Một số bài học kinh nghiệm rút ra từ nghiên cứu thực tiễn hỗ trợ phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển hợp tác xã nông nghiệp tại huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 84 - 106)

4. Ý nghĩa khoa học và những đóng góp mới của luận văn

3.4.2 Một số bài học kinh nghiệm rút ra từ nghiên cứu thực tiễn hỗ trợ phát triển

Một số kinh nghiệm rút ra từ sau nghiên cứu thực tiễn, giúp cho các HTX nông nghiệp ở huyện Đại từ hướng phát triển tốt hơn, cụ thể như sau:

Tiến hành đánh giá, phân loại HTX nông nghiệp hoạt động hiệu quả, trung bình, yếu kém để có biện pháp hỗ trợ, tư vấn cụ thể từng HTX thực hiện tái cơ cấu; giải thể dứt điểm các HTX nông nghiệp yếu kém, đã ngừng hoạt động để tạo dư địa cho thành lập HTX nông nghiệp mới. Phát triển tổ hợp tác để tổ chức sản xuất theo mô hình kinh tế hợp tác, chuyển dần thành HTX, thành lập và hỗ trợ Liên hiệp HTX hoạt động, làm "đầu kéo" cho các HTX nông nghiệp huy động nguồn lực phát triển và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa.

Bổ sung vốn hoặc thành lập mới Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX để hỗ trợ vốn tín dụng cho HTX nông nghiệp từ Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX do Liên

minh HTX Việt Nam trực tiếp quản lý để liên kết hệ thống và nhận vốn cho vay ủy thác từ Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX Trung ương; cấp bổ sung vốn điều lệ cho Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện bảo đảm hoạt động tự chủ và hiệu quả; sớm thành lập Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX đối với các tỉnh chưa thành lập.

Đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là cán bộ quản lý ở các HTX nông nghiệp hiện nay: Áp dụng tiêu chuẩn cán bộ quản lý, khuyến khích sự tham gia các thành viên; Đào tạo nông dân và con em của nông dân về kỹ năng là chính bằng cách tổ chức đi tham quan các nước có nền nông nghiệp tiên tiến như Nhật Bản, Israel…còn trong nước thì tham quan học tập các tập đoàn lớn về sản xuất nông nghiệp như: Vingroup để tận mắt tai nghe mắt thấy cách làm hiệu quả của họ, ngay chính những mô hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả.

Xây dựng và phát triển nguồn tri thức khoa học, công nghệ cao, công nghệ hiện đại để đưa khoa học và công nghệ thật sự trở thành động lực cho yêu cầu phát triển ngành nông nghiệp Thái Nguyên và huyện Đại Từ tương xứng vị thế là ngành kinh tế mũi nhọn của huyện và tỉnh.

Thực hiện chủ trương nông nghiệp sạch, công nghệ cao là định hướng, hướng đi đúng đắn của ngành nông nghiệp – nông thôn, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của người dân nên được sự ủng hộ mạnh mẽ từ phía người sản xuất và người tiêu dùng.

Đối với các thành viên và lao động trực tiếp sản xuất, cần bổ sung thêm các lớp và số lượt người lao động, nông dân được tập huấn nâng cao năng lực ứng dụng thành tựu KHCN và phát triển kỹ năng SX hội nhập thị trường. Bên cạnh đó, cấn tăng cường đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ KHCN và trình độ quản lý cho cán bộ khuyến nông viên và người là quản lý, điều hành hoặc thành viên chủ chốt nông dân SX giỏi, nông dân khởi nghiệp, lao động trẻ được tham gia thực tập trong nước tại các khu có Nông nghiệp công nghệ cao, các khu sản xuất, ứng dụng của các HTX, doanh nghiệp có Nông nghiệp công

nghệ cao. Ví dụ: Nhà kính rộng một ha của HTX Nông nghiệp Trung Na ở xã Tiên Hội được xây dựng và đi vào sản xuất năm 2016 đến nay vẫn là mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao duy nhất ở huyện Đại Từ. Nhà kính được đầu tư ba tỷ đồng, mỗi năm sản xuất 50 tấn cà chua, 25 tấn khoai tây, doanh thu từ 700- 800 triệu đồng/năm. Thành viên HTX Nông nghiệp Trung Na, người quản lý và điều hành sản xuất của nhà kính Nguyễn Quang Nạp cho biết: “Cà chua và khoai tây trồng trong nhà kính tuân theo quy trình sạch, không sử dụng thuốc trừ sâu hóa học, chỉ sử dụng phân bón hữu cơ. Sản phẩm của HTX được cấp chứng nhận VietGAP, chủ yếu được bán cho các trường học bán trú ở TP Thái Nguyên và hai trường học trên địa bàn huyện Đại Từ. Bán cho các trường học, so với thị trường tăng 50%, còn bán ngoài thị trường thì không đáp ứng được về giá, vì người tiêu dùng không phân biệt được chất lượng sản phẩm”.

