Kinh nghiệ mở Việt Nam về sự phát triển HTX nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển hợp tác xã nông nghiệp tại huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 27 - 32)

4. Ý nghĩa khoa học và những đóng góp mới của luận văn

1.2.2 Kinh nghiệ mở Việt Nam về sự phát triển HTX nông nghiệp

Các hợp tác xã hoạt động theo Luật Hợp tác xã số 23/2012/QH13 do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 25 tháng 11 năm 2012 trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp và các dịch vụ có liên quan. Để phát triển các HTX đã phân đấu, tăng cường sản xuất kinh doanh, đúc kết kinh nghiệm để phát triển, như:

Kinh nghiệm phát triển HTX Chè Nguyên Việt ở xã Minh Lập, huyện

Đồng Hỷ: HTX Chè Nguyên Việt đang có 20 thành viên với vùng nguyên liệu chè rộng 15ha, trong đó 10ha được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Hàng năm, HTX đã chủ động đứng ra cung ứng phân bón, vật tư và phối hợp với Phòng Nông nghiệp - Phát triển nông thôn huyện Đồng Hỷ tổ chức nhiều lớp tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, chế biến sản phẩm theo tiêu chuẩn

VietGAP. Năm 2017, doanh thu của HTX Chè Nguyên Việt là gần 4 tỷ đồng; thu nhập bình quân của các thành viên đạt hơn 4 triệu đồng/người/tháng. (http://hoinongdan.org.vn/sitepages/news/1150/73960/thai-nguyen-nang-cao-hieu-qua- kinh-te-hop-tac-xa)

Kinh nghiệm phát triển HTX nông nghiệp chè Tân Hương, Thái Nguyên:

HTX Chè Tân Hương được thành lập năm 2000 tại xã Phúc Xuân, TP Thái Nguyên, sau 18 năm hoạt động HTX có tổng nguồn vốn là hơn 3 tỷ đồng, doanh thu năm 2018 đạt 14.875 triệu đồng, thu nhập bình quân thành viên và người lao động là 5 triệu đồng/người/tháng.

HTX Chè Tân Hương nằm trong vùng chè đặc sản của tỉnh Thái nguyên, có khí hậu và thổ nhưỡng đặc biệt, thành viên HTX là người có kinh nghiệm trong việc trồng, chăm sóc, chế biến chè truyền thống từ nhiều năm.

Hiện nay, HTX có 41 hộ thành viên với vùng nguyên liệu là 25ha chè, trong đó diện tích chè đang thu hái là 20ha, diện tích còn lại là trồng mới. Sản lượng chè búp khô ước đạt 75 tấn/năm, trong đó 29 tấn được sản xuất theo tiêu chuẩn UTZ.

Những năm gần đây, thị trường cạnh tranh gay gắt, nhiều cơ sở kinh doanh không quan tâm đến chất lượng sản phẩm và sức khỏe người tiêu dùng. Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng với sự chỉ đạo đúng đắn, quản lý, điều hành sát sao của Hội đồng quản trị, sự cố gắng của toàn thể thành viên và người lao động trong những năm qua hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX đạt được kết quả tích cực.

Để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, những năm qua, HTX đã đẩy mạnh các hoạt động như: Tập huấn nâng cao kỹ thuật trồng, chăm sóc chè cho các hộ thành viên; cải tiến máy móc; tăng cường quảng bá, giới thiệu sản phẩm... Hội đồng quản trị HTX hướng dẫn các thành viên tổ chức sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế UTZ. Thực hiện sản xuất, chế biến chè theo tiêu chuẩn quốc tế rất nghiêm ngặt, tuân thủ nhiều nguyên tắc, vì vậy những ngày

đầu thực hiện quy trình gặp muôn vàn khó khăn do người dân có thói quen sản xuất theo phương pháp truyền thống. Hội đồng quản trị HTX đã phân công thành viên phục trách hướng dẫn từng nhóm nhỏ, thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện tại các hộ thành viên. Tháng 11/2011, sản phẩm trà xanh của HTX đã được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn quốc tế UTZ.

