Một số giống cao su đang sử dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu những rủi ro và giải pháp phát triển bền vững cao su tiểu điền trên địa bàn huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 32)

Bộ giống cây cao su sử dụng trên địa bàn tỉnh và những giống chủ yếu sử dụng trên địa bàn gồm: RRIM 600, RRIM 712, RRIC 121, RRIV 4, PB 260, GT 1… (Đây là những giống được Tập đoàn Cao su Việt Nam khuyến cáo trồng khu vực Bắc Trung Bộ). Thể hiện ở bảng 1.6.

Bảng 1.5 cho thấy trong cơ cấu giống cao su trên địa bàn Quảng Bình, diện tích giống PB 260 lớn nhất 3789 ha, chiếm tỷ lệ 25,7%; tiếp theo là giống RRIM 600 với diện tích 2912,1 ha chiếm tỷ lệ 18,1%, thấp nhất là giống RRIM 712 147 ha chiếm tỷ lệ 1% tập trung ở cao su đại điền.

Bảng 1.6. Cơ cấu giống cao su trồng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình

TT Giống

Cao su tiểu điền Cao su Đại điền Tổng

DT (ha) Tỷ lệ (%) DT (ha) Tỷ lệ (%) DT (ha) Tỷ lệ (%) 1 PB 260 2296,1 25,94 1492,9 25,53 3789,0 25,7 2 RRIV 4 2551,6 28,83 152,5 2,61 2704,1 15,7 3 RRIM 600 1758,3 19,87 1153,8 19,73 2912,1 18,1 4 PB 86 576,6 6,51 100,7 1,72 677,3 4,1 5 RRIV 6 536,6 6,06 100,1 1,71 636,7 3,8 6 GT 1 285,3 3,22 1076,7 18,41 1362 10,8 7 PB 235 63,4 0,72 432,4 7,39 495,8 4,0 8 VM 515 - - 1045,2 18,03 1045,2 9,0 9 RRIC 121 - - 468,46 6,93 468,46 3,4 10 RRIM 712 - - 147,0 2,17 147,0 1,0 11 Giống không rõ nguồn gốc 785,5 8,88 - - 785,5 4,4

Riêng đối với cao su tiểu điền, giống chiếm diện tích lớn nhất là RRIV 4 với diện tích 2551,6 ha chiếm 28,83% tổng diện tích cao su tiểu điền. Bảng trên cũng cho ta thấy, trong sản xuất cao su tiểu điền nông dân vẫn còn sử dụng giống không rõ nguồn gốc với diện tích 785,5% chiếm tỷ lệ 8,88% tổng diện tích cao su tiều điền toàn tỉnh, đây là một tỷ lệ khá cao. Bên cạnh đó, giống thuộc dòng RRIV và PB 260 là những giống có năng suất cao nhưng chống chịu sâu bệnh và gió bão kém, dễ tạo ra rủi ro cho người nông dân.

1.4.9. Định hướng quy hoạch phát triển cao su của tỉnh Quảng Bình

Mở rộng diện tích cây cao su trên các đối tượng đất có điều kiện lập địa phù hợp, trong đó xem xét chuyển đổi những diện tích rừng tự nhiên sản xuất nghèo kiệt, rừng trồng sản xuất kém hiệu quả sang trồng cao su ở những nơi có điều kiện nhằm tạo thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung có quy mô phù hợp.

Đẩy mạnh công tác khuyến nông, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ, đưa giống mới có năng suất cao và thích ứng với đặc thù khí hậu thời tiết của tỉnh vào sản xuất; đào tạo nâng cao trình độ cho người lao động trong việc trồng, chăm sóc, khai thác, chế biến cao su.

Về định hướng mô hình sản xuất, có 2 loại: Mô hình liên kết (cao su tiểu điền): Nông dân có đất, các doanh nghiệp hỗ trợ giống, kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm; mô hình tự chủ (cao su đại điền): Các doanh nghiệp thuê đất hoặc liên kết với các đơn vị chủ rừng; tự chủ về vốn, kỹ thuật và tiêu thụ sản phẩm.

