Phân tích các rủi ro trong sản xuất cao su tiểu điền của nông hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu những rủi ro và giải pháp phát triển bền vững cao su tiểu điền trên địa bàn huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 71)

Trong những năm qua, sản xuất nông nghiệp nói chung và cao su nói riêng ở tỉnh Quảng Bình gặp rất hiều khó khăn. Diễn biến của thời tiết ngày càng phức tạp và không theo quy luật. Thiên tai, hạn hán thường xuyên xãy ra với cường độ gay gắt và nguy hiểm hơn. Kéo theo đó là sâu bệnh gây hại phát sinh ngày càng nhiều và phòng trừ khó khăn hơn. Bên cạnh đó, giá cả một số đầu vào như vật tư phân bón, giống, thuốc bảo vệ thực vật và các dịch vụ nông nghiệp khác ngày càng tăng. Giá cả đầu ra không ổn định và thường thì “được mùa mất giá và mất mùa được giá” và sản phẩm người nông dân làm ra phụ thuộc nhiều vào tư thương, không theo được quy luật cung cầu của thị trường, từ đó dẫn đến hiệu quả của người sản xuất không cao.

Đối với sản xuất cao su nói chung và cao su tiểu điền nói riêng trong điều kiện sản xuất hiện nay thường gặp một số rủi ro như sau:

3.3.1. Các loại rủi ro trong sản xuất cao su tiểu điền theo đánh giá của nông hộ

Kết quả điều tra cho thấy, các loại rủi ro trong sản xuất cao su tiểu điền của hộ bao gồm rủi ro về thị trường, rủi ro về thiên tai, rủi ro về sâu bệnh hại, rủi ro về điều kiện tự nhiên và rủi ro về tổ chức sản xuất.

ĐVT: %

Rủi ro trong sản xuất cao su tiểu điền

50.35 44.78

0.82

2.85 1.2

Rủi ro về giá Rủi ro về thiên tai Rủi ro về dịch bệnh Rủi ro về địa hình Rủi ro về tổ chức sản xuất

Hình 3.4. Ý kiến đánh giá về các loại rủi ro trong sản xuất cao su tiểu điền của nông hộ

Biểu đồ trên ta có thể thấy được, rủi ro về giá là loại rủi ro có tỷ lệ lớn nhất đối với nông hộ chiếm 50,35% trong các loại rủi ro mà nông hộ gặp phải. Tiếp theo là rủi ro về thiên tai chiếm đếm 44,78%. Rủi ro về dịch bệnh, địa hình và rủi ro về tổ chức sản xuất là các loại rủi ro vẫn ảnh hưởng đến sản xuất của nông hộ nhưng chỉ ở mức thấp 0.82 - 2.85%.

3.3.1. Rủi ro về thị trường

3.3.1.1. Thị trường các yếu tố đầu vào

Song song với vấn đề lựa chọn thị trường, thì vấn đề giá cả các nguyên liệu đầu vào cũng như sản phẩm đầu ra là vấn đề có thể quyết định rất lớn đến tình hình sản xuất cao su của nông hộ. Đặc biệt hơn, cao su là cây công nghiệp lâu năm nên yếu tố biến động giá cả ảnh hưởng rất lớn. Sản xuất cao su là quá trình sản xuất hàng hóa, do vậy sẽ luôn gắn với thị trường và giá cả cũng như chịu sự tác động của chúng.

Các yếu tố đầu vào cho sản xuất cao su bao gồm giống, phân bón, dụng cụ khai thác….chúng chiếm tỷ lệ rất lớn trong cơ cấu chi phí sản xuất. Vì vậy, bất kỳ sự tăng lên hay giảm xuống của các yếu tố đầu vào đều ảnh hưởng đến khả năng đầu tư và thu nhập của các hộ. Qua điều tra cho thấy hầu hết các hộ trồng cao su tại Thị trấn đều mua các yếu tố đầu vào tại các của hàng đại lý có trên địa bàn, hoặc mua tại công ty TNHH MTV Việt Trung.

Riêng về giống, những hộ trồng từ khoảng 10 năm về trước thì chủ yếu mua giống ở công ty Việt Trung, một số đặt mua từ miền Nam, còn những hộ mới trồng cao su trong những năm trở lại đây thì đa số mua giống tại một số trại giống trên địa bàn. Giá giống thường thay đổi theo giá cả của mủ cao su, khi giá mủ lên cao thì giá giống tăng, còn khi giá mủ cao su giảm thì giá giống giảm, tuy nhiên tần suất tăng giảm giá giống không cao như giá mủ cao su. Về phân bón và các công cụ lao động, hộ dân thường mua ở các của hàng vật tư sẵn có trên địa bàn, giá cả của các loại này thường được niêm yết sẵn trên thị trường và ít khi biến động. Như vậy ta thấy trong các yếu tố đầu vào yếu tố về giống chiếm nhiều rủi ro về giá cả.