Sản phẩm chè Tân Hương được sản xuất theo một quy trình khép kín từ khâu chăm bón, thu hái, đến chế biến đảm bảo thực hiện đúng theo quy trình sản xuất chè UTZ, HTX có một Ban kinh doanh kiểm tra chất lượng đầu vào và trước khi xuất bán ra thị trường, sản phẩm HTX sử dụng tem truy xuất nguồn gốc để dán trên sản phẩm. http://vca.org.vn/htx-che-tan-huong-thai- nguyen-san-xuat-che-sach-nang-cao-doi-song-thanh-vien.

Kinh nghiệm phát triển HTX chè Thiên Phú An, xã Phúc Trìu, TP Thái Nguyên

Chè Thiên Phú là sản phẩm của HTX Thiên Phú, đã mang danh một thời, trở thành biểu tượng của miền đất chè Thái Nguyên, sau khi đặt dấu chấm hết cho một thương hiệu danh tiếng một thời, trong niềm tiếc nuối của người trồng chè nơi đây, do nhiều nguyên nhân, như: Chạy theo lợi nhuận đã “ăn lan” vào cách nghĩ, cách làm của những người quản lý HTX. Việc pha trộn chè loại 2, loại 3 vào loại 1 để đóng gói bán với giá chè loại 1, dần dần bị thị trường phát hiện, xa lánh. Chưa kể việc sử dụng phân bón vô cơ, thuốc trừ sâu, tăng tốc thu hoạch không đảm bảo thời gian phân hủy thuốc hóa học… Thương hiệu chè Thiên Phú chính thức bị “khai tử”, HTX cũng theo đó chỉ còn là “cái xác không hồn”. Bỏ HTX, cũng làm xã viên mất đi cơ hội sản xuất tập trung, theo quy trình công nghiệp và phát triển thương hiệu, thị trường.

Nỗi tiếc nuối về thương hiệu vang bóng một thời đeo đẳng mỗi người - chính là “nhiệt lượng” tích tụ lại trong cục than hồng, chỉ chờ gặp chất dẫn nhiệt là cháy bùng trở lại. Những ngày đó, chị Hoàng Thị Thục, một xã viên ngày nào, luôn trăn trở “làm sao để hồi sinh một thương hiệu mạnh của vùng chè đặc sản?”. Chị đi các nơi quan sát, học hỏi cách “Làm chè” thương phẩm,

trao đổi với nhiều chuyên gia để xin tư vấn về quan điểm sản xuất, kinh doanh rồi trở về bàn bạc với những xã viên cũ.

Sau bao nỗ lực vận động, giải thích, thuyết phục của chị, những người nông dân chấp thuận trở lại làm ăn cùng nhau trong mô hình HTX. Tại Đại hội xã viên tổ chức ngày 27/10/2013, một HTX mới có tên Thiên Phú An đã ra đời trong sự kỳ vọng của đông đảo bà con nông dân. Chị Thục được tín nhiệm bầu vào chức vụ Giám đốc HTX. Việc làm đầu tiên của Ban lãnh đạo mới là “chiêu hiền nạp sỹ”. Ông Nguyễn Thành Tích, nguyên Phó giám đốc Sở Công Thương Thái Nguyên (đã nghỉ hưu), cùng một cựu giảng viên Trường ĐH Thái Nguyên được mời về làm quân sư, tham mưu cho Ban lãnh đạo trên con đường đưa thương hiệu chè hồi sinh.

https://thuonghieucongluan.com.vn/thuong-hieu-che-thien-phu-an-xa- phuc-triu-tp-thai-nguyen-bi-mat-cua-su-hoi-sinh

Kinh nghiệm phát triển HTX Rau an toàn Thị trấn Hùng Sơn (Đại Từ):

