Rủi ro về sâu bệnh hại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu những rủi ro và giải pháp phát triển bền vững cao su tiểu điền trên địa bàn huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 79)

Theo “Báo cáo thực trạng về sâu bệnh hại cây cao su tại Quảng Bình, nguyên nhân và một số giải pháp phòng trừ” của Chi cục Bảo vệ Thực vật Quảng Bình, khả năng nhiễm một số loại sâu bệnh hại của một số giống cao su trên địa bàn tỉnh Quảng bình như sau:

Bệnh phấn trắng gây hại nặng trên các khu vực cao su chăm sóc đầu tư kém, trên các giống dễ bị nhiễm bệnh như RRIM 600, RRIV 4, GT1, VM 515, PB 260... Bệnh rụng lá Corynespora gây hại nặng trên các giống không sõ nguồn gốc được mua từ các tỉnh Bình Dương, Bình Phước... Các giống PB260, RRIV 4... mua của tư nhân, và hiện nay bệnh cũng đã lây lan sang một số giống khác như VM 515, RRIM 600...Và bệnh loét sọc miệng cạo gây hại trên một số giống cao su như RRIV4, RRIM 600...[22]

Mặc dù sâu bệnh hại là loại rủi ro chỉ chiểm tỷ lệ nhỏ (2.85%) trong các loại rủi ro mà nông hộ gặp phải nhưng cũng gây thiệt hại không nhỏ đến chất lượng vườn cây cao su. Bảng 3.27 cho thấy rủi ro về sâu bệnh hại ảnh hưởng đến cao su tiểu điền của nông hộ.

Bảng 3.27. Rủi ro về sâu bệnh hại mà cao su của các hộ mắc phải

Loại bệnh hại Tỷ lệ bị hại theo DT (%)

Mức độ hại (theo cấp độ)

Mức độ ảnh hưởng đến sản xuất

Phấn trắng 14,50 Hại trung bình Ảnh hưởng ít

Héo đen đầu lá 13,12 Hại trung bình Ảnh hưởng ít

Rụng lá Corynespora 11,75 Hại nhẹ Ảnh hưởng ít

Loét sọc miệng cạo 8,75 Hại nhẹ Ảnh hưởng ít

Nứt thân xì mủ 4,75 Hại nhẹ Ảnh hưởng ít

(Nguồn: Phỏng vấn hộ năm 2014)

Thời tiết thay đổi thất thường, sự thiếu cẩn thận trong quá trình chăm sóc và chất lượng giống không đảm bảo là những yếu tố tạo điều kiện cho sâu bệnh bùng phát, phần lớn các hộ dân cho biết những năm gần đây tần suất nhiễm bệnh của cây cao su cao hơn so với những năm trước, chủ yếu là bệnh phấn trắng, nứt thân xì mủ, loét sọc miệng cạo và héo đen đầu lá.

Theo số liệu thu thập được, có gần khoảng 135 ha cao su đã và đang nhiễm bệnh, các loại sâu bệnh này không những gây hại đến vườn cây mà còn ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng mủ. Theo ông Uông Đình Thâm - một cán bộ kỹ thuật đã nghỉ hưu của công ty TNHH MTV Việt Trung, cũng là một hộ dân trồng cao su từ những năm đầu ở Thị trấn cho biết, đối với những cây cao su bị nhiễm bệnh thì năng suất mủ có thể giảm từ 30- 40% và thời gian khai thác giảm từ 2-3 tháng. Theo số liệu điều tra cho thấy, 14.5% diện tích cao su của các hộ dân mắc bệnh phấn trắng và 13.125% mắc bệnh héo đen đầu lá trong thời kỳ TKCB, 8.75% bị loét sọc miệng cạo và 4.75% bị nứt thân xì mủ trong thời kỳ kinh doanh. Ngoài ra, có một số đối tượng bệnh gây hại mới xuất hiện tại Quảng Bình trong thời gian gần đây như bệnh rụng lá Corynespora gây hại trên 11.75% cao su kiến thiết cơ bản (KTCB), gây rụng lá, khô cành cao su khai thác tại nhiều vườn cao su tiểu điền.