3.3.1.2. Rủi ro về giá

Thị trường đầu ra đang là một thách thức hàng đầu trong phát triển cao su tiểu điền trong nông hộ tại địa bàn điều tra. Kết quả điều tra cho thấy, tại một số hộ, khi giá mủ cao su xuống thấp, các hộ đã ngừng cạo mủ vì kết quả thu được không đủ đề bù đắp cho công lao động bỏ ra.

Thông thường, khi bán mủ các nông hộ tự mình tìm kiếm đối tác. Hiện nay trên địa bàn Thị trấn, ngoài các điểm thu mua của công ty TNHH MTV cao su Việt Trung, thì đã có rất nhiều điểm thu mủ của tư nhân hoặc các thương lái tự đến vườn của hộ dân để thu mua. Kết quả điều tra cho thấy, mặc dù công ty cao su Việt Trung là một

công ty lớn và đã có nhà máy chế biến mủ nhưng do nhiều nguyên nhân, các hộ trồng cao su tiền không bán sản phẩm cho công ty mà bán chủ yếu cho các Công ty như Công ty Thanh Long (tại Thị trấn Nông trường Việt Trung), Công ty Trường Sinh (tại phường Bắc Nghĩa, TP. Đồng Hới). Trong đó, công ty Thanh Long có đầu tư xây dựng nhà máy sơ chế mủ và có các đại lý rải rác trên địa bàn để thu mua mủ cho nông dân.

Tuy nhiên, do tác động của thị trường thế giới, giá mủ cao su không ổn định, có sự biến động rất lớn giữa các năm. Diễn biến về giá bán mủ cao su được thể hiện qua bảng 3.23.

Bảng 3.23. Biến động giá cả mủ cao su khô trong 5 năm trở lại đây

Năm 2010 2011 2012 2013 2014 Giá (1000đ/kg) 66,731 79,655 58,000 40,394 30,000 So với năm cao nhất (%) 83,78 100 72,81 50,71 37,66 (Nguồn: Phỏng vấn hộ năm 2014)

Để xác định chất lượng mủ nhanh tại vườn, thương lái tiến hành đốt cháy một lượng mủ nhỏ để các định hàm lượng chất khô có trong mủ, từ đó định giá cho từng loại mủ có chất lượng mủ khác nhau. Bên cạnh đó, giá mủ mà thương lái đưa ra luôn luôn dựa trên mức giá của thị trường và thường biến đổi thất thường. Các thương lái tuy nhiều nhưng thường đưa ra giá trên cùng 1 mức sàn giống nhau nên không chênh lệch nhau bao nhiêu, thường xảy ra hiện tượng “làm giá” với nhau để ép giá thu mua thấp hơn giá thị trường. Giá cả thường thay đổi thất thường và không có định mức cụ thể, trong khi người dân lại thiếu thông tin về giá cả trên thị trường nên thường bị thương lái ép giá. Vào năm 2013, giá cả cao su do nhiều nguyên nhân mà giảm mạnh, do giá giảm nên một số thương lái đổi nghề do thu lời từ việc thu mua cao su là rất ít, lúc này số lượng thương lái còn lại giữ độc quyền thu mua, cho nên dù giá có thấp thì thương lái vẫn mặc sức ép giá của người dân vì nếu người dân không bán cho thương lái thì cũng sẽ chẳng thể bán cho ai, để lâu mủ cao su sẽ bị giảm chất lượng và càng khó bán, cho nên người dân buộc phải bán mủ cao su cho thương lái với giá thấp hơn thị trường nhiều. Như vậy, một trong những khó khăn lớn trong tiến trình phát triển cây cao su của hộ chính là ảnh hưởng của giá cả thị trường mà rủi ro này các hộ dân là người phải gánh chịu đầu tiên.

Bảng 3.23 cho thấy, giá mủ cao su biến động rất lớn. Từ năm 2010-2011, giá mủ vẫn ở mức cao 65.000 - 80.000 đồng/kg, sang năm 2012 - 2013 giá bắt đầu chững lại nhưng vẫn còn ở mức cao. Tuy nhiên đến năm 2014, giá bắt đầu giảm mạnh, trung bình 30.000 đồng/kg mủ khô. Có thời điểm giá chỉ 20.000 đồng/kg. Người trồng cao su không muốn thu hoạch mủ. Sự suy giảm này là do tình trạng cung vượt cầu đang diễn ra trên thế giới. Khi mà các nước sản xuất cao su liên tục mở rộng quy mô sản xuất, diện tích cao su ở Lào và Campuchia được đưa vào khai thác với lượng lớn. Mặc dù năm 2013 bão số 10 đã gây thiệt hại rất nhiều diện tích cao su của nhiều địa phương nhưng giá mủ không tăng mà liên tục giảm. Qua đó, ta có thể thấy được, diễn biến thị trường hết sức phức tạp, gây nhiều rủi ro cho người nông dân.