Hiện HTX đang lên kế hoạch sản xuất theo hướng hữu cơ trong thời gian tới. Anh Trần Văn Hạnh, Giám đốc HTX thông tin: HTX hiện có 11 thành viên và 129 hộ dân liên kết, tổng diện tích canh tác là 39ha, trong đó gần 50% là rau sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Dù thời gian phát triển từ THT lên HTX chưa lâu song HTX đã tạo được uy tín với nhiều hộ dân. Điều quan trọng là thu nhập của thành viên tăng lên từ 15-20% so với sản xuất đơn lẻ. Trung bình mỗi tháng, HTX cung cấp ra thị trường 6 tấn rau các loại, chủ yếu là các cửa hàng thực phẩm an toàn, trường học, bếp ăn tập thể…

Bên cạnh các HTX đã hình thành từ lâu như HTX Dịch vụ sản xuất nông, lâm nghiệp Liên Sơn, HTX nông nghiệp Tân Hương (T.P Thái Nguyên)…, còn xuất hiện nhiều mô hình HTX mới, thu hút sự tham gia của thanh niên nông thôn trở về quê hương lập nghiệp như: HTX Nông nghiệp Tức Tranh T&D (Phú Lương), HTX Nông nghiệp bền vững, HTX chè Tâm Minh (Đại Từ), HTX Nông sản Bãi Hội (Định Hóa)… Không ít HTX đã có nhiều đổi mới trong hoạt

động sản xuất, tích cực ứng dụng khoa học, kỹ thuật, nhờ vậy thu nhập bình quân của thành viên và người lao động đã tăng lên đáng kể, trung bình đạt 3,5-4 triệu đồng/người/tháng (tăng 6,4 lần so với năm 2003).

http://baothainguyen.org.vn/tin-tuc/kinh-te/phat-trien-hop-tac-xa-nong-nghiep-ben- vung-hieu-qua-265678-108.html

Kinh nghiệm phát triển HTX nông nghiệp và được liệu Tiền Nguyên, xã Tân Linh, huyện Đại Từ: Năm 2018, hợp tác xã nông nghiệp và dược liệu Tiền Nguyên, xóm 7, xã Tân Linh sản xuất hơn 600 kg tinh bột các loại cung cấp cho thị trường trong và ngoại tỉnh. Đây là kết quả của quá trình tìm tòi, học hỏi, lao động miệt mài của anh Hứa Văn Tiền – một hội viên nông dân điển hình trong phát triển mô hình trồng và sản xuất dược liệu của xã Tân Linh. Năm 2016, nhận thấy được tiềm năng khi đầu tư phát triển, đưa tinh bột nghệ ra thị trường, anh Hứa Văn Tiền quyết định bắt tay vào trồng, sản xuất và từng bước tìm hướng đi cho sản phẩm tinh bột nghệ .Trước đây gia đình anh Tiền cũng làm chè như bao gia đình khác ở Tân Linh, tuy nhiên, khi tìm hiểu trên truyền hình và nhận thấy trào lưu dùng tinh bột nghệ hiện nay, anh đã tìm hiểu sâu hơn về cách chế biến, công dụng sản phẩm, thị trường tiêu thụ... Do đó, anh đã quyết định đầu tư bài bản từ khâu trồng cho đến khâu sản xuất. Anh Tiền đã học hỏi kinh nghiệm làm nghề ở một số nơi như: Bắc Kạn, Hưng Yên. Mới đầu, anh chỉ làm thử nghiệm mấy chục cân. Sau khi thấy kết quả khả quan, năm 2018, anh mạnh dạn đăng ký thành lập hợp tác xã nông nghiệp và dược liệu Tiền Nguyên và được cấp giấy phép kinh doanh vào tháng 8 năm 2019, trồng dược liệu, sản xuất kinh doanh tinh bột nghệ để cung ứng ra thị trường. Để bảo đảm nguồn hàng cho người tiêu dùng, anh đã đầu tư gần 500 triệu đồng để trang bị máy móc chế biến. Là người mạnh mẽ, anh Hứa Văn Tiền không chỉ siêng năng mà còn ngày đêm bươn chải để tìm ra hướng đi mới trong phát triển thị trường tinh bột nghệ.

T/h: Bích Đào – Quang Tun: http://daitu.thainguyen.gov.vn/-/phat- trien-kinh-te-tu-nghe-trong-che-bien-tinh-bot-nghe.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển hợp tác xã nông nghiệp tại huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 27 - 32)