồn: Phỏng vấn hộ năm 2014)

Bảng 3.17 cho thấy, số lượng trâu của các hộ được điều tra là thấp nhất, chỉ 10 con trên tổng số 60 hộ, trong khi số lượng bò thì gần hơn 3 lần số lượng trâu (37 con). Như vậy bò vẫn là đối tượng gia súc được ưa chuộng hơn trâu vì dễ nuôi, dễ bán đồng thời lại phù hợp với điều kiện trung du miền núi của Thị trấn hơn. Trong khi đó số lượng lợn cũng rất lớn (133 con), tuy nhiên các hộ chỉ chăn nuôi nhỏ lẻ, mỗi hộ chỉ nuôi vài con để tận dụng nguồn thức ăn thừa và rau trồng trong vườn, con số này lớn là do có một hộ làm trang trại chăn nuôi với số lượng lớn lên tới 100 con. Trong khi đó các loại gia cầm chiếm số lượng lớn nhất trong hoạt động chăn nuôi ở Thị trấn Nông trường Việt Trung với số lượng là 986 con, bình quân 16,43 con/hộ, chủ yếu bao gồm các loại gia cầm là gà, vịt, ngan, ngỗng… Phần lớn các hộ dân đều nuôi một vài con gia cầm trong gia đình để phục vụ cho bữa ăn gia đình và nếu nhiều thì có thể đem bán để cải thiện thu nhập.

Như vậy có thể thấy chăn nuôi không phải là thế mạnh phát triển của các hộ điều tra, các hộ chăn nuôi chủ yếu chỉ phục vụ cho gia đình là chính, tuy nhiên trong thời gian tới các hộ có xu hướng mở rộng quy mô và đa dạng hóa các loại vật nuôi, như vậy sẽ đa dạng hóa nguồn thu hơn cho nông hộ, hạn chế rủi ro trong việc trồng cao su.

3.2.2.2. Tình hình sản xuất cao su tiểu điền ở các hộ điều tra a. Diện tích và năng suất

* Diện tích cao su:

Quy mô diện tích đất trồng cao su có ý nghĩa hết sức quan trọng, nếu diện tích tương đối lớn thì sẽ làm giảm được chi phí đầu tư, tiết kiệm được lao động làm cho năng suất lao động tăng lên đồng thời giảm chi phí quản ký cho các hộ gia đình.

Dưới đây là bảng điều tra về quy mô diện tích đất trồng cao su của các hộ được điều tra:

Bảng 3.18. Diện tích trồng cao su của các hộ điều tra năm 2014

TT Chỉ tiêu ĐVT BQ chung/ hộ Tỷ lệ (%)

* Tổng diện tích trồng cao su Ha 3,68 100

1 Diện tích thời kỳ KTCB Ha 0,32 8,70

2 Diện tích thời kỳ KD Ha 3,36 91,30

2.1 Cao su 327 Ha 0,50 14,88

2.2 Cao su đa dạng hóa Ha 2,86 85,12

(Nguồn: Số liệu điều tra hộ năm 2014)

Kết quả điều tra ở bảng 3.18 đã cho thấy, bình quân chung diện tích cao su tiểu điền của mỗi hộ là 3,68 ha/hộ, trong đó 3,36 ha (chiếm 91,30% tổng diện tích) đang trong thời kỳ khai thác. Trong đó 85,12% là diện tích cao su được trồng theo chương trình đa dạng hóa bình quân 2,86ha/hộ. Diện tích cao su theo chương trình 327 được đưa vào khai thác bình quân 0,5ha/hộ chiếm khoảng 14,88% tổng diện tích cao su thời kỳ kinh doanh.

Diện tích cao su trong thời kỳ KTCB chiếm khoảng 8,7% tổng diện tích, bình quân mỗi hộ là 0,32 ha/hộ. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của bão số 10 làm gãy đổ một số diện tích cao su của hộ nên các hộ hạn chế trong việc trồng mới cao su, đồng

thời đa số diện tích của các hộ điều tra được trồng theo chương trình đa dạng hóa đã đưa vào khai thác nên diện tích cao su kiến thiết cơ bản thấp.