Trong các đối tượng bệnh gây hại, đáng chú ý nhất là bệnh phấn trắng, bệnh gây hại cả trên cao su khai thác và cao su KTCB. Đối với cao su KTCB bệnh gây rụng lá, khô cành làm cho cao su phát triển còi cọc, kéo dài thời gian KTCB. Đối với cao su khai thác bệnh làm rụng hết lá, nặng khô cành làm giảm rõ rệt sản lượng mủ, một số vườn bị bệnh nặng thì phải nghỉ cạo hoàn toàn gây thiệt hại lớn cho người trồng cao su.

Bệnh phấn trắng gây hại nặng chủ yếu vào thời điểm từ tháng 2 đến tháng 5, lúc cao su ra lá non, thời tiết có nhiều sương mù, ẩm độ không khí cao rất thuận lợi cho bệnh phấn trắng phát sinh và gây hại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, bệnh phấn trắng gây hại nặng trên các khu vực cao su chăm sóc đầu tư kém, trên các giống dễ bị nhiễm bệnh như RRIM 600, RRIV 4, GT1, VM 515, PB 260...

Tiếp đến là bệnh rụng lá Corynesopra, đây là đối tượng bệnh rất nguy hiểm, mới xuất hiện tại Quảng Bình trong một vài năm trở lại đây. Bệnh có thể làm khô cành và chết nguyên cây đối với cao su KTCB, làm rụng lá, khô cành đối với cao su khai thác. Thực tế điều tra cho thấy, bệnh đã làm cho một số vườn cao su đã bị chết hoặc nhiễm nặng bệnh rụng lá Corynesopra. Đây là một đối tượng có mức độ lây lan nhanh từ vườn này sang vườn khác và khó phòng trừ. Bệnh gây hại nặng vào thời điểm giao mùa, nắng mưa xen kẻ hoặc giữa mùa hè nhưng có mưa bệnh phát sinh và gây hại nặng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, bệnh hại nặng trên các giống không sõ nguồn gốc được mua từ các tỉnh Bình Dương, Bình Phước... Các giống PB260, RRIV 4... mua của tư nhân, hiện nay bệnh cũng đã lây lan sang một số giống khác như VM 515, RRIM 600...

Bệnh loét sọc miệng cạo trên cao su khai thác : Đây là một đối tượng đang ngày càng gia tăng về diện tích và mức độ gây hại. Bệnh thường gây hại nặng và những tháng mùa mưa trên các vùng ẩm thấp, chăm sóc kém, kỹ thuật cạo mủ không hợp lý. Đặc biệt là cao su tiểu điền, do kỹ thuật cạo mủ không hợp lý nên tình trạng bệnh loét sọc miệng cạo đang ngày một gia tăng. Một số giống cao su tại Quảng Bình nhiễm bệnh loét sọc mặt cạo nặng như RRIV4, RRIM 600...

Bệnh héo đen đầu lá: Bệnh chủ yếu gây hại trên cao su KTCB (1-3 năm tuổi), thường xuất hiện và gây hại nặng vào thời điểm từ tháng 12 đến tháng 3, đặc biệt gây hại nặng tại các vùng có nhiệt độ thấp, ẩm độ không khí cao, cao su không được đầu tư chăm sóc hợp lý.

Ngoài các đối tượng chủ yếu trên thì bệnh nấm hồng, rụng lá mùa mưa, nứt vỏ xì mủ, thối thân... cũng có chiều hướng gia tăng mức độ gây hại, vì vậy cần theo dõi thường xuyên các đối tượng này để có biện pháp phòng trừ kịp thời.

