Ngoài rủi ro nghiêm trọng về giá cả, rủi ro lớn thứ hai đối với người dân trồng cao su là thời tiết thay đổi thất thường. Những năm gần đây, thời tiết ở nước ta nói chung và thời tiết các tỉnh Miền Trung nói riêng diễn biến phức tạp, bão lụt, hạn hán,
rét đậm rét hại kéo dài gây thiệt hại không nhỏ đối với các hộ trồng cao su. Tuy nhiên, thiệt hại đáng kể nhất từ khi cao su được đưa vào trồng trên địa bàn vẫn là cơn bão số 10 năm 2013. Dưới đây là tình hình thiệt hại của cao su sau cơn bão số 10 năm 2013 ở cấp độ cộng đồng và cấp độ nông hộ.
3.3.2.1. Ở cấp độ cộng đồng
Ngay sau cơn bão số 10 năm 2013, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình đã chỉ các huyện có trồng cao su tiến hành thống kê tình hình thiệt hại cao su trên địa bàn, đối với huyện Bố Trạch đã có kết quả về mức độ thiệt hại thể hiện ở hình 3.5.
(ĐVT: Ha)
Hình 3.5. Tình hình thiệt hại cao su của huyện Bố Trạch
tỉnh Quảng Bình sau cơn bão số 10 năm 2013
(Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Bình)
Qua thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Bình ta có thể thấy, cao su tiểu điền của huyện Bố Trạch tỉnh Quảng Bình bị thiệt hại rất nặng sau cơn bão số 10 năm 2013, tổng diện tích cao su tiểu điền bị thiệt hại là 6.349,70 ha, trong đó diện tích bị hại ở mức độ nặng là 3.021,60 ha và diện thích bị hại ở mức độ rất nặng là 3.328,10 ha. Trong khi đó, diện tích thiệt hại của cao su đại điền ở mức độ nặng chiếm diện tích lớn hơn (2009,36 ha) so với diện tích thiệt hại ở mức độ rất nặng (1659,33 ha).
2013, gây thiệt hại rất lớn đối với cao su trên toàn huyện, tuy nhiên mức độ thiệt hại của cao su tiểu điền lớn hơn so với cao su đại điền, như vậy ta nhận thấy cao su tiểu điền đứng trước rủi ro về gió bão cao hơn đối với cao su tiểu điền, và để có cái nhìn chi tiết hơn về mức độ thiệt hại của cao su tiểu điền, ta đi đến kết quả nghiên cứu của thiệt hại do bão đối với các hộ điều tra.
3.3.2.2. Ở cấp độ nông hộ
Thiên tai là loại rủi ro lớn thứ hai, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất cao su tiểu điền của nông hộ. Những năm gần đây, dưới tác động của biến đổi khí hậu, thời tiết ở nước ta nói chung và thời tiết các tỉnh Miền Trung nói riêng diễn biến phức tạp, bão lụt, hạn hán, rét đậm rét hại kéo dài gây thiệt hại không nhỏ đối với các hộ trồng cao su. Bảng 3.25 cho thấy tác động của các loại thiên tai lên cây cao su:
Bảng 3.25. Các loại thiên tai ảnh hưởng đến cao su tiểu điền của nông hộ
Loại thiên tai Năm Tỷ lệ bị hại (%) Bình quân/hộ
Rét đậm rét hại 2011, 2012 20,00 0,74 Lũ lụt 2010 5,00 0,18 Bão 2002 5,00 0,18 Bão 2009 10,00 0,34 Bão 2013 60,23 1,64 (Nguồn: Phỏng vấn hộ năm 2014)
Như vậy ta thấy, cao su chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của thời tiết trong vòng 16 năm trở lại đây và có mức độ ảnh hưởng ngày càng nhiều. Năm 2011 và 2012, thị trấn nông trường Việt Trung chịu ảnh hưởng của rét đậm rét hại kéo dài, cây cao su cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Khi cao su ra lá non gặp phải thời tiết quá lạnh thì lá không thể xòe được mà có hiện tượng rụng hàng loạt, nếu nặng cây không lớn được và có thể bị chết. Trên cây lớn, cây rụng lá nhiều lần sẽ làm chậm thời gian khai thác dẫn đến giảm sản lượng mủ ở vườn cao su kinh doanh. Theo điều tra cho thấy rét đậm rét hại năm 2011 và 2012 đã gây ảnh hưởng trên 20% vườn cây của các hộ với số lượng trên 44ha.
Lũ lụt là một loại thiên tai gây ảnh hưởng lớn đến cây cao su. Tuy Thị trấn Nông trường là một xã vùng cao, nhưng lũ cũng có thể xãy ra, tiêu biểu như vào năm
2010 mưa lớn, những vùng đất thấp trũng đã bị ngập nước vì nước không thoát kịp, những vùng đất hai bên con sông Dinh cũng bị ngập do nước sông dâng cao, điều này không chỉ ảnh hưởng tới rau màu mà còn ảnh hưởng đến cây cao su ở những vùng đất này, cây cao su con bị ngập úng thì bộ rễ kém phát triển hoặc có thể bị chết, cây trưởng thành thì cho năng suất thấp. Lũ năm 2010 đã gây ảnh hưởng trên 11 ha cây cao su, chiếm 5% diện tích điều tra.