Bảng 3.24. Ảnh hưởng của biến động giá lên doanh thu trên 1 ha cao su KD

Năm Chỉ tiêu ĐTV Theo chương trình 2011 2012 2013 2014 Giá Nghìn đồng/kg 66,731 79,655 58,000 40.394

Năng suất Tấn/ha/ năm 327CT 1,28 1,32 1,38 1,44 ĐDHNN 0,81 0,88 0,91 0,95 Doanh thu/ha Nghìn đồng/ ha/năm 327CT 102.910 76.930 55.530 43.550 ĐDHNN 64.860 51.190 36.480 28.360 Doanh thu/hộ Nghìn đồng/ hộ/năm 327CT 99.050 74.040 73.650 60.460 ĐDHNN 184.690 145.890 103.970 80.830 Tổng 283.740 219.930 177.620 141.290 So với năm 2011 Lần 1 0,79 0,56 0,44 (Nguồn: Phỏng vấn hộ năm 2014)

Bảng 3.24 cho ta thấy, giá thu mua cao su giảm mạnh trong vòng 4 năm trở lại đây. Năm 2011, giá cao su đạt đỉnh cao ở mức 80.000 đồng/kg mủ khô thì đến năm 2013, giá cao su chỉ còn 40.000 đồng/kg và tiếp tục giảm mạnh vào năm 2014 (30.000

đồng/kg). Sự suy giảm này là do tình trạng cung vượt cầu đang diễn ra trên thế giới, khi mà các nước sản xuất cao su liên tục mở rộng quy mô sản xuất, diện tích cao su ở Lào và Campuchia được đưa vào khai thác với lượng lớn. Giá cao su giảm kéo theo doanh thu của hộ trồng cao su cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, từ doanh thu 283.740.000 đồng/hộ năm 2011 xuống chỉ còn 141.290.000 đồng/hộ năm 2014.

Để đánh giá rõ hơn về thiệt hại của cây cao su theo các tuổi cây khác nhau, nghiên cứu tiến hành chia diện tích cao su khai thác theo hai nhóm khác nhau dựa vào thời gian trồng của cây cao su, đó là cao su khai thác theo chương trình 327CT và theo Dự án ĐDHNN. Theo bảng ta thấy, doanh thu bình quân trên ha của cao su khai thác trồng theo chương trình 327CT qua các năm cao hơn doanh thu bình quân trên ha của cao su khai thác trồng theo Dự án ĐDHNN, tuy nhiên, do diện tích cao su khai thác bình quân của hộ theo chương trình 327CT thấp hơn so với của hộ theo Dự án ĐDHNN, cho nên doanh thu trên hộ thấp hơn. Như vậy, nhìn chung thiệt hại của diện tích cao su khai thác theo Dự án ĐDHNN trên hộ cao hơn so với chương trình 327CT. Vào thời kỳ giá cao su tăng cao, các thương lái tuy nhiều nhưng thường đưa ra giá trên cùng 1 mức sàn giống nhau nên không chênh lệch nhau bao nhiêu, thường xảy ra hiện tượng “làm giá” với nhau để ép giá thu mua thấp hơn giá thị trường, trong khi đó người dân lại thiếu thông tin về giá cả trên thị trường nên thường bị thương lái ép giá. Vào năm 2013, giá cả cao su do nhiều nguyên nhân mà giảm mạnh, do giá giảm nên một số thương lái đổi nghề do thu lời từ việc thu mua cao su là rất ít, lúc này số lượng thương lái còn lại giữ độc quyền thu mua, cho nên dù giá có thấp thì thương lái vẫn mặc sức ép giá của người dân vì nếu người dân không bán cho thương lái thì cũng sẽ chẳng thể bán cho ai, để lâu mủ cao su sẽ bị giảm chất lượng và càng khó bán, cho nên người dân buộc phải bán mủ cao su cho thương lái với giá thấp hơn thị trường nhiều. Như vậy, một trong những khó khăn lớn trong tiến trình phát triển cây cao su của hộ chính là ảnh hưởng của giá cả thị trường mà rủi ro này các hộ dân là người phải gánh chịu đầu tiên.