Sự quan tâm của các cấp lãnh đạo có liên quan đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn có vai trò quan trọng và then chốt do khu vực này hiện nay còn nhiều thiếu thốn về hạ tầng, đầu tư còn chưa đồng bộ, thiếu sự kết nối với khu vực thành thị phát triển khác. Do đó, việc ưu tiên nguồn vốn ngân sách thành phố đầu tư đã tạo động lực cho việc đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thành phố trong thời gian qua. Cụ thể như hàng năm đều giải ngân một nguồn vốn lớn cho xây dựng nông thôn mới, ban hành nhiều chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển nông nghiệp, đặc biệt nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch và sản xuất giống chất lượng cao…

Việc xúc tiến thương mại, hỗ trợ tạo sự liên kết thương mại giữa người sản xuất và người kinh doanh là cần thiết. Thứ nhất: Căn cứ theo các hợp đồng thương mại sẽ giúp cho HTX và người sản xuất an tâm, mạnh dạn đầu tư và mở rộng sản xuất lâu dài. Thứ hai: Các hợp đồng thương mại sẽ góp phần ràng buộc các HTX và người sản xuất phải đảm bảo chất lượng, sạch - an toàn, góp phần cùng thành phố thực hiện chương trình an toàn vệ sinh thực phẩm. Thứ

ba: Đầu tư sản xuất kinh doanh nông nghiệp công nghệ cao ở các HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện là đầu tư thâm canh, năng suất cao, sản lượng tạo ra nhiều hơn, nên việc liên kết đối với các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu sẽ nâng cao giá trị sản phẩm của HTX nông nghiệp trong thời gian tới.

Công tác tuyên truyền, thương mại luôn được quan tâm duy trì thường xuyên là quan trọng góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, thành viên HTX, người sản xuất và cộng đồng về sản phẩm nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao, góp phần đẩy sản phẩm nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao (sản phẩm nông nghiệp traceability, organic, GAP…) về đúng giá trị thực của nó, tránh sự đổ đồng với các sản phẩm nông nghiệp khác./.

KẾT LUẬN 1. Kết luận

Sau khi nghiên cứu đề tài “Thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển các hợp tác xã nông nghiệp ở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên” chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

Huyện Đại Từ trong những năm qua (2014-2019), ngành nông nghiệp đã đạt được những thành tựu đáng kể, song thực tế hoạt động của ngành vẫn bộc lộ những yếu kém của một nền nông nghiệp nhỏ lẻ, năng suất, chất lượng thấp, giá trị sản xuất chưa cao, thu nhập và đời sống của người nông dân còn nhiều khó khăn, cụ thể:

Tính đến (31/12/2019), huyện Đại Từ có 75 HTX trong đó có 41 HTX NN, chiếm 54,67% tổng số HTX của toàn huyện; Trong số HTX NN có 9 HTX được thành lập trong năm, 02 HTX NN xin giải thể và 10 HTX NN ngừng hoạt động. Tình hình sử dụng đất của các HTX NN có xu hướng tăng lên tăng 54,22% (2019 so với 2014).

Số thành viên HTX NN qua các năm hầu như ít thay đổi giao động từ 20 – 25 thành viên. Công tác bồi dưỡng cán bộ có sự thay đổi, Số người có trình độ cao đẳng, đại học 2014 chỉ có 01 người, thì 2019 trung bình có 03-05 người; số lớp bồi dưỡng cho cán bộ, thành viên và người lao động cũng tăng lên từ 13 lớp năm 2014 lên 31 lớp năm 2019. Trên địa bàn HTX trồng và kinh doanh chuyên cây Chè, có tới 20/41 HTX; Còn lại là các HTX tổng hợp, lâm nghiệp, chăn nuôi, cây dược liệu; trồng kinh doanh rau, củ, quả…