Trong các loại thiên tai thì cây cao su chịu ảnh hưởng rất lớn của gió bão, khi gió bão xảy ra cao su dễ bị gãy đổ, nghiêng cành, tỷ lệ hại trên diện rộng và khả năng hồi phục thấp. Năm 2002 cơn bão quét qua địa bàn đã gây gãy đổ trên 10 ha cây cao su, chiếm 5% diện tích. Đến năm 2009 một cơn bão khác đã gây thiệt hại trên 20 ha cao su (10 % diện tích). Đặc biệt, đến năm 2013, cơn bão số 10 quét qua Địa bàn Thị trấn đã gây bật gốc, gãy đổ, nghiêng cây trên 60% diện tích. Kể từ khi cây cao su được đưa về trồng trên địa bàn Thị trấn Nông Trường Việt Trung thì đây là cơn bão gây thiệt hại nặng nề nhất trên cây cao su. Bão làm gãy đổ cây cao su, cứ vài cây lại có một cây bị ngã đổ hoàn toàn, nên sau bão cùng với giá thấp, sự giảm sút về mật độ cây trên vườn cũng là một nguyên nhân khiến nông dân không mặn mà với việc cạo mủ.
Bảng 3.26 cho thấy rõ hơn thiệt hại của cơn bão số 10 năm 2013 lên cây cao của các hộ điều tra:
Bảng 3.26. Thiệt hại của bão số 10 năm 2013 lên cây cao su tại các hộ điều tra
Mức độ
Chỉ tiêu ĐVT
Thiệt hại của hộ theo % tỷ lệ diện tích
< 30% 30% - 70% > 70%
Số hộ thiệt hại Hộ 12 37 11
Tỷ lệ % 20 61,67 18,33
BQ diện tích thiệt hại/hộ Ha/hộ 1,3 3,16 4,5
Xếp loại Loại Trung bình Nặng Rất nặng
(Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2014)
Cây cao su có đặc tính thân giòn, dễ gãy, do vậy, trong các loại thiên tai thì cây cao su chịu ảnh hưởng rất lớn của gió bão, khi gió bão xảy ra cao su dễ bị gãy đổ, nghiêng cành, tỷ lệ hại trên diện rộng và khả năng hồi phục thấp. Cơn bão số 10 năm 2013 quét qua trên địa bàn đã gây thiệt hại cho 100% số hộ điều tra.
Kết quả bảng 3.26 cho thấy trong 60 hộ thì có 11 hộ thiệt hại rất nặng với diện tích trung bình mỗi hộ thiệt hại 4,5 ha. Chiếm tỷ lệ lớn nhất là mức độ thiệt hại nặng
(30% - 70%) với số lượng là 37hộ chiếm 61,67% tổng số hộ điều tra, trung bình mỗi hộ thiệt hại 3,16 ha. Thấp nhất là có 12 hộ bị thiệt hại ở mức độ trung bình (< 30%) trung bình mỗi hộ thiệt hại 1,3 ha. Như vậy nhìn chung, thiệt hại do bão số 10 năm 2013 lên cây cao su của các hộ điều tra ở mức độ nặng.
Người dân trồng cao su phải chịu thiệt hại nặng nề như trên, ngoài nguyên nhân khách quan của thiệt hại này là do diễn biến thiên tai ngày càng phức tạp khiến cây cao su bị gãy, đổ hàng loạt do bão số 10 quá lớn, thân cây giòn không chịu được sức gió mạnh, còn có nguyên nhân chủ quan là người trồng cao su chỉ chú trọng đến việc mở rộng diện tích trồng cao su mà không quan tâm đến việc trồng cây tạo vành đai chắn gió cho vườn cao su. Nhiều hộ dân khai thác cao su chạy theo lợi nhuận nên cạo mủ theo kiểu “vắt kiệt” khiến cây yếu không đủ sức chống chịu được với gió bão. Bên cạnh đó, không phải vùng đất nào cũng có thể trồng được cây cao su, đó phải là vùng kín gió, có vành đai xanh cản gió mới bảo đảm được an toàn trong mưa bão.
Đây được đánh giá là cơn siêu bão, được cho là cơn bão mạnh nhất trong vòng 7 năm qua và có đường đi rất phức tạp, di chuyển khá nhanh với sức gió giật cấp 12, 13 sau đó tăng lên 16, 17 trước khi đổ bộ vào đất liền. Tuy trên địa bàn đã từng có nhiều cơn bão quét qua, song đến khi cơn bão vào ngày 27 tháng 9 năm 2013 này quét qua trên địa bàn, người dân cũng như chính quyền địa phương mới thức tỉnh về thách thức của việc trồng cao su trong vùng có gió bão.