Tổng diện tích cao su quy hoạch theo địa phương đến năm 2015 toàn tỉnh đạt 18.086 ha, trong đó:

Huyện Lệ Thủy 4.311 ha, thuộc 13 xã: Ngân Thủy, Kim Thủy, Lâm Thủy, Phú Thủy, Dương Thủy, Mai Thủy, Mỹ Thủy, Thái Thủy, TTNT Lệ Ninh, Văn Thủy, Sen Thủy, Trường Thủy và Sơn Thủy.

Huyện Quảng Ninh: 452 ha, thuộc 6 xã: Hiền Ninh, Vạn Ninh, Trường Xuân, Trường Sơn, Hàm Ninh và Vĩnh Ninh.

Thành phố Đồng Hới: 194 ha, thuộc 4 xã, phường: Đồng Sơn, Bắc Lý, Lộc Ninh và Nghĩa Ninh.

Huyện Bố Trạch: 10.845 ha, thuộc 19 xã, thị trấn: Liên Trạch, Cự Nẫm, Sơn Trạch, Xuân Trạch, Lâm Trạch, Hưng Trạch, Phú Trạch, Vạn Trạch, Trung Trạch, Đại Trạch, Nam Trạch, Lý Trạch, Hòa Trạch, Tây Trạch, Phú Định, Sơn Lộc, Hạ Trạch, Nhân Trạch và thị trấn Nông Trường Việt Trung.

Huyện Quảng Trạch: 516 ha, thuộc 6 xã: Quảng Lưu, Quảng Châu, Quảng Thạch, Quảng Tiến, Quảng Liên và Quảng Phương.

Huyện Tuyên Hóa: 800 ha, thuộc 8 xã, thị trấn: Cao Quảng, Ngư Hóa, Thanh Hóa, Kim Hóa, Hương Hóa, Lê Hóa, Sơn Hóa và thị trấn Đồng Lê.

Huyện Minh Hóa: 968 ha, thuộc 10 xã: Trung Hóa, Hóa Hợp, Hồng Hóa, Minh Hóa, Hóa Phúc, Tân Hóa, Thượng Hóa, Hóa Tiến, Xuân Hóa và Quy Hóa.

* Tầm nhìn phát triển cao su đến năm 2020:

Đến năm 2020, diện tích cao su toàn tỉnh đạt: 23.000 ha.

Đầu tư phát triển các cơ sở chế biến mủ, gỗ cao su gắn với vùng nguyên liệu theo hướng đa dạng sở hữu, đa dạng sản phẩm. Đầu tư xây dựng tại Khu công nghiệp Hòn La 1 nhà máy chế biến sản phẩm cao su công nghiệp. Xây dựng mới 03 nhà máy chế biến cao su với công suất mỗi nhà máy khoảng 500 - 1000 tấn mủ/năm. Nâng công suất của các xưởng chế biến mủ cao su nhỏ và vừa hiện có lên 1.500 - 2.000 tấn sản phẩm/năm.

Tiếp tục đầu tư hoàn thiện các công trình cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm như xây dựng đường giao thông, điện sản xuất và sinh hoạt...Thực hiện quy hoạch các khu dân cư phục vụ sản xuất ở các vùng cao su tập trung. Đẩy mạnh phát triển các loại hình dịch vụ phục vụ sản xuất.

Phát triển đa dạng về các loại hình quản lý, tổ chức sản xuất, trong đó lấy mô hình cao su đại điền của các công ty, doanh nghiệp làm trung tâm. Tiếp tục có cơ chế, chính sách phù hợp khuyến khích các doanh nghiệp, cá nhân tham gia phát triển trồng, chế biến và tiêu thụ sản phẩm theo quy hoạch được duyệt. [19]

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu

Các hộ dân trồng cao su tiểu điền trên địa bàn Thị trấn Nông trường Việt Trung, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.

