4. Ý nghĩa khoa học và những đóng góp mới của luận văn
2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu
2.3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu
Để thực hiện được luận văn ở huyện Đại Từ, chúng tôi tiến hành thu thập số liệu theo phương pháp ngẫu nhiên với số HTX nông nghiệp hiện đang hoạt động trên địa bàn và có báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh hàng năm với Huyện (điều tra 1/3 số HTX có báo cáo tài chính hàng năm, bằng 5/15 HTX nông nghiệp)
Các HTX được điều tra gồm 5 HTX nông nghiệp: HTX chè La Bằng; HTX rau an toàn Hùng Sơn; HTX NN sản xuất kinh doanh chế biến các sản phẩm nông lâm nghiệp Nghĩa Thạch, xóm An Thanh, xã An Khánh; HTX chè Hoàng Nông, xã Hoàng Nông và HTX Nông nghiệp Trung Na, xã Tiên Hội.
Phân tích đánh giá tình hình hoạt động của các HTX nông nghiệp, tìm ra những vướng mắc và đưa ra những giải pháp khắc phục những khó khăn, yếu kém và phát huy, nhân rộng những mô hình HTX nông nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả trên địa bàn.
2.3.2.2. Thu thập số liệu liên quan đến đề tài * Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
- Từ các thông tin được công bố chính thống từ các cơ quan Nhà nước, các nghiên cứu của các cá nhân, tổ chức về phát triển HTX nông nghiệp trên thế giới và ở Việt Nam.
- Số liệu thứ cấp từ các đường lối, chính sách của Đảng, luật pháp của Nhà nước, như: Luật HTX (1996, 2003, 2012…); các Quyết định, Nghị định, Thông tư và các văn bản dưới Luật có liên quan đến sự phát triển HTX nông nghiệp….được phân tích, chọn lọc và tổng kết vào nghiên cứu của đề tài.
- Các số liệu chủ yếu từ các nguồn, các công trình nghiên cứu khoa học trên thế giới và ở Việt Nam liên quan đến HTX… Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên qua các năm trong nghiên cứu (2014-2019), tài liệu báo cáo tổng kết của
tỉnh, của huyện Đại Từ qua các năm có liên quan đến HTX, thu thập số liệu từ các Phòng NN; Thống kê; Tài nguyên môi trường; v.v…Các ban, ngành, tài liệu trên các Website mạng Internet, các báo cáo tổng kết hàng năm của các HTX nông nghiệp trong mẫu nghiên cứu của đề tài và các tài liệu khác…
- Các số liệu tác giả thu được thông qua sổ sách, chứng từ, báo cáo, luận văn, luận án tiến sỹ… từ hệ thống thư viện trường ĐHNL Thái Nguyên, Trung tâm học liệu (Đại học Thái Nguyên); Thư viện Thái Nguyên, tham khảo ý kiến các chuyên gia, các thầy cô giáo, bạn bè để làm sáng tỏ cơ sở lý luận, thực tiễn về phát triển HTX nông nghiệp.
* Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
- Phương pháp chuyên gia: Tổ chức các tọa đàm với các chuyên gia, các cán bộ làm công tác QLNN liên quan đến HTX ở trung ương và địa phương.
- Phương pháp chuyên khảo: Các chuyên gia có kinh nghiệm, am hiểu trong lĩnh vực HTX NLNN tham gia viết các chuyên đề và góp ý về nội dung, phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: phỏng vấn trực tiếp bằng bảng hỏi bán cấu trúc đối với các cán bộ HTX và bảng hỏi cấu trúc đối với thành viên HTX.
- Đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia (phương pháp PRA): được sử dụng để đánh giá nhanh, lấy ý kiến đánh giá của các thành viên HTX.
- Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình (Case study) được sử dụng để phân tích sâu một số HTX điển hình về: tổ chức bộ máy, quản lý điều hành các hoạt động SXKD trong HTX; cơ chế phân chia lợi nhuận của HTX với các thành viên.
2.3.2.3. Phương pháp luận đánh giá tác động của các yếu tố đến hiệu quả
SXKD của các HTX Nông nghiệp ở huyện Đại Từ
Hai cách tiếp cận đánh giá tác động:
1) Đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh của các HTX nông nghiệp (2019) tại huyện Đại Từ.
2) Đánh giá mức độ thay đổi hiệu quả SXKD (thông qua lợi nhuận) của các HTX nông nghiệp (2014- 2019).