Ngoài các bệnh gây hại thì có một số đối tương sâu hại trên cây cao su, so với bệnh hại thì sâu hại hiện nay trên cây cao su ở Thị trấn nông trường Việt Trung với mức độ không cao, ảnh hưởng không lớn đến vườn cây cao su nói chung. Tuy nhiên, cũng có một số đối tượng nguy hiểm như nhện đỏ gây hại trên cao su KTCB, chủ yếu gây hại trên các vườn cao su trồng xen sắn, nhện gây hại sắn đã lan sang cao su làm cho một số vườn cao su vàng và rụng lá, cây phát triển còi cọc. Ngoài ra còn có châu chấu gây hại nặng tại một số vườn cao su ven bìa rừng và một số đối tượng khác như mối, rệp sáp, sên...

Theo ông Uông Đình Thâm, nguyên nhân dẫn đến hiện tượng gia tăng sâu bệnh trên là do diện tích cao su ở Thị trấn nông trường Việt Trung tăng lên nhanh chóng trong khi sự hiểu biết cũng như công tác phòng trừ sâu bệnh hại cây cao su chưa được người trồng cao su quan tâm một cách đúng mức. Một số hộ dân thường phun thuốc phòng trừ sâu bệnh một cách tự phát hoặc theo hộ khác chứ không hề theo khuyến cáo của cán bộ kỹ thuật, loại thuốc và liều lượng phun cũng rất tùy tiện.

Bên cạnh đó, công tác quy hoạch đất, công tác giống... đang còn nhiều bất cập, chưa chú ý đến việc phòng sâu bệnh hại cao su. Trong việc lựa chọn giống, người dân chỉ chú trọng đến giá cả và loại giống, ít chú ý đến khả năng kháng bệnh của giống, và 3% hộ còn không quan tâm đến nguồn gốc giống. 5% hộ cho biết họ tiến hành trồng cao su ngay sau khi khai hoang làm đất chứ không hề phơi đất như khuyến cáo trong các quy trình kỹ thuật, điều này làm cho các mầm bệnh trong đất không bị tiêu diệt và cây trồng dễ bị nhiễm bệnh hơn.

Ngoài ra, trình độ thâm canh, kỹ thuật khai thác mủ còn yếu cũng chính là nguyên nhân sâu bệnh hại cao su ngày càng phát sinh và gây hại nghiêm trọng. Những người dân kỹ thuật cạo còn kém, quá trình cạo không cẩn thận như cạo quá sát đất, cạo phạm gỗ hoặc cạo khi mặt cạo bị ướt dễ gây nhiễm bệnh cho cây.

Qua điều tra, các hộ gia đình cho biết biện pháp phòng trừ chính là sử dụng thuốc hóa học. Đối với những loại sâu bệnh gây hại trên lá cây, người dân thường sử dụng thuốc dạng dung dịch để phun, một số diện tích cây có tán lá quá cao thì không thể phun được hoặc phun nhưng hiệu quả rất thấp. Tuy nhiên, cây lớn khi mắc bệnh có khả năng tự phục hồi cao hơn và tỷ lệ bị chết thấp hơn cây con.

3.3.4. Rủi ro về địa hình

Địa hình là loại rủi ro theo các hộ nông dân là có tỷ lệ thấp nhất trong các loại rủi ro mà họ gặp phải. Tuy nhiên, địa hình ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh trưởng, phát triển của cao su.

