Tổng quan các công trình nghiên cứu ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển hợp tác xã nông nghiệp tại huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 32 - 34)

4. Ý nghĩa khoa học và những đóng góp mới của luận văn

1.2.3 Tổng quan các công trình nghiên cứu ở Việt Nam

Đã có một số nghiên cứu xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của HTX.

Phan Văn Hiếu (2011) cũng chỉ ra sự phát triển HTX chịu tác động của các yếu tố bên trong và các yếu tố bên ngoài HTX. Các yếu tố bên trong gồm: nguồn nhân lực; thành viên; nguồn vật lực; nguồn lực tài chính; tổ chức và quản lý; chiến lược kinh doanh; hiệu quả kinh doanh; sở hữu và phân phối lãi trong HTX. Các yếu tố bên ngoài gồm: trình độ phân công lao động và kinh tế thị trường; thị trường; môi trường chính trị; môi trường xã hội; môi trường thông tin của HTX; những yếu tố thuộc về điều kiện lịch sử và mang tính ngẫu nhiên.

Ngô Văn Lương (2004) đã chỉ ra 08 nhân tố tác động đến sự phát triển các hình thức HTX trong nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSH.

Chu Tiến Quang (2012) khi nghiên cứu vai trò của HTX ở Việt Nam đối với thành viên đã chỉ ra rằng mỗi hoạt động dịch vụ phục vụ thành viên của HTX chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác nhau, nảy sinh từ bên trong (nhân tố nội sinh) và từ bên ngoài HTX (nhân tố ngoại sinh)...

Hoàng Kim Giao (1997), HTX ở Indonexia trong tài liệu phục vụ nghiên cứu đề tài Kinh tế hợp tác, một số vấn đề lý luận và thực tiễn, do Viện kinh tế HTX thuộc Liên minh HTX Việt Nam chủ trì.

Nguyễn Đình Kháng (2009), bảng nghiên cứu: “Chính sách phát triển HTX ở Việt Nam”, trên Tạp chí Kinh tế và dự báo. Nghiên cứu đã phân tích, đánh giá những nét cơ bản trong chính sách phát triển HTX của Việt Nam trong 50 năm qua (1958-2008), đề xuất một số giải pháp phát triển những năm tiếp theo.

Lương Xuân Quỳ, Nguyến Thế Nhã (1999), “Đổi mới tổ chức và quản lý HTX nông nghiệp nông thôn”, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. Các tác giả đã khái quát toàn bộ quá trình phát triển các hình thức tổ chức, quản lý các HTX nông nghiệp trong nông thôn Việt Nam từ trước đến khi chuyển sang nền kinh

tế thị trường và phân tích thực trạng mô hình tổ chức quản lý các HTX ở một số địa phương tiêu biểu. Trên cơ sở đó đề ra một số phương hướng và giải pháp chủ yếu xây dựng mô hình tổ chức hiệu quả.

Trần Minh Tâm (2000), “Phát triển kinh tế HTX ở Ngoại thành TP Hồ

Chí Minh - Thực trạng và giải pháp.” Luận văn nghiên cứu lý luận và hoạt động của kinh tế HTX ở ngoại thành TP Hồ Chí Minh và đã đề xuất được giải pháp phát triển các HTX.

Nguyễn Văn Bình, Chu Tiến Quang, Lưu Văn Sùng (2001), “Kinh tế

HTX ở Việt Nam, thực trạng và định hướng phát triển”, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. Các tác giả đã hệ thống hóa quá trình hình thành và phát triển các loại hình HTX trên thế giới và ở Việt Nam với những thành công và tồn tại, nghiên cứu cũng đã nêu ra được định hướng phát triển phù hợp với đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước.

Lê Thùy Hương (2003), “Kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh Hải Dương, thực trạng và giải pháp”, Luận văn thạc sỹ kinh tế. Tác giả trình bày vai trò, tính tất yếu khách quan của việc phát triển kinh tế tập thể; đánh giá thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn nghiên cứu.

Cục HTX và phát triển nông nghiệp hợp tác với tổ chức JICA của Nhật Bản (2007-2008), điều tra về tình hình HTX nông nghiệp năm 2004 và công bố “Dự án tăng cường chức năng HTX nông nghiệp, phân tích hoạt động tiêu thụ sản phẩm HTX nông nghiệp điển hình”.

Hồng Vân (2010), “Mô hình kinh tế HTX của một số nước châu Á”, Tạp chí Công nghiệp. Nghiên cứu đã khái quát mô hình kinh tế HTX ở một số nước như: Ấn Độ, Nhật Bản, Thái Lan, Malaixia mà Việt Nam có thể tham khảo để phát triển các loại hình HTX kiểu mới này.

Huỳnh Chiến Thắng (2015), “Phát triển HTX nông nghiệp ở tỉnh Đắk Lắk”, luận văn thạc sỹ kinh tế, trường Đại học Đà Nẵng. Nghiên cứu đã khái quát được cơ sở lý luận và thực tiễn về HTX và đánh giá được đúng thực trạng phát triển HTX nông nghiệp ở tỉnh Đắk lắk, đề xuất được những giải pháp hữu ích phát triển HTX nông nghiệp tại địa bàn nghiên cứu.

Trần Thị Yến (2016), “Phát triển HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện

Đắk Hà, tỉnh Kon Tum”, luận văn thạc sỹ kinh tế, trường Đại học Đà Nẵng. Hoàng Vũ Quang, Nguyễn Tiến Định: Phát triển Hợp tác xã nông nghiệp ở Việt Nam- thực trạng và giải pháp, kỷ yếu Hội thảo Tái cơ cấu Nông nghiệp Việt Nam: Từ chính sách đến thực tiễn. Hội thảo tổ chức tại Học viện Nông nghiệp, ngày 17/1/2015.

Chu Hoàng Hiệp (2015), “Phát triển các loại hình HTX ở tỉnh Hà Giang”, luận văn thạc sỹ Quản lý kinh tế, trường Đại học Kinh tế, thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội.

Hoàng Vũ Quang, Nguyễn Tiến Định: Thực trạng triển khai thực hiện các chính sách ưu đãi, hỗ trợ phát triển hợp tác xã trong nông lâm ngư nghiệp. Tạp chí khoa học phát triển nông thôn Việt Nam. Số 23, 2015. Trang 5-8.

Trần Nam Giang (2015), “Thực trạng và giải pháp nhằm phát triển HTX nông nghiệp ở tỉnh Tuyên Quang”, Luận văn thạc sỹ Phát triển nông thôn, trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.

Nguyễn Quang Hà, Phạm Thị Thanh Lê, Mai Thị Huyền (2017), “Phát triển HTX nông nghiệp - nghiên cứu điểm tại tỉnh Bắc Giang”, tạp chí Khoa học nông nghiệp, Hà Nội, số 8/2017.

Chu Văn Bách (2016), “Thực trạng và giải pháp nhằm phát triển HTX nông nghiệp ở tỉnh Điện Biên, giai đoạn 2016-2010”, luận văn thạc sỹ Phát triển nông thôn, trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.

Những nghiên cứu trên đã: Nghiên cứu đánh giá thực trạng phát triển các HTX nông nghiệp, làm rõ những thành công, những tồn tại và nguyên nhân, đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm củng cố, phát triển HTX nông nghiệp trên địa bàn nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển hợp tác xã nông nghiệp tại huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)