Kết quả sản xuất - kinh doanh của HTX nông nghiệp huyện Đại Từ: Năm 2019 10/41 hợp tác xã có báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. So sánh năm 2019 với năm 2014 thấy: Tổng tài sản bình quân 01 HTX NN tăng gấp 3,16 lần; Tổng vốn điều lệ bình quân 01 HTX NN tăng 6,83 lần; Tổng doanh thu tăng 10,43 lần; Tổng lợi nhuận thu được tăng 2,7 lần; Thu nhập bình quân người lao động (thành viên) 3,5 triệu đồng/tháng/LĐ, tương

đương 42 triệu đồng/năm/lao động), đóng góp vào ngân sách nhà nước 209 triệu đồng.

Về ảnh hưởng của các yếu tố đến phát triển HTX nông nghiệp ở huyện Đại Từ: đề tài sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính đa biến của các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh (Y), tổng hợp có dạng hàm như sau:

LOINHUAN (Y) = 2,864 + 3,563SOLUONGTV + 7,022SOVON + 0,333HINHTHUCHD + 2,490TRINHDOGD+ 2,787TAPHUANKT

Kết quả phân tích còn cho thấy, tất cả 5 biến đều có ý nghĩa thống kê (Sig, <5%), các biến có tác động cùng chiều đến biến Lợi nhuận/HTX/năm. ví dụ: Số thành viên tăng thêm 01 thành viên trong năm thì HTX NN sẽ tăng thêm lợi nhuận là 3,563 triệu đồng, tương tự các biến độc lập khác cũng vậy.

Đề tài đã đề xuất các định hướng, mục tiêu, giải pháp và đúc rút một số bài học kinh nghiệm để phát triển HTX nông nghiệp tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.

2. Khuyến nghị

Để đề tài được hoàn thiện và có độ tin cậy trong khoa học cao hơn, chúng tôi xin khuyến nghị như sau:

Đề tài nghiên cứu trong bối cảnh huyện đang đẩy mạnh phong trào Nông thôn mới, vì vậy thu thập số liệu từ các HTX khó khăn, do có nhiều HTX thành lập vì mục đích Nông thôn mới; hoặc chỉ có 30% số HTX báo cáo kết quả hoạt động SXKD. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng còn dựa vào yếu tố chủ quan khi phỏng vấn các thành viên HTX, vì vậy, số liệu và kết quả có độ tin cậy chưa cao.

Một số giải pháp đã được phân tích cụ thể, chi tiết, nhưng cũng có những giải pháp mới dừng ở việc gợi mở, mang tính định hướng chính sách. Vì vậy, cần tiếp tục được nghiên cứu sâu hơn, hoàn thiện hơn mới mong muốn góp thêm những luận cứ cho sự phát triển hiệu quả của HTX nông nghiệp ở địa phương trong những năm tới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tiếng Việt

1. Bộ KH&ĐT (2004), Thông tư số 04/2004/TT-BKH ngày 13 tháng 12 năm 2004, Hướng dẫn xây dựng kế hoạch phát triển khu vực kinh tế tập thể 5 năm 2006 - 2010.

2. Bộ Kế hoạch và đầu tư (2005), Thông tư số 05/2005/TT-BKH ngày 15 tháng 12 năm 2005, Hướng dẫn một số quy định tại Nghị định số: 7/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ về đăng kí kinh doanh HTX.

3. Bộ Kế hoạch và đầu tư (2019), Nghị định Số: 906/VBHN-BKHĐT, Ngày 12 tháng 12 năm 2019, Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Hợp tác xã.

4. Bộ NN&PTNT (2011), Kế hoạch phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp năm 2012, Hà Nội.

5. Bộ NN&PTNT (2014), Quyết định số 1003/QĐ-BNN-CB Về việc phê duyệt Đề án Nâng cao giá trị gia tăng hàng nông lâm thủy sản trong chế

biến và giảm tổn thất sau thu hoạch, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT, ban hành ngày 13/5/2014.

6. Bộ NN&PTNT (2016), Thông tư Số: 15/2016/TT-BNNPTNT, ngày 16 tháng 6 năm 2016, Thông tư hướng dẫn điều kiện và tiêu chí thụ hưởng hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đối với hợp tác xã nông nông nghiệp.

7. Bộ NN&PTNT (2017), Thông tư số: 09/2017/TT-BNNPTNT, ngày 17 tháng 4 năm 2017, Thông tư: Hướng dẫn phân loại và đánh giá hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.