Trong nghiên cứu này chúng tôi vận dụng việc đánh giá tác động của các yếu tố như: Số lượng thành viên của HTX; Số lượng vốn của HTX; Loại hình sản xuất kinh doanh (ngành nghề) của HTX; Trình độ học vấn của Giám đốc HTX và tập huấn, bồi dưỡng hàng năm (2014-2019).
a) Các tiêu chí đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của HTX NN
Theo Thông tư số: 09/2017/TT-BNNPTNT, ngày 17/04/2017 về phân loại và đánh giá hoạt động của HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp; Hợp tác xã nông nghiệp được đánh giá theo 06 tiêu chí:
Tiêu chí 1: Doanh thu và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm của hợp tác xã;
Tiêu chí 2: Lợi ích của các thành viên hợp tác xã; Tiêu chí 3: Vốn hoạt động của hợp tác xã;
Tiêu chí 4: Quy mô thành viên ảnh hưởng tích cực đến cộng đồng; Tiêu chí 5: Hợp tác xã được khen thưởng trong năm;
Tiêu chí 6: Mức độ hài lòng của thành viên đối với hợp tác xã.
b) Phương pháp và trình tự đánh giá hợp tác xã nông nghiệp
Phương pháp đánh giá được thực hiện theo hình thức hợp tác xã tự chấm điểm các tiêu chí (theo Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này).
Trình tự đánh giá xếp loại HTX nông nghiệp được thực hiện hàng năm theo 05 bước sau:
Bước 1: Lấy ý kiến thành viên về mức độ hài lòng đối với hợp tác xã
Đối tượng thực hiện: Hội đồng quản trị hợp tác xã nông nghiệp.
Đối tượng lấy ý kiến: Các thành viên dự đại hội (hoặc đại hội đại biểu) thành viên hàng năm hoặc nhiệm kỳ tổ chức trong quý I của năm.
Cách tiến hành: Hội đồng quản trị HTX nông nghiệp phát phiếu đánh giá mức độ hài lòng của thành viên HTX (theo Phụ lục 2 ban hành kèm theo
Thông tư này) cho thành viên dự đại hội, thu thập phiếu đánh giá, rà soát phiếu đánh giá, chuyển phiếu đánh giá chưa đúng hoặc chưa đầy đủ để hướng dẫn thành viên đánh giá lại, thu thập phiếu đánh giá hợp lệ, tổng hợp, tính điểm đánh giá bình quân của thành viên (bằng tổng điểm đánh giá của các phiếu hợp lệ chia cho số thành viên có phiếu đánh giá hợp lệ).
Bước 2: Hợp tác xã nông nghiệp tổ chức tự chấm điểm
Đối tượng thực hiện: Hội đồng quản trị hợp tác xã nông nghiệp. Đối tượng kiểm tra: Ban Kiểm soát (hoặc kiểm soát viên).
Cách tiến hành: Hội đồng quản trị HTX nông nghiệp tổ chức tự chấm điểm và tổng hợp kết quả vào bảng tự chấm điểm của HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp (theo Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này), gửi Ban Kiểm soát (hoặc kiểm soát viên) để kiểm tra.
Bước 3: Hợp tác xã nông nghiệp gửi bảng tự chấm điểm
Đối tượng thực hiện: Hội đồng quản trị hợp tác xã nông nghiệp.
Đối tượng nhận: Phòng NN&PTNT hoặc Phòng Kinh tế (sau đây gọi chung là Phòng NN&PTNT) cấp huyện.
Thời gian thực hiện: Trước ngày 01 tháng 4 hàng năm.
Bước 4: Báo cáo kết quả cho cơ quan quản lý nhà nước cấp huyện, tỉnh và thông báo công khai kết quả tự chấm điểm và xếp loại HTX cho thành viên
Đối với việc Báo cáo kết quả cho cơ quan quản lý nhà nước cấp huyện, tỉnh: Đối tượng thực hiện báo cáo: Phòng NN&PTNT. Đối tượng nhận báo cáo: Ủy ban nhân dân cấp huyện và Sở NN&PTNT (Chi cục Phát triển nông thôn). Nội dung báo cáo: Danh sách xếp loại các HTX nông nghiệp trên địa bàn (về số lượng từng loại HTX nông nghiệp đạt loại tốt, khá, trung bình, yếu và số lượng hợp tác xã không xếp loại). Cách tiến hành: Phòng NN&PTNT đôn đốc, hướng dẫn các HTX nông nghiệp tự chấm điểm (trường hợp cần thiết phải xem xét, kiểm tra lại mức độ phù hợp của bảng tự chấm điểm của HTX, Phòng NN&PTNT làm việc với hợp tác xã để hướng dẫn hợp tác xã rà
soát chấm điểm lại cho đúng với nội dung của Thông tư này); tổng hợp để báo cáo. Thời gian báo cáo: Trước ngày 10 tháng 4 hàng năm.