Những rủi ro gặp phải trong sản xuất cao su tiểu điền trên địa bàn Thị trấn Nông trường Việt Trung, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.

2.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: Cao su được trồng ở vùng gò đồi Thị trấn Nông trường Việt trung, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.

- Phạm vi thời gian:

+ Cao su tiểu điền trồng tại Thị trấn Nông trường Việt Trung từ chương trình 327 (1993 - 1997) và Dự án đa dạng hóa nông nghiệp (1998 - 2006).

+ Rủi ro với cao su tiểu điền được xem xét từ năm 2010 - 2014.

2.3. Nội dung nghiên cứu

* Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu: Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội, ...

* Xác đinh quá trình phát triển và những kết quả thu được trong phát triển cao su tiểu điền trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.

- Quá trình phát triển và những kết quả thu được trong phát triển cao su tiểu điền ở huyện Bố Trạch:

+ Diện tích, năng suất, sản lượng mủ khai thác qua các năm. + Các giống cao su đang sử dụng.

+ Một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất cao su tiểu điền.

+ Một số thuận lợi, khó khăn trong phát triển CSTĐ trên địa bàn huyện. - Quá trình phát triển và những kết quả thu được trong phát triển cao su tiểu điền ở các hộ điều tra:

+ Thông tin chung về hộ: diện tích đất sản xuất, số khẩu, số lao động chính, tuổi và giới tính của chủ hộ, trình độ văn hóa,...

+ Diễn biến về diện tích trồng cao su của hộ, năng suất, sản lượng khai thác qua các năm, nguồn vốn đầu tư để phát triển CSTĐ.

+ Trình độ sản xuất của hộ: Số năm sản xuất, số lớp tập huấn đã tham gia. + Sự hợp tác trong sản xuất giữa các hộ.

+ Tình hình ứng dụng các TBKT về giống và khai thác mủ CSTĐ.

* Xác định những rủi ro và những tác hại gây nên trong phát triển cao su tiểu điền trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.

- Phân loại rủi ro: Về thiên tai, về thị trường, về dịch bệnh,... - Các thiệt hại từ những rủi ro đối với cộng đồng và nông hộ - Ảnh hưởng của rủi ro đó đến doanh thu của cộng đồng và hộ

* Xác định những giải pháp phát triển bền vững cao su tiểu điền trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.

- Căn cứ đề xuất các giải pháp: Dự báo nhu cầu tiêu thụ, chính sách và định hướng của Quốc gia, tỉnh.

- Giải pháp ứng phó với những rủi ro và phát triển bền vững cao su: Về quy hoạch, về vốn, về lao động, về kỹ thuật công nghệ, về thị trường...

2.4. Phương pháp nghiên cứu 2.4.1. Chọn điểm nghiên cứu 2.4.1. Chọn điểm nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện tại Thị trấn nông trường Việt Trung, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.

Thị trấn nông trường Việt Trung là điểm có diện tích trồng cao lớn của tỉnh Quảng Bình, trong đó diện tích cao su tiểu điền chiếm 2/3 diện tích cao su tiểu điền toàn tỉnh, đại diện cho vùng sinh thái gò đồi của huyện Bố Trạch.

Bên cạnh đó, trong thị trấn Nông trường Việt Trung cũng là địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của cơn bão số 10/2013.

2.4.2. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu

Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng với các công cụ cơ bản như: Phỏng vấn sâu, phỏng vấn bán cấu trúc, sử dụng bảng hỏi để thu thập thông tin, thảo luận nhóm.

2.4.2.1. Thu thập thông tin thứ cấp

- Báo cáo kinh tế - xã hội của huyện, tỉnh và của Sở Nông nghiệp.

- Các tài liệu, số liệu liên quan từ các báo cáo, nghiên cứu, các chương trình dự án.