8. Bộ Tài Chính (2016), Thông tư số 340/2016/TT-BTC ngày 29/12/2016 về: Hướng dẫn mức hỗ trợ và cơ chế tài chính hỗ trợ bồi dưỡng nguồn nhân lực của Hợp tác xã, thành lập mới Hợp tác xã, tổ chức lại hoạt động

của Hợp tác xã theo Chương trình hỗ trợ phát triển Hợp tác xã, giai đoạn 2015 -2020;

9. Nguyễn Công Bình (2007), Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các Hợp tác xã nông nghiệp ở tỉnh Tiền Giang đến 2015, Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh.

10.Nguyễn Văn Bình, Chu Tiến Quang, Lưu Văn Sùng (2001), Kinh tế hợp tác, HTX ở Việt Nam- Thực trạng và định hướng phát triển, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

11.Phạm Vân Đình, Đỗ Kim Chung (1997), Giáo trình Kinh tế nông nghiệp, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

12.Hà Thị Thu Hà (2017), Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động HTX NN ở tỉnh An Giang, Luận văn thạc sỹ, trường Đại học Cần Thơ. 13.HĐND tỉnh Thái Nguyên (2017), Nghị quyết Số: 07/2017/NQ-HĐND

ngày 21 tháng 7 năm 2017, khóa XIII, kỳ họp thứ 5, về: Thông qua Đề án phát triển kinh tế tập thể tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2017 - 2020.

14.Lê Thùy Hương (2003), Kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh Hải Dương, Thực trạng và một số giải pháp, Luận văn Thạc sỹ.

15.Phạm Văn Hùng và Nguyễn Quốc Chỉnh (2005), "Ứng dụng phầm mềm Frontier 4.1 và LIMDEP trong phân tích dữ liệu kinh tế nông nghiệp",

Trong sách tin học ứng dụng trong ngành nông nghiệp,Nguyễn Thanh Hải chủ biên, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

16.Lâm Quang Huyên (2004), Kinh tế nông hộ và kinh tế hợp tác trong nông nghiệp Việt Nam, Nxb Trẻ, Hà Nội.

17.Bùi Văn Huyền, Phạm Văn Sáng, Nguyễn Quốc Thái (2011), Hợp tác xã - nhìn từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

18.Huỳnh Kim Ngân (2017), Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động hợp tác nông nghiệp của tỉnh Trà Vinh, Luận văn thạc sỹ, trường Đại học Trà Vinh.

19.Phòng NN&PTNT huyện Đại Từ (2014), Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2013 và kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn năm 2014, huyện Đại Từ.

20.Phòng NN&PTNT huyện Đại Từ (2015), Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2014 và kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn năm 2015, huyện Đại Từ.

21.Phòng NN&PTNT huyện Đại Từ (2016), Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2015 và kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn năm 2016, huyện Đại Từ.

22.Phòng NN&PTNT huyện Đại Từ (2017), Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2016 và kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn năm 2017, huyện Đại Từ.

23.Phòng NN&PTNT huyện Đại Từ (2018), Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2017 và kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn năm 2018, huyện Đại Từ.

24.Phòng NN&PTNT huyện Đại Từ (2018), Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2018 và kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn năm 2019, huyện Đại Từ.

25.Phòng NN&PTNT huyện Đại Từ (2017), Báo cáo số: 26/BC-NN, ngày 20 tháng 5 năm 2017, Báo cáo Kết quả thực các chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Đại Từ.

26.Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Đại Từ (2019), Thống kê danh sách các HTX trên địa bàn huyện Đại Từ, tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2018. 27.Quốc hội nước CHXHCN VN (2012), Luật Hợp tác xã số 23/2012/QH13 do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 25 tháng 11 năm 2012 trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp và các dịch vụ có liên quan, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

28.Lương Xuân Quỳ, Nguyễn Thế Nhã (1999), Đổi mới tổ chức và quản lý các hợp tác xã trong nông nghiệp, nông thôn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

29.Lê Thanh Sinh (2007),"Quan điểm của Đảng ta về phát triển kinh tế tư bản nhà nước và kinh tế tập thể", Tạp chí Triết học số 1 (188), 2007.

30.Thủ tướng chính phủ (2013), Quyết định số 899/QĐ-TTg Phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển hợp tác xã nông nghiệp tại huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 84 - 106)