Đối với việc thông báo công khai kết quả tự chấm điểm và xếp loại hợp tác xã cho thành viên:
Đối tượng thông báo: Hội đồng quản trị HTX nông nghiệp. Đối tượng nhận thông báo: Thành viên HTX nông nghiệp. Thời gian và cách tiến hành: Đến hết 15 tháng 4 hàng năm, nếu không có ý kiến của Phòng NN&PTNT, hội đồng quản trị HTX nông nghiệp thông báo công khai kết quả tự chấm điểm và xếp loại HTX cho các thành viên.
Bước 5: Báo cáo kết quả cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Đối tượng thực hiện báo cáo: Sở NN&PTNT (Chi cục Phát triển nông thôn). Đối tượng nhận báo cáo: Bộ NN&PTNT (Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn).
Nội dung báo cáo: Danh sách các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn cấp tỉnh đã xếp loại (tốt, khá, trung bình, yếu) và hợp tác xã không xếp loại.
Thời gian báo cáo: Trước ngày 15 tháng 4 hàng năm.
Số liệu báo cáo được chúng tôi kế thừa và thu thập làm số liệu để xử lý đưa vào kết quả đề tài.
c) Tổng hợp các yếu tốảnh hưởng đến hiệu quả SXKD của các HTX NN
Số liệu trong nghiên cứu này được thu thập từ cuộc điều tra phỏng vấn 90 cán bộ, thành viên của 15HTX NN trên địa bàn huyện Đại Từ. Bên cạnh đó, nghiên cứu sử dụng phần mềm STATA 14PM để phân tích số liệu và mô hình hồi quy tuyến tính, từ đó xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả SXKD của HTX NN/năm của huyện Đại Từ. Mô hình định lượng được xác định như sau:
LOINHUAN (Y) = α +β1X1+β2X2+β3X3+ β4X4+ β5X5 +ε Trong đó:
α : hệ số chặn
βi: hệ số hồi qui của biến Xi ε: dư số/sai số mô hình
X1: Số lượng thành viên (1= Trên 7 thành viên; 0 = có 7 thành viên). X2: Số lượng vốn (triệu đồng)
X3: Hình thức hoạt động (1= Đa dịch vụ trên 2 dịch vụ; 0 = Đơn dịch vụ) X4: Trình độ học vấn BGĐ (Cấp lớp: Trình độ trên trùng cấp = 1 và trình độ dưới trung cấp = 0)
X5: Các lớp tập huấn kỹ thuật (Số lớp: Không tập huấn = 0, từ 1 lớp trở lên = 1)
Bảng 2.3. Diễn giải các biến độc lập trong mô hình hồi quy tuyến tính Tên biến Diễn giải Căn cứ chọn biến Kỳ vọng X1 X1: Số lượng thành viên của HTX 1. Hà Thị Thu Hà, 2017 2. Mehdi Yadolllahi Et Al (2011) + X2 X2: Số lượng vốn của HTX 1. Hà Thị Thu Hà, 2017 2. Mehdi Yadolllahi Et Al (2011) + X3 X3: Hình thức hoạt động HTX 1. Hà Thị Thu Hà, 2017 2. Mehdi Yadolllahi Et Al (2011) + X4 X4: Trình độ học vấn của giám đốc HTX 1. Hà Thị Thu Hà, 2017 2. Mehdi Yadolllahi Et Al (2011) +
X5 Biến giả: Các lớp tập huấn các HTX nhận được
1. Hà Thị Thu Hà, 2017
2. Mehdi Yadolllahi Et Al (2011) [69]
+
Việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả SXKD của các HTX tại huyện Đại Từ là căn cứ quan trọng để đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả SXKD và phát triển các HTX NN trên địa bàn huyện Đại Từ nói chung, tỉnh Thái Nguyên và cả nước nói chung.