2.4.2.2. Thu thập thông tin sơ cấp

- Phỏng vấn 5 nông dân am hiểu về tình hình sản xuất cao su tiểu điền trên địa bàn. - Khảo sát trực tiếp tại 60 hộ gia đình sản xuất, phỏng vấn bằng bảng hỏi bán cấu trúc và quan sát điều kiện sản xuất trực tiếp của các hộ điều tra trên địa bàn nghiên cứu.

- Phương pháp chọn hộ: Trong các hộ sản xuất cao su tiểu điền ở thị trấn Nông trường Việt Trung, tiến hành chọn ngẫu nhiên 60 hộ.

* Nội dung phỏng vấn

- Nội dung phỏng vấn hộ sản xuất:

+ Thông tin cơ bản: chủ hộ, nhân khẩu, trình độ văn hóa, chuyên môn, lao động, thu nhập, diện tích đất đai…

+ Tình hình sản xuất: quy mô, nguồn vốn đầu tư, năng suất, sản lượng khai thác qua các năm, kinh nghiệm sản xuất của hộ, các giống cao su đang sử dụng, ...

+ Tình hình tiêu thụ: Hình thức bán mủ, giá bán, kênh phân phối, cách thức vận chuyển sản phẩm, ...

+ Một số thuận lợi và khó khăn trong sản xuất của hộ, các chính sách của Nhà nước về phát triển cao su tiểu điền mà hộ tiếp cận được.

+ Một số rủi ro hộ gặp phải trong sản xuất: loại rủi ro và mức độ phổ biến, các thiệt hại theo từng loại rủi ro, giải pháp của hộ để ứng phó với các rủi ro,...

- Nội dung phỏng vấn cán bộ tỉnh, huyện, xã:

+ Diện tích, năng suất, sản lượng mủ khai thác qua các năm. + Các giống cao su đang sử dụng.

+ Một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất cao su tiểu điền.

+ Một số thuận lợi, khó khăn trong phát triển CSTĐ trên địa bàn huyện. + Các rủi ro trong sản xuất cao su tiểu điền ở địa phương và vai trò của nhà nước trong việc giúp nông dân giảm thiểu thiệt hại.

+ Định hướng của tỉnh về phát triển CSTĐ trong thời gian tới. - Nội dung phỏng vấn người am hiểu:

+ Các giống cao su đang sử dụng ở địa bàn. + Sự hợp tác trong sản xuất giữa các hộ.

+ Các rủi ro và mức độ ảnh hưởng đến sản xuất của người dân.

+ Các biện pháp mà cộng đồng thường làm để hạn chế rủi ro, nâng cao hiệu quả sản xuất cao su tiểu điền.

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội của địa bàn nghiên cứu 3.1.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội của huyện Bố Trạch 3.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Bố Trạch nằm ở cửa ngõ phía Bắc thành phố Đồng Hới, trung tâm tỉnh lỵ Quảng Bình có chiều rộng từ Tây sang Đông chiếm toàn bộ chiều ngang của Việt Nam. Với vị trí địa lý đặc biệt, Bố Trạch tiếp giáp với cả Biển Đông và biên giới Việt Nam và Lào. Có đường quốc lộ 1A và đường sắt xuyên Việt, đường Hồ Chí Minh cả hai nhánh Đông và Tây chạy dọc từ Bắc đến Nam suốt chiều dài của huyện và đi qua địa phận hầu hết các xã.

 Lãnh thổ của huyện có toạ độ địa lý như sau: Vĩ độ Bắc: 170 14’39”đến 170 43' 48” Kinh độ Đông: 105058’ 3’’ đến 106035’ 573’’

 Ranh giới hành chính của huyện:

- Phía Bắc giáp: huyện Quảng Trạch, Tuyên Hóa, Minh Hóa. - Phía Nam giáp: thành phố Đồng Hới và huyện Quảng Ninh. - Phía Đông giáp: biển Đông.

