Một số những khó khăn, tồn tại của HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển hợp tác xã nông nghiệp tại huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 73 - 77)

4. Ý nghĩa khoa học và những đóng góp mới của luận văn

3.3.3 Một số những khó khăn, tồn tại của HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện

Hoạt động các HTX nông nghiệp còn mang tính nhỏ lẻ, thiếu gắn kết; kết quả sản xuất kinh doanh thấp, tích lũy vốn để đầu tư phát triển kinh doanh không cao, tỷ lệ hợp tác xã yếu kém còn nhiều, lợi ích mang lại từ HTX nông nghiệp đối với thành viên chưa rõ ràng.

Các HTX nông nghiệp chưa hiểu tầm quan trọng trong công tác kế toán, chưa thực hiện hạch toán lãi lỗ theo quy định. Nhiều HTX nông nghiệp thành lập nhưng không nắm bắt được cơ chế hoạt động, hoạt động trên cơ sở tự phát.

Phần lớn các HTX nông nghiệp chưa quan tâm đến công tác lập báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán, báo cáo quyết toán thuế, chất lượng báo cáo không đảm bảo; phản ánh doanh thu, chi phí, kế khai và nộp thuế chưa đúng với thực tế phát sinh tại hợp tác xã; chưa chấp hành thời gian nộp báo cáo các cơ quan theo quy định; Trong 41 HTX nông nghiệp hiện có chỉ có 30% số HTX là có báo cáo tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh…

Nhiều HTX nông nghiệp chưa có liên kết, tiêu thụ sản phẩm nên chưa phát huy hết vai trò trong tái cơ cấu nông nghiệp, một số HTX nông nghiệp chưa có trụ sở làm việc. Sự liên kết giữa các HTX nông nghiệp với nhau, các HTX nông nghiệp với các HTX thộc lĩnh vực khác (Công nghiệp –TTCN; Xây dựng; Thương mại dịch vụ…) và giữa HTX với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác còn ít và chưa thực sự bền vững.

Phần lớn các HTX nông nghiệp đều thiếu vốn, thiếu đội ngũ cán bộ có trình độ và năng lực quản lý; nhiều HTX có số thành viên lớn và chủ yếu chỉ thực hiện các dịch vụ đầu vào, việc liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chưa nhiều, số lượng sản phẩm được các HTX liên kết sản xuất, tiêu thụ còn ít... Một số HTX nông nghiệp đã đăng ký lại theo Luật HTX năm 2012 nhưng chưa thực sự tổ chức và hoạt động đúng các quy định của Luật HTX.

Mặc dù thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều sự quan tâm trong việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ HTX thông qua việc mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về quản lý và điều hành nghiệp vụ. Tuy nhiên, số lượng cán bộ tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng đạt hiệu quả thực tế không cao do chính sách đào tạo chưa phù hợp và chưa thực sự hấp dẫn (về thời gian đào

tạo, tập huấn ngắn ngày; về giáo trình; về trình độ nhận thức, tiếp thu của cán bộ HTX; về chế độ đãi ngộ cho cán bộ đi học,…). Do vậy, chưa khuyến khích được cán bộ HTX nông nghiệp yên tâm học tập, đào tạo. Phương pháp truyền đạt, tập huấn chưa phù hợp nên việc vận dụng vào thực tiễn mang lại hiệu quả không cao như hầu hết các hợp tác xã đều yếu về công tác chuyên môn quản lý tài chính, kế toán dẫn đến không thực hiện hạch toán kế toán hoặc hạch toán kế toán sai bản chất, hạch toán kế toán theo hình thức chiếu lệ, đối phó, không chấp hành kế khai khấu trừ thuế đầy đủ. Theo kết quả kiểm tra của Tổ liên ngành 3/5 đơn vị hạch toán sai các khoản thuế phải nộp vào ngân sách nhà nước với số tiền chênh lệch trên 300 triệu đồng.

