Điều kiện kinh tế xã hội huyện Đại Từ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển hợp tác xã nông nghiệp tại huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 38 - 40)

4. Ý nghĩa khoa học và những đóng góp mới của luận văn

2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội huyện Đại Từ

2.1.2.1. Nguồn nhân lực

Dân số và lao động của huyện đại từ được tổng hợp vào bảng sau:

Bảng 2.2. Tình hình dân số lao động của huyện đại từ (năm 2019)

TT Chỉ tiêu theo dõi Số lượng

(Người) C

ơ cấu (%)

I Tổng dân số của toàn huyện 158.721 100

1 Dân số thuộc thị trấn, thị tứ 9.523 6,0

2 Dân số làm nông nghiệp 149.198 94,0

II Lao động chia theo các ngành nghề 158.721 100

1 Lao động trong nông lâm nghiệp 149.356 94,1

2 Lao động trong xây dựng 6.508 4,1

3 Lao động trong hoạt động dịch vụ 1.905 1,2

4 Lao động ngành nghề khác 952 0,6

(Nguồn: Phòng Lao động thương binh – Xã hội huyện Đại Từ, năm 2019) Dân số huyện Đại Từ hiện có 158.721 nhân khẩu (trong đó dân số nông nghiệp chiếm 94%; thành thị: 6%). Dân số trong độ tuổi lao động chiếm 56,5%. Lao động làm trong ngành kinh tế: Nông lâm nghiệp thuỷ sản chiếm 94,1%; Công nghiệp xây dựng chiếm 4,1%; Dịch vụ chiếm 1,2%; nghề khác là 0,6%).

2.1.2.2 Về tài nguyên rừng

Diện tích đất lâm nghiệp 28.020 ha, trong đó rừng tự nhiên là 16.022 ha và rừng trồng từ 3 năm trở lên là 11.000 ha. Chủ yếu là rừng phòng hộ, diện tích rừng kinh doanh không còn hoặc còn rất ít vì những năm trước đây đã bị khai thác bừa bãi và tàn phá để làm nương rẫy.

2.1.2.3. Về du lịch của huyện Đại Từ

Khu du lịch Hồ Núi Cốc với câu chuyện huyền thoại về nàng Công chàng Cốc đã thu hút khách du lịch trong nước và ngoài nước, nằm ở phía tây nam của huyện, đây cũng là điểm xuất phát đi thăm khu di tích trong huyện như: Núi Văn, Núi Võ, khu rừng Quốc gia Tam Đảo, Di tích lịch sử 27/7 v.v...

Nhìn chung tiềm năng phát triển dịch vụ du lịch ở Đại Từ đã và đang được quan tâm phát triển, đây là tiềm năng lớn của huyện cũng như của tỉnh Thái Nguyên.

2.1.2.4. Về phát triển cơ sở hạ tầng huyện Đại Từ

a) Hệ thống giao thông

Đại Từ có mật độ đường giao thông khá cao so với các huyện trong tỉnh. Tổng chiều dài đường bộ trên địa bàn khoảng gần 600 km, trong đó:

Đường quốc lộ 379, chạy dài suốt huyện, dài 32 km, đã được rải nhựa. Đường tỉnh quản lý: Gồm 3 tuyến đường: Đán đi Hồ Núi Cốc; Đại Từ đi Phổ Yên; Khuôn Ngàn đi Minh Tiến - huyện Định Hoá; Phú Lạc đi thị trấn Đu -xã Ôn Lương, huyện Phú Lương. Còn lại là các tuyến đường đá, cấp phối thuộc huyện và xã quản lý, chủ yếu là đường liên xã, liên thôn, xóm; …

Tuyến đường sắt Quán Triều - Núi Hồng dài 33,5 km là một thuận lợi trong việc phục vụ sản xuất và giao lưu hàng hoá (chủ yếu vận chuyển than)

Nhìn chung, hệ thống giao thông của huyện tương đối thuận lợi, song về chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu (chủ yếu là đường đá cấp phối, đất), cần phải có kế hoạch từng bước đầu tư nâng cấp hệ thống cầu, đường liên huyện, liên xã, xóm trong những năm tới.

b) Hệ thống cung cấp điện

Huyện Đại Từ có mạng lưới điện Quốc gia kéo đến 31 xã, thị trấn, hệ thống cung cấp điện tương đối tốt, đầy đủ đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của người dân.

c) Thông tin liên lạc

Toàn huyện đã được phủ sóng truyền thanh, truyền hình, 31/31 xã, thị trấn có điện thoại; Hệ thống giao thông thuận tiện là điều kiện thuận lợi cho bưu điện phục vụ các thông tin, báo trí đến các xã, xóm kịp thời trong ngày.

d) Công tác Giáo dục

Tính đến năm học 2019 - 2020, huyện Đại Từ có 97 đơn vị trường học với trên 1.168 lớp và hơn 35.700 học sinh, trong đó có 31 trường THCS, 33 trường tiểu học, 33 trường mầm non. Không chỉ riêng Trường Tiểu học Yên Lãng 1, rất nhiều trường học trên địa bàn huyện đã được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất khang trang. Giai đoạn 2016 - 2019, toàn huyện đã xây mới được gần 60 tòa nhà lớp học 2 tầng, trên 400 phòng học, đầu tư gần 10 tỷ đồng để mua sắm trang thiết bị dạy học các khối học…

2.2. Nội dung nghiên cứu

- Đánh giá thực trạng phát triển HTX NN ở huyện Đại Từ (Giai đoạn: 2014 -2019).

- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển HTX nông nghiệp ở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.

- Đề xuất phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và những khó khăn, tồn tại trong phát triển HTX nông nghiệp ở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. (Giai đoạn 2020 – 2030).

- Một số giải pháp chủ yếu và bài học kinh nghiệm trong phát triển HTX nông nghiệp ở huyện Đại từ (giai đoạn 2020 – 2030)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển hợp tác xã nông nghiệp tại huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)