- Phía Tây giáp: nước CHDCND Lào.

Bố Trạch có 24 km bờ biển và trên 54km đường biên giới với nước CHDCND Lào; Có nhiều tuyến giao thông quan trọng đi qua, bao gồm quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh (nhánh Đông và Tây), đường sắt Bắc – Nam. Các tuyến đường quốc lộ 15A; Tỉnh lộ 2( TL 561) ; 2B( TL 560), tỉnh lộ 3( TL 566); tỉnh lộ 11 ( TL 565) nối hệ thống QL1, đường Hồ Chí Minh và đường 20 ( TL 562) tạo thành mạng lưới giao thông ngang - dọc tương đối hoàn chỉnh; có cửa khẩu Cà Roòng – Noọng Ma (Việt Nam – Lào), có cảng Gianh, các danh thắng nổi tiếng Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng được UNESCO công nhận di sản thiên nhiên thế giới, khu du lịch - nghỉ mát tắm biển Đá Nhảy là những lợi thế trong phát triển giao lưu kinh tế, văn hóa xã hội .

Tóm lại, vị trí địa lý đã tạo cho huyện có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển toàn diện về kinh tế – xã hội, có cơ hội và điều kiện tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật để triển khai ứng dụng vào sản xuất và đời sống, thực hiện nhanh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đưa nền kinh tế đi lên những bước vững chắc, nhanh hơn trên con đường phát triển của huyện nhà trong những thập niên đầu của thế kỷ XXI.

3.1.1.2. Địa hình

Địa hình của huyện bố Trạch có độ nghiêng từ Tây sang Đông (từ biên giới Việt – Lào xuống đến Biển Đông. Toàn huyện có thể chia làm 4 dạng địa hình như sau:

a. Địa hình núi đá vôi

Kiểu địa hình này chiếm phần lớn diện tích của xã Thượng Trạch, Tân Trạch và một phần diện tích phía Tây của xã Xuân Trạch, Sơn Trạch, Phúc Trạch gồm khối núi đá vôi liên tục từ đèo Mụ Giạ (huyện Minh Hoá) kéo dài tới hang én, Rào Bụt, Cà Roòng (huyện Bố Trạch). Đây chính là khối núi đá vôi liên tục rộng lớn nhất của Việt Nam. Địa hình núi đá vôi bị chia cắt rất mạnh, với những vách đá dựng đứng, xếp lớp, đỉnh lởm chởm, thường kèm theo quá trình karst do hoà tan và ngưng đọng carbonat hình thành nên các nhũ đá, măng đá, nấm đá, chuông đá, cột đá đa dạng, phức tạp, đẹp kỳ diệu trong các hang động.

Vùng núi đá vôi này còn chứa nhiều bí ẩn, nhiều nơi chưa hề có dấu chân người đặt tới. Đặc biệt nó nằm ở miền phân thuỷ giữa hai hệ thống sông: Xê Băng Hiên và Xê Băng Phai chảy vào sông Mê Kông và hệ thống sông Son, sông Gianh, sông Đại Giang chảy ra biển Đông.

b. Địa hình gò đồi

Đây là khu vực tiếp giáp địa hình núi đã vôi và vùng đồng Bằng. phân bố ở khu vực tiếp giáp giữa địa hình núi đá vôi và địa hình đồng bàng. Độ cao trung bình của dạng địa hình này từ 200- 100m, thuộc địa bàn các xã: Lý trạch, Nam Trạch, Hòa Trạch, Cự Nẫm, Vạn Trạch, Tây Trạch, Phú Định, Nông Trường Việt Trung. Vùng gò đồi hình thành nhiều khu vực đất đai rộng lớn màu mỡ cho trồng trọt và chăn nuôi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu những rủi ro và giải pháp phát triển bền vững cao su tiểu điền trên địa bàn huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)