Hình thức tổ chức, quản lý sản xuất cao su ở Quảng Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu những rủi ro và giải pháp phát triển bền vững cao su tiểu điền trên địa bàn huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 27 - 29)

1.4.4.1. Tổ chức sản xuất theo quy mô hộ gia đình

Tổng diện tích cao su tiểu điền đến cuối năm 2009 là 7.335,6 ha, chiếm 50,0% diện tích cao su toàn tỉnh. Đây là hình thức tổ chức sản xuất theo các hộ gia đình. Ưu điểm của hình thức tổ chức sản xuất này là chủ động được lực lượng lao động của địa phương, tận dụng được quỹ đất phân tán để trồng cao su đem lại hiệu quả cao trong sử dụng đất.

Tuy nhiên do hạn chế về khả năng đầu tư thâm canh, hạn chế về tiếp cận khoa học kỹ thuật, lực lượng lao động chưa được đào tạo ... nên năng suất cao su tiểu điền không cao, dẫn đến hiệu quả thu nhập thấp. Bên cạnh đó trong sản xuất cao su theo hướng hàng hóa các hộ gia đình đã bộc lộ những hạn chế, họ không thể vươn tới được để độc lập hoàn toàn mà cần đến vai trò hỗ trợ của các cơ quan chuyên ngành về trồng, khai thác, chế biến tiêu thụ sản phẩm, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới và tăng cường cơ giới hóa các khâu trong sản xuất. [19]

1.4.4.2. Tổ chức sản xuất theo các Công ty, doanh nghiệp

Từ khi chuyển hướng xóa bỏ nền kinh tế bao cấp sang kinh tế thị trường, phát triển kinh tế của tỉnh đã có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Tỉnh có 2 nông trường quốc doanh, 2 công ty lâm công nghiệp và hệ thống các trạm trại sản xuất giống cây trồng, vật nuôi.

Thực hiện các Nghị định số 170/2004/NĐ-CP ngày 22/9/2004, Nghị định số 200/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 và Nghị định số 25/2010/NĐ-CP ngày 19/3/2010 của Chính phủ về việc chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty TNHH một thành viên, từ ngày 01/7/2010 cả 4 Công ty nói trên đều đã được chuyển đổi sang công ty TNHH một thành viên và hoạt động theo Luật doanh nghiệp. Đây là cơ hội và điều kiện để các công ty phát huy tinh thần năng động sáng tạo trong sản xuất kinh doanh, xóa bỏ tư tưởng bao cấp. Trong đó 2 Công ty Việt Trung và Lệ Ninh là hai đơn vị có truyền thống nhiều năm gắn với cây cao su trên địa bàn tỉnh, nhờ vậy mà số diện tích do 2 công ty quản lý đều cho năng suất và chất lượng ổn định. Do quỹ đất giao cho Công ty đã sử dụng trồng cao su hết vì vậy các năm gần đây 2 Công ty này chủ yếu đưa những diện tích cao su lâu năm già cỗi, năng suất thấp vào thanh lý và trồng lại nhằm dần tạo ra vườn cao su có năng suất, chất lượng cao hơn. Đầu tư nâng cấp, xây dựng mới các cơ sở chế biến cao su bảo đảm năng suất, chất lượng và tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

Những năm gần đây, theo chủ trương đẩy mạnh phát triển cao su của tỉnh 2 Công ty LCN Long Đại và Bắc Quảng Bình cũng đã đẩy mạnh việc chuyển đổi một số diện tích rừng trồng kém hiệu quả sang trồng cao su, qua hơn 2 năm đầu tư, 2 công ty đã trồng mới được 745 ha cao su, cơ cấu giống cao su mới có chất lượng tốt, bước đầu cây sinh trưởng, phát triển tốt.

Ngoài ra hiện nay trên địa bàn đang có nhiều tổ chức, doanh nghiệp quan tâm thuê đất đầu tư trồng cao su. Nằm trong kế hoạch của Dự án Khu kinh tế Quốc phòng Nam Quảng Bình tổng Công ty 15 (Binh đoàn 15) đang được tỉnh quan tâm tạo điều kiện để thực hiện Dự án trồng cao su với quy mô khoảng 3.500 - 4.000ha cao su tại huyện Lệ Thủy. Năm 2009, tỉnh đã giao cho Binh đoàn 15 196,8 ha đất để trồng cao su nhưng do giao muộn so với thời vụ nên chỉ trồng được 26,0ha.

Năm 2010, theo kế hoạch khả năng các công ty, doanh nghiệp trên trồng mới khoảng 600 ha cao su, nâng diện tích cao su lên 1.300ha. Theo xu thế phát triển các công ty, doanh nghiệp nói trên sẽ là các đầu mối trung tâm trong đầu tư phát triển cao su của tỉnh những năm tới.

1.4.4.3. Hoạt động liên kết, liên doanh

Các thành phần kinh tế khác như nhóm hộ, doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nông thôn đang có xu hướng phát triển theo hướng tích tụ các điều kiện sản xuất (vốn, lao động, đất đai) tạo điều kiện phát triển sản xuất hàng hóa với quy mô lớn, hiệu quả cao. Đây là loại hình kết, liên doanh được áp dụng sáng tạo trong nền kinh tế nhiều thành phần, với nhiều loại hình liên doanh. Các tổ hợp liên doanh, các công ty liên doanh, các công ty cổ phần liên doanh với nông dân đã có tác dụng thúc đẩy kinh tế phát triển, nông nghiệp đã có những bước đi vững chắc hơn.

đồng chịu trách nhiệm giữa nhà sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Thực hiện mối liên kết 4 nhà và Quyết định 80/TTg về khuyến khích thu mua nông sản qua hợp đồng, đã có 2 công ty cao su và nhiều công ty TNHH khác đã ký hợp đồng đầu tư, tiêu thụ sản phẩm với hàng chục nghìn hộ nông dân. [19]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu những rủi ro và giải pháp phát triển bền vững cao su tiểu điền trên địa bàn huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)