Phần lớn cán bộ HTX thiếu kiến thức chuyên môn cần thiết để có thể quản lý, điều hành HTX hoạt động một cách có hiệu quả. Đa số cán bộ quản lý điều hành HTX trên cơ sở uy tín và kinh nghiệm tích luỹ từ những hoạt động thực tế, chưa được đào tạo bài bản. Năng lực tổ chức, quản lý kinh tế và hoạt động của đội ngũ cán bộ quản lý HTX chưa đáp ứng được với yêu cầu phát triển của HTX trong cơ chế thị trường;

Hầu hết các hợp tác xã thiếu chứng từ, hóa đơn hợp lệ chi phí đầu vào của của hoạt động sản xuất kinh doanh; chưa chấp hành việc xuất hóa đơn bán hàng GTGT khi cung cấp dịch vụ cho khách hàng dẫn đến thất thoát thuế phải nộp vào ngân sách nhà nước.

Năng lực quản lý kinh tế, khả năng cạnh tranh trên thì trường yếu kém; cơ sở vật chất, tài sản, trang thiết bị phục vụ hoạt động hợp tác xã nghèo nàn, lạc hậu, không đáp ứng được yêu cầu; đa số các hợp tác xã không có trụ sở làm việc và biểu hiện đơn vị;

Số hợp tác xã làm ăn có hiệu quả còn chiếm tỷ lệ rất thấp. Kết quả điều tra chỉ có 35% số HTX nông nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả; Có rất

ít hợp tác xã điển hình tiên tiến, nhất là các hợp tác xã điển hình có mô hình hoạt động hiệu quả cao để nhân rộng trên địa bàn.

Vẫn còn một số HTX nông nghiệp chưa chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh, có tư tưởng dựa dẫm vào các chính sách và sự hỗ trợ của Nhà nước; Từ vốn, các lớp tập huấn do Chi cục Phát triển Nông thôn, Liên minh HTX, … Hiện nay, hỗ trợ đầu vào đối với HTX là chủ yếu (chiếm 89%), cần tiếp tục hỗ trợ đầu ra tốt hơn (hiện chiếm 11%).

Nhiều HTX nông nghiệp hoạt động cầm chừng, hình thức, thành lập để đáp ứng với Chương trình Nông thôn mới; Một số HTX nông nghiệp chưa thực hiện đúng quy định của pháp luật hiện hành về tổ chức, hoạt động, thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước, cộng đồng và xã hội.

Đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương của các hợp tác xã, tổ hợp tác còn rất hạn chế như: mức đóng góp ngân sách hàng năm thấp, thu nhập bình quân thành viên người lao động còn thấp, chỉ đạt từ 3 – 3,5 triệu động/người/tháng.

Việc tiếp cận và tham gia thực hiện chính sách của các HTX nông nghiệp gặp nhiều khó khăn do nhiều lý do chủ quan, khách quan khác nhau như: năng lực hợp tác xã hạn chế, không đáp ứng được yêu cầu, việc triển khai, quan điểm, nhận thức về hợp tác xã kiểu cũ còn nặng nề.

Việc thực hiện quản lý nhà nước về kinh tế tập thể của các cấp, các ngành có nơi, có lúc còn buông lỏng, đặc biệt là tại cấp cơ sở. Công tác thống kê số liệu, thực hiện báo cáo kết quả ở các địa phương còn chậm và chưa đảm bảo chất lượng;

Công tác kiểm tra, giám sát hoạt động, xử lý vi phạm đối với các tổ chức kinh tế tập thể chưa được quan tâm, thực hiện thường xuyên, dẫn đến tình trạng HTX nông nghiệp, tổ hợp tác còn chưa thực hiện đúng quy định của

pháp luật, đặc biệt là chế độ báo cáo tài chính, kê khai thuế, thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước chỉ mang tính hình thức…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển hợp tác xã nông nghiệp tại huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 73 - 77)