Rủi ro về tổ chức quản lý sản xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu những rủi ro và giải pháp phát triển bền vững cao su tiểu điền trên địa bàn huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 83 - 85)

Trong tổ chức và quản lý sản xuất, một số hộ vẫn chưa tổ chức tốt khâu sản xuất của mình. Một số hộ đi cạo mủ muộn, khi trời nắng dẫn đến sản lượng chưa cao. Bên cạnh đó, trong khâu chăm sóc vẫn chưa đảm bảo được yêu cầu kỹ thuật.

Một trong những rủi ro về khâu tổ chức quản lý sản xuất mà các hộ gặp phải đó là rủi ro trong quản lý nguồn vốn.

sản xuất kinh tế nào cũng cần có vốn. Cây cao su là cây công nghiệp dài ngày, đòi hỏi lượng vốn đầu tư lớn, khả năng lưu chuyển vốn chậm. Do vậy, quá trình huy động và sử dụng vốn của các hộ gia đình trong suốt chu kì của cây có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của chu kì kinh doanh. Qua bảng 3.29 sẽ thấy rõ hơn về quy mô vốn đầu tư của các hộ điều tra.

Bảng 3.29. Cơ cấu sử dụng vốn đầu tư cho cây cao su của các hộ điều tra

Chỉ tiêu ĐVT Số lượng

Số hộ Hộ 60

Vốn BQ/hộ/ha/năm

Tự có Triệu đồng/hộ 89,43

Vốn vay Triệu đồng/hộ 41,73

Vốn BQ/ha/năm Triệu đồng/ha/năm 20,46

(Nguồn: Phỏng vấn hộ năm 2014)

Qua điều tra cho thấy, vốn đầu tư cho cao su được huy động từ nguồn vốn tự có và từ vốn vay từ các chương trình, dự án Đa dạng hóa nông nghiệp, vay từ nguồn tín dụng của các hội (như hội nông dân, hội phụ nữ…), từ ngân hàng chính sách của huyện với mức lãi suất tương đối ưu đãi từ 0,65%/tháng- 0,9%/tháng, tuy nhiên, do nguồn vốn từ các chương trình, dự án, cũng như vốn của các tổ chức tín dụng còn hạn hẹp nên không phải hộ nông dân nào cũng vay vốn đủ số lượng mình cần nên phải vay vốn ở ngân hàng, vào nhiều thời điểm khác nhau nên lãi suất biến động khác nhau, vào thời điểm lãi suất ngân hàng lên tới 1,2%/tháng- 1,4%/tháng thì việc trả lãi ngân hàng là một khó khăn của hộ gia đình. Hầu hết những hộ vay vốn là những hộ tiến hành khai hoang trồng mới vườn cây và những hộ chưa đi vào khai thác, còn những hộ có vườn cây đã đưa vào khai thác, cho thu nhập thì hầu hết sử dụng vốn tự có là chính.

Theo bảng 3.29 ta thấy, vốn đầu tư bình quân của một hộ trong suốt thời kỳ KTCB là 131,15 triệu đồng/ha, trong đó vốn tự có là 89,43 triệu đồng (chiếm 68,18% cơ cấu vốn), vốn vay là 41,73 triệu đồng (chiếm 28,9% cơ cấu vốn). Như vậy mức vốn vay quá thấp vì các hộ còn mang tâm lý ngại vay vốn, hơn nữa lượng vốn vay cũng như số hộ được xét vay không nhiều. Các hộ gia đình phần lớn chỉ đầu tư từ nguồn vốn tự có, chỉ một số ít là vay vốn vào quá trình khai hoang, trồng mới do cần lượng vốn lớn mà tiềm lực gia đình không đủ để đáp ứng. Còn lại các hộ ít quan tâm đến việc vay vốn với tâm lý sợ phải nợ, tủ tục rườm rà.

Do diện tích và độ tuổi của cao su của các hộ không giống nhau nên chỉ tiêu vốn bình quân trên ha sẽ phản ánh có ý nghĩa hơn về hiệu quả sử dụng vốn của các hộ điều tra

đối với cây cao su. Kết quả điều tra cho thấy, bình quân vốn đầu tư cho một ha cao su của các hộ điều tra trong năm 2014 là 20,.46 triệu đồng/ha/ năm. Tuy nhiên, theo số liệu điều tra chi phí cho cao su bình quân là 17 triệu đồng/ha/năm trong thời kỳ KTCB, như vậy có thể nhận thấy một lượng vốn đã bị thất thoát trong quá trình đầu tư do năng lự quản lý vốn còn kém hiệu quả của nông hộ, đây cũng là một trong những rủi ro trong việc đầu tư cho cao su tiểu điền.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu những rủi ro và giải pháp phát triển bền vững cao su tiểu điền trên địa bàn huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)