Tình hình phát triển mô hình CSTĐ ở Quảng Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu những rủi ro và giải pháp phát triển bền vững cao su tiểu điền trên địa bàn huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 29 - 31)

Cây cao su bắt đầu được trồng ở Quảng Bình kể từ năm 1960 nhưng tới năm 1993 mô hình CSTĐ mới được triển khai do lúc này người dân mới nhận thức được hiệu quả từ cây cao su và có sự tiếp sức của nguồn vốn 327 của chương trình “Phủ xanh đất trống, đồi núi trọc” cho vay không lấy lãi. Tuy nhiên, do nguồn vốn ít, chỉ đảm bảo được 40 - 50% quy trình đầu tư, đại bộ phận dân nghèo không có vốn để bổ sung nên vườn CSTĐ có xu hướng suy giảm và đến năm 1997 nguồn vốn 327 cho trồng cao su không còn nữa nên mô hình CSTĐ bị gián đoạn. Đến năm 2000 nhờ có dự án đa dạng hóa nông nghiệp giai đoạn 2000-2006 nên mô hình CSTĐ bắt đầu phát triển. Tuy nhiên, sự phát triển giai đoạn này chủ yếu là tự phát nên diện tích tăng nhanh nhưng năng suất và chất lượng chưa cao.

Nguyên nhân do kỹ thuật canh tác và cơ cấu giống còn chậm đổi mới, một số nơi khâu thu hoạch và chế biến hiệu quả chưa đảm bảo. Mặt khác, CSTĐ do các hộ gia đình tổ chức sản xuất kinh doanh nên hạn chế về vốn đầu tư, thâm canh và người dân chưa chú trọng đến việc phát triển cây cao su. Bên cạnh đó, các chính sách hỗ trợ phát triển CSTĐ còn nhiều bất cập; thiếu các cơ chế quản lý thống nhất giữa người nông dân và chính quyền địa phương. Do vậy, năng suất thấp hơn nhiều so với diện tích cao su của các nông trường quốc doanh... [2].

Kể từ năm 2007 đến nay thực hiện chủ trương của tỉnh Quảng Bình, các địa phương, đơn vị đã cơ bản bám sát quy hoạch được UBND tỉnh phê duyệt nên mô hình CSTĐ thực sự có sự tăng trưởng nhanh về diện tích, năng suất và sản lượng thể hiện qua bảng 1.3. [19].

Bảng 1.3. Diện tích, năng suất và sản lượng CSTĐ tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2010-2014

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014

Tổng diện tích (ha) 8.390,5 8.812,5 9.986,5 10.285,3 8.028,3 Diện tích khai thác (ha) 2.185,1 2.338,5 2.450,7 2.605,5 1.505,5 Diện tích kiến thiết (ha) 6.205,4 6.474,0 7.535,8 7.679,8 6.522,8 Sản lượng (tấn) 1.748,0 2.104,6 2.205,6 2.344,9 1.053,8

Năng suất (tấn/ha) 0,8 0,9 0,9 0,9 0,7

(Nguồn: Sở NN và PTNT - Báo cáo tình hình sản xuất cây cao su trên địa bàn tỉnh Quảng Bình từ năm 2010-2014)

Qua bảng 1.3 ta thấy tình hình sản xuất kinh doanh CSTĐ tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2010 - 20134 có mức tăng trưởng khá cao về mọi mặt, cụ thể: Diện tích năm 2010 là 8.390,5 ha thì đến năm 2013 là 10.285,3 ha (tăng 1.894,8 ha) và đến năm 2014, do ảnh hưởng của cơn bão số 10 năm 2013 làm thiệt hại rất lớn đến diện tích cao su toàn tỉnh nói chung và cao su tiểu điền nói riêng. Diện tích cao su tiểu điền năm 2014 còn 8.028,3 ha. Trong đó, diện tích kiến thiết năm 2013 tăng 1.474,4 ha so với năm 2010, diện tích khai thác nhìn chung khá ổn định qua các năm vì chu kỳ sản xuất kinh doanh cao su dài và thường sau 6 năm mới đưa vào khai thác. Tuy nhiên sang năm 2014, do ảnh hưởng của bão số 10 năm 2013 nên diện tích khai cao su có sự giảm sút. Tương ứng với sự tăng trưởng về diện tích, sản lượng khai thác CSTĐ của Quảng Bình cũng có sự chuyển biến đáng kể, năm 2013 khai thác đạt 2.344,9 tấn tăng 596,9 so với năm 2010 và năm 2014 do diện tích khai thác giảm, đồng thời sau bão năng suất bị ảnh hưởng nên sản chỉ đạt 1.053,8 tấn.

Năng suất khai thác cũng có nhiều chuyển biến tích cực, từ 0,8 tấn/ha lên đến 0,9 tấn/ha. Đến năm 2014, theo số liệu thống kê của Sở NN&PTNT Quảng Bình diện tích CSTĐ đạt 8.028,3 ha chiếm 54,4% diện tích cao su toàn tỉnh. Bên cạnh sự tăng trưởng trên, mô hình CSTĐ ở Quảng Bình cũng đã có hệ thống dịch vụ hỗ trợ về tiêu thụ, kỹ thuật, tài chính và phòng trừ dịch bệnh. Cụ thể, trên địa bàn Quảng Bình có 2 công ty quốc doanh và nhiều doanh nghiệp tư nhân thu mua mủ cao su cũng như cung cấp các dịch vụ đầu vào cần thiết khác như dao cạo, bát đựng mủ, máng, thùng, giống,… nên toàn bộ số lượng mủ CSTĐ khai thác đều được các công ty tiêu thụ và tạo điều kiện thuận lợi cho bà con trong việc mua các yếu tố đầu vào, tạo tâm lý ổn định cho bà con mở rộng đầu tư sản xuất.

Ngoài ra, các hộ nông dân còn được các cán bộ kỹ thuật của Phòng nông Nghiệp huyện, thành phố, tỉnh cũng như các công ty quốc doanh mở các lớp tập huấn về kỹ thuật trồng, chăm sóc và khai thác cao su, qua đó giúp cho người dân có được kiến thức vững vàng, cũng như trình độ, kinh nghiệm để chăm sóc và khai thác tốt vườn cây của chính họ. Chính điều này đã tạo tâm lý ổn định cho các hộ gia đình trồng cao su trong quá trình sản xuất. Bên cạnh hỗ trợ về kỹ thuật, thì các hộ CSTĐ còn được hỗ trợ về mặt tài chính theo các chương trình như dự án 327 CT, dự án đa dạng hóa nông thôn, từ ngân sách tỉnh về tiền mua gống, tiền khai hoang; không những thế ở Quảng Bình có nhiều cửa hàng vật tư nông nghiệp chuyên cung cấp đầy đủ các loại thuốc phòng trừ dịch bệnh, sâu bệnh hại đảm bảo đúng chất lượng nhằm giúp cho bà con kịp thời phòng trừ khi có sâu bệnh xuất hiện và có nhiều cán bộ chuyên môn của thị trấn được cử đi học các lớp tập huấn về biện pháp phòng trừ dịch bệnh đã phổ biến cho bà con nông dân, hướng dẫn giúp bà con biết cách phát hiện bệnh sớm khi có dịch bệnh xảy ra và xử lý kịp thời.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu những rủi ro và giải pháp phát triển bền vững cao su tiểu điền trên địa bàn huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)