4. Ý nghĩa khoa học và những đóng góp mới của luận văn
2.1.1. Điều kiện tự nhiên huyện Đại Từ
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Đại Từ là huyện miền núi nằm ở phía tây bắc của tỉnh Thái Nguyên, cách thành phố Thái Nguyên 25 Km; Huyện Đại Từ nằm trong tọa độ từ 21°30′B đến 21°50′B và từ 105°32′Đ đến 105°42′Đ có vị trí như sau:
- Phía bắc giáp huyện Định Hoá;
- Phía nam giáp huyện Phổ Yên và thành phố Thái Nguyên; - Phía đông giáp huyện Phú Lương;
- Phía tây bắc và đông nam giáp tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Phú Thọ; Là huyện có diện tích lúa và diện tích chè lớn nhất tỉnh (lúa 12.500 ha, chè trên 5.000 ha), Đại Từ còn là nơi có khu du lịch Hồ Núi Cốc được cả nước biết đến, đồng thời cũng là huyện có truyền thống cách mạng yêu nước: Có 169 điểm di tích lịch sử và danh thắng. Là đơn vị được Nhà nước hai lần phong tặng danh hiệu anh hùng Lực lượng Vũ trang.
2.1.1.2. Điều kiện địa hình a) Vềđồi núi:
Do vị trí địa lý của huyện, Đại Từ được bao bọc xung quanh bởi dãy núi: - Phía tây và tây nam có dãy núi Tam Đảo ngăn cách giữa huyện và tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, độ cao từ 300 - 600m.
- Phía bắc có dãy núi Hồng và núi Chúa.
- Phía đông là dãy núi Pháo cao bình quân 150 - 300 m. - Phía nam là dãy núi Thằn Lằn thấp dần từ Bắc xuống Nam.
b) Vềđất đai thổ nhưỡng
Hiện trạng về sử dụng đất đai của huyện Đại từ được tổng hợp vào bảng sau:
Bảng 2.1. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Đại Từ TT Các loại hình sử dụng đất Diện tích (ha) C ơ cấu (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 57.848 100
1 Diện tích đất nông nghiệp 44.387 76,73
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 16.371 28,30
1.2 Đất lâm nghiệp 28.016 48,43
2 Đất phi nông nghiệp 9.875 17,07
3 Đất chưa sử dụng 3.586 6,20
(Nguồn: Phòng tài nguyên môi trường huyện Đại Từ - 2019)
Tổng diện tích tự nhiên 57.848 ha. Trong đó: Đất nông nghiệp có 44.387 ha, chiếm 73,73 % tổng diện tích đất tự nhiên của huyện (gồm: Đất sử dụng vào sản xuất nông nghiệp 16.371 ha; Đất lâm nghiệp chiếm 28.016 ha) Đất phi nông nghiệp có 9.875 ha, chiếm 17,07% tổng diện tích tự nhiên của huyện; còn lại là đất chưa sử dụng 3.586 ha, chủ yếu là đất đồi núi.
2.1.1.3 Khí hậu thủy văn
a) Về khí hậu: Do mưa nhiều khí hậu thường ẩm ướt độ ẩm trung bình từ 70 - 80%, nhiệt độ trung bình hàng năm từ 22 - 270 (là miền nhiệt độ phù hợp cho nhiều loại cây trồng phát triển).
b) Về thủy văn
Do ảnh hưởng của vị trí địa lý, đặc biệt là các dãy núi bao bọc Đại Từ thường có lượng mưa lớn nhất tỉnh, trung bình lượng mưa hàng năm từ 1.800mm - 2.000mm rất thuận lợi cho phát triển sản xuất nông lâm nghiệp của huyện (đặc biệt là cây chè).
Sông ngòi: Hệ thống sông Công chảy từ huyện Định Hoá xuống theo hướng Bắc Nam với chiều dài chạy qua huyện Đại Từ khoảng 2km. Hệ thống các suối, khe như suối La Bằng, Quân Chu, Cát Nê v.v... cũng là nguồn nước quan trọng cho đời sống và trong sản xuất của huyện.
Hồ đập: Hồ Núi Cốc lớn nhất tỉnh với diện tích mặt nước 769 ha, vừa là địa điểm du lịch nổi tiếng, vừa là nơi cung cấp nước cho các huyện Phổ Yên,
Phú Bình, Sông Công, Thành phố Thái Nguyên và một phần cho tỉnh Bắc Giang. Ngoài ra còn có các hồ: Phượng Hoàng, Đoàn Uỷ, Vai Miếu, đập Minh Tiến, Phú Xuyên, Na Mao, Lục Ba, Đức Lương với dung lượng nước tưới bình quân từ 40 - 50 ha mỗi đập và từ 180 - 500 ha mỗi hồ.