Như vậy ta có thể thấy được, bình quân diện tích trồng cao su tiểu điền/hộ là tương đối cao, cho thấy nguời dân ở đây đã nhận thấy được hiệu quả kinh tế do cây cao su mang lại, một phần là kết quả của quá trình quan tâm khuyến khích của chính quyền địa phương đối với việc đầu tư mở rộng diện tích cao su, phủ xanh đất trống đồi trọc và tăng hiệu quả sử dụng đất đồi lên hàng chục lần. Các hộ được điều tra ở Thị trấn Nông trường Việt Trung xem cây cao su là cây trồng chủ lực để phát triển kinh tế, sử dụng tối đa nguồn lực về đất đai để trồng cây cao su, khi cây cao su đã được đưa vào khai thác, các hộ dân đã khẳng định được giá trị kinh tế mà cây cao su mang lại là rất to lớn.

Bảng 3.19. Diện tích cao su phân theo loại đất

Chỉ tiêu ĐVT Tổng Tỷ lệ BQ chung/ hộ

1. Tổng diện tích trồng cao su Ha 220,6 100 3,68 2. Diện tích theo quy hoạch (có

bìa đỏ) Ha 82,05 37,19 1,37

3. Diện tích mua thêm Ha 36,4 16,50 0,61

4. Diện tích tự khai hoang (có

bìa xanh) Ha 102,15 46,31 1,70

(Nguồn: Số liệu điều tra hộ năm 2014)

Kết quả bảng 3.19 cho thấy, diện tích các hộ trồng cao su theo quy hoạch được cấp bìa đỏ chiếm tỷ lệ 37,19% tổng diện tích trồng cao su tiểu điền của hộ. Diện tích đất hộ tự khai hoang để trồng cao su vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất 46,31% tổng diện tích. Ngoài ra, 16,5% diện tích được các hộ mua thêm để trồng cao su.

Bảng 3.20. Diện tích cao su phân nhóm theo quy mô diện tích

TT Nhóm quy mô Số hộ Tỷ lệ (%) trung bình Diện tích

(ha)

1 < 2 ha 16 26,67 1,21

2 2 - 3 ha 21 35,00 2,64

3 > 3 ha 23 38,33 6,33

Bảng 3.20 cho thấy: Trong 60 hộ điều tra có 23 hộ có quy mô diện tích trên 3 ha chiếm 38,33% tổng số hộ điều tra, diện tích cao su tiểu điền trung bình của nhóm hộ này là 6,33ha/hộ. Quy mô từ 2-3ha có 21 hộ chiếm 35% tổng số hộ điều tra. Diện tích bình quân nhóm hộ này là 2,64ha/hộ. Nhóm hộ có quy mô dưới 2ha chiếm tỷ lệ 26,67% với quy mô bình quân 1,21ha/hộ.

Như vậy, ta có thể thấy được, các hộ có diện tích không đồng đều, nhưng chủ yếu là từ 2ha trở lên (chiếm 73,33% tổng số hộ điều tra).

Bảng 3.21. Diện tích cao su phân theo độ dốc của đất

Chỉ tiêu ĐVT Tổng Tỷ lệ BQ chung/ hộ

1. Tổng diện tích trồng cao su Ha 220,60 100 3,68 2. Diện tích đất bằng (0-8o) Ha 89,45 40,55 1,49 3. Diện tích đất hơi dốc (9-15o) Ha 101,65 46,08 1,69 4. Diện tích đất dốc (15-22o) Ha 29,50 13,37 0,50

(Nguồn: Số liệu điều tra hộ năm 2014)

Bảng 3.21 cho thấy, cao su đang được trồng trên địa bàn nghiên cứu chủ yếu là

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu những rủi ro và giải pháp phát triển bền vững cao su tiểu điền trên địa bàn huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 59 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)