Bảng 3.28. Thống kê về độ dốc đất trồng cao su của các hộ điều tra

Độ dốc Nội dung ĐVT Đất bằng (00 - 80) Đất dốc (99 - 150) Đất rất dốc (160 - 220) 1. Diện tích Ha 89,45 101,65 29,50 2. Tỷ lệ % 40,.55 46,08 13,37 (Nguồn: Phỏng vấn hộ năm 2014)

ở vườn đất đó không, trong đó độ dốc là yếu tố được quan tâm nhiều nhất vì nói ảnh hưởng đến khả năng đón nắng, đón gió, khả năng bám rễ và chống chịu gió bão của cây cao su. Theo khuyến cáo của Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam, độ dốc an toàn để trồng cao su là dưới 300, như vậy, theo như điều tra thì 60 hộ trồng cao su đã đạt tiêu chuẩn về độ dốc, cụ thể là có 89,45 ha (chiếm 40,55% tổng diện tích điều tra) đạt độ dốc khoảng 00-80, 101,65ha (chiếm 46,08% tổng diện tích điều tra) đạt độ dốc 90-150 và 29,05 ha có độ dốc 160-220. Qua nghiên cứu dễ dàng nhận thấy đa số diện tích trồng cao su ở Thị trấn Nông trường Việt Trung là tương đối bằng phẳng, diện tích hơi dốc chỉ chiếm tỷ lệ thấp, và 100% diện tích đảm bảo về sự thoát nước khi có mưa lớn xảy ra.

Địa hình bằng phẳng vừa là điều kiện thuận lợi vừa bất lợi cho cao su, thuận lợi là cây phát triển mạnh, bộ lá tươi tốt và cho năng suất cao, dễ cho việc chăm sóc và sử dụng máy móc, tuy nhiên đó cũng là bất lợi cho cây cao su vào mùa mưa bão vì khi cây phát triển ở vùng đất trũng thấp, nhiều dinh dưỡng thì bộ rễ kém ăn sâu, bộ lá quá tươi tốt, tỷ lệ nước trong thân cao, khi có mưa bão xảy ra bộ lá nặng trong khi rễ không đủ sức bám làm cây dễ bị gãy đổ, trong khi những vùng có độ dốc cao hơn có tỷ lệ gãy đổ thấp hơn vì ở những vùng đất đồi ngèo dinh dưỡng buộc cây phải bám rễ sâu hơn, bộ lá ít tươi tốt hơn và tỷ lệ nước trong cây thấp hơn, do vậy có khả năng chống chịu gió bão tốt hơn.

Bên cạnh đó, các hộ vẫn chưa tuân thủ khuyến cáo của các bộ kỹ thuật về thiết kế lô, thửa, hàng. Hướng trồng của các hộ dân là rất tùy tiện, không theo một hướng cụ thể, ở những nơi có độ dốc tương đối lớn, các hộ không trồng theo đường đồng mức như khuyến cáo mà trồng thẳng hàng như ở những nơi đất bằng. Các lô, thửa không hề liền kề với nhau mà manh mún, nhỏ lẻ vì nông hộ thường tận dụng các khoảng đất trống quanh nhà để trồng. Điều này vừa gây ảnh hưởng đến khả năng chống chịu gió bão, vừa khó khăn trong việc cơ giới hóa trong trồng và chăm sóc cây, làm tăng thêm chi phí so với mức bình quân. Đây là một trong những rủi ro của các hộ trồng cao su trong việc phòng chống khi gió bão xảy ra vì việc tiết kể lô, thửa, hàng không hợp lý sẽ dẫn đến khả năng chống chịu gió bão kém, dễ bị gãy đổ hơn những nơi có thiết kế lô, thửa, hàng hợp lý.

3.3.5. Rủi ro về tổ chức quản lý sản xuất

Trong tổ chức và quản lý sản xuất, một số hộ vẫn chưa tổ chức tốt khâu sản xuất của mình. Một số hộ đi cạo mủ muộn, khi trời nắng dẫn đến sản lượng chưa cao. Bên cạnh đó, trong khâu chăm sóc vẫn chưa đảm bảo được yêu cầu kỹ thuật.

