Ảnh hưởng của nồng độ chlorine đến sự hao hụt khối lượng quả cà chua sau thu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng nồng độ chlorine kết hợp chất kháng ethylene 1 methylcyclopropene (1 MCP) đến quá trình chín sau thu hoạch của quả cà chua (Trang 49 - 50)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu

3.2.1. Ảnh hưởng của nồng độ chlorine đến sự hao hụt khối lượng quả cà chua sau thu

hô hấp, cường độ sản sinh ethylene hợp lý giúp kéo dài thời gian bảo quản và tăng năng suất kinh tế [5].

Qua việc khảo sát một số thành phần sinh lý, hóa học cơ bản và tính chất cơ lý của quả cà chua chín xanh trước khi bảo quản giúp ta xác định được độ chín kỹ thuật của quả cà chua trước khi bảo quản để đảm bảo độ chín đồng đều, giúp kéo dài thời gian bảo quản sau thu hoạch đối với cà chua.

3.2. NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA NỒNG ĐỘ CHLORINE ĐẾN QUÁ TRÌNH CHÍN CỦA QUẢ CÀ CHUA SAU THU HOẠCH TRÌNH CHÍN CỦA QUẢ CÀ CHUA SAU THU HOẠCH

3.2.1. Ảnh hưởng của nồng độ chlorine đến sự hao hụt khối lượng quả cà chua sau thu hoạch thu hoạch

Trong quá trình bảo quản nông sản nói chung và của cà chua nói riêng, yếu tố hao hụt khối lượng là không thể nào tránh khỏi được. Nguyên nhân do quả trong quá trình chín xảy ra quá trình hô hấp, là quá trình oxy hóa phân giải các vật chất trong tế bào (tinh bột, đường, acid hữu cơ) thành các chất đơn giản hơn, đồng thời giải phóng năng lượng. Tuy vậy, hoạt động hô hấp tiêu hao một lượng lớn các chất hữu cơ dự trữ làm cho quả tổn thất về khối lượng. Đồng thời, quá trình bay hơi nước của quả cà chua cũng làm cho quả hao hụt khối lượng. Mức độ hao hụt khối lượng của quả cà chua trong thời gian bảo quản được thể hiện ở bảng 3.3.

Bảng 3.3. Ảnh hưởng của nồng