Hiện nay trên địa bàn, đã có nhà máy chế biến mủ của công ty cao su Việt Trung, mủ được chế biến thành sản phẩm mủ tấm hoặc mủ gốm, sau đó mủ sẽ được công ty đem đi tiêu thụ ở thị trường trong và ngoài nước, tuy nhiên chiếm tỷ trọng lớn vẫn là xuất khẩu mà thị trường chính là Trung Quốc, chỉ một phần nhỏ mủ đạt chất lượng cao thì được xuất sang thị trường khó tính hơn. Như vậy, giá cả cao su phụ thuộc phần lớn vào sự thu mua của thị trường Trung Quốc, khi thị trường này giảm thu mua thì giá cả sẽ giảm theo, ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập của người dân.

3.3.2. Rủi ro về thiên tai

Ngoài rủi ro nghiêm trọng về giá cả, rủi ro lớn thứ hai đối với người dân trồng cao su là thời tiết thay đổi thất thường. Những năm gần đây, thời tiết ở nước ta nói chung và thời tiết các tỉnh Miền Trung nói riêng diễn biến phức tạp, bão lụt, hạn hán,

rét đậm rét hại kéo dài gây thiệt hại không nhỏ đối với các hộ trồng cao su. Tuy nhiên, thiệt hại đáng kể nhất từ khi cao su được đưa vào trồng trên địa bàn vẫn là cơn bão số 10 năm 2013. Dưới đây là tình hình thiệt hại của cao su sau cơn bão số 10 năm 2013 ở cấp độ cộng đồng và cấp độ nông hộ.

3.3.2.1. Ở cấp độ cộng đồng

Ngay sau cơn bão số 10 năm 2013, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình đã chỉ các huyện có trồng cao su tiến hành thống kê tình hình thiệt hại cao su trên địa bàn, đối với huyện Bố Trạch đã có kết quả về mức độ thiệt hại thể hiện ở hình 3.5.

(ĐVT: Ha)

Hình 3.5. Tình hình thiệt hại cao su của huyện Bố Trạch

tỉnh Quảng Bình sau cơn bão số 10 năm 2013

(Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Bình)

Qua thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Bình ta có thể thấy, cao su tiểu điền của huyện Bố Trạch tỉnh Quảng Bình bị thiệt hại rất nặng sau cơn bão số 10 năm 2013, tổng diện tích cao su tiểu điền bị thiệt hại là 6.349,70 ha, trong đó diện tích bị hại ở mức độ nặng là 3.021,60 ha và diện thích bị hại ở mức độ rất nặng là 3.328,10 ha. Trong khi đó, diện tích thiệt hại của cao su đại điền ở mức độ nặng chiếm diện tích lớn hơn (2009,36 ha) so với diện tích thiệt hại ở mức độ rất nặng (1659,33 ha).

2013, gây thiệt hại rất lớn đối với cao su trên toàn huyện, tuy nhiên mức độ thiệt hại của cao su tiểu điền lớn hơn so với cao su đại điền, như vậy ta nhận thấy cao su tiểu điền đứng trước rủi ro về gió bão cao hơn đối với cao su tiểu điền, và để có cái nhìn chi tiết hơn về mức độ thiệt hại của cao su tiểu điền, ta đi đến kết quả nghiên cứu của thiệt hại do bão đối với các hộ điều tra.

3.3.2.2. Ở cấp độ nông hộ

Thiên tai là loại rủi ro lớn thứ hai, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất cao su tiểu điền của nông hộ. Những năm gần đây, dưới tác động của biến đổi khí hậu, thời tiết ở nước ta nói chung và thời tiết các tỉnh Miền Trung nói riêng diễn biến phức tạp, bão lụt, hạn hán, rét đậm rét hại kéo dài gây thiệt hại không nhỏ đối với các hộ trồng cao su. Bảng 3.25 cho thấy tác động của các loại thiên tai lên cây cao su:

Bảng 3.25. Các loại thiên tai ảnh hưởng đến cao su tiểu điền của nông hộ

Loại thiên tai Năm Tỷ lệ bị hại (%) Bình quân/hộ

Rét đậm rét hại 2011, 2012 20,00 0,74 Lũ lụt 2010 5,00 0,18 Bão 2002 5,00 0,18 Bão 2009 10,00 0,34 Bão 2013 60,23 1,64 (Nguồn: Phỏng vấn hộ năm 2014)

Như vậy ta thấy, cao su chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của thời tiết trong vòng 16 năm trở lại đây và có mức độ ảnh hưởng ngày càng nhiều. Năm 2011 và 2012, thị trấn nông trường Việt Trung chịu ảnh hưởng của rét đậm rét hại kéo dài, cây cao su cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Khi cao su ra lá non gặp phải thời tiết quá lạnh thì lá không

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu những rủi ro và giải pháp phát triển bền vững cao su tiểu điền trên địa bàn huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)