Một trong những rủi ro về khâu tổ chức quản lý sản xuất mà các hộ gặp phải đó là rủi ro trong quản lý nguồn vốn.

sản xuất kinh tế nào cũng cần có vốn. Cây cao su là cây công nghiệp dài ngày, đòi hỏi lượng vốn đầu tư lớn, khả năng lưu chuyển vốn chậm. Do vậy, quá trình huy động và sử dụng vốn của các hộ gia đình trong suốt chu kì của cây có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của chu kì kinh doanh. Qua bảng 3.29 sẽ thấy rõ hơn về quy mô vốn đầu tư của các hộ điều tra.

Bảng 3.29. Cơ cấu sử dụng vốn đầu tư cho cây cao su của các hộ điều tra

Chỉ tiêu ĐVT Số lượng

Số hộ Hộ 60

Vốn BQ/hộ/ha/năm

Tự có Triệu đồng/hộ 89,43

Vốn vay Triệu đồng/hộ 41,73

Vốn BQ/ha/năm Triệu đồng/ha/năm 20,46

(Nguồn: Phỏng vấn hộ năm 2014)

Qua điều tra cho thấy, vốn đầu tư cho cao su được huy động từ nguồn vốn tự có và từ vốn vay từ các chương trình, dự án Đa dạng hóa nông nghiệp, vay từ nguồn tín dụng của các hội (như hội nông dân, hội phụ nữ…), từ ngân hàng chính sách của huyện với mức lãi suất tương đối ưu đãi từ 0,65%/tháng- 0,9%/tháng, tuy nhiên, do nguồn vốn từ các chương trình, dự án, cũng như vốn của các tổ chức tín dụng còn hạn hẹp nên không phải hộ nông dân nào cũng vay vốn đủ số lượng mình cần nên phải vay vốn ở ngân hàng, vào nhiều thời điểm khác nhau nên lãi suất biến động khác nhau, vào thời điểm lãi suất ngân hàng lên tới 1,2%/tháng- 1,4%/tháng thì việc trả lãi ngân hàng là một khó khăn của hộ gia đình. Hầu hết những hộ vay vốn là những hộ tiến hành khai hoang trồng mới vườn cây và những hộ chưa đi vào khai thác, còn những hộ có vườn cây đã đưa vào khai thác, cho thu nhập thì hầu hết sử dụng vốn tự có là chính.

Theo bảng 3.29 ta thấy, vốn đầu tư bình quân của một hộ trong suốt thời kỳ KTCB là 131,15 triệu đồng/ha, trong đó vốn tự có là 89,43 triệu đồng (chiếm 68,18% cơ cấu vốn), vốn vay là 41,73 triệu đồng (chiếm 28,9% cơ cấu vốn). Như vậy mức vốn vay quá thấp vì các hộ còn mang tâm lý ngại vay vốn, hơn nữa lượng vốn vay cũng như số hộ được xét vay không nhiều. Các hộ gia đình phần lớn chỉ đầu tư từ nguồn vốn tự có, chỉ một số ít là vay vốn vào quá trình khai hoang, trồng mới do cần lượng vốn lớn mà tiềm lực gia đình không đủ để đáp ứng. Còn lại các hộ ít quan tâm đến việc vay vốn với tâm lý sợ phải nợ, tủ tục rườm rà.

Do diện tích và độ tuổi của cao su của các hộ không giống nhau nên chỉ tiêu vốn bình quân trên ha sẽ phản ánh có ý nghĩa hơn về hiệu quả sử dụng vốn của các hộ điều tra

đối với cây cao su. Kết quả điều tra cho thấy, bình quân vốn đầu tư cho một ha cao su của các hộ điều tra trong năm 2014 là 20,.46 triệu đồng/ha/ năm. Tuy nhiên, theo số liệu điều tra chi phí cho cao su bình quân là 17 triệu đồng/ha/năm trong thời kỳ KTCB, như vậy có thể nhận thấy một lượng vốn đã bị thất thoát trong quá trình đầu tư do năng lự quản lý vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu những rủi ro và giải pháp phát triển bền vững cao su tiểu điền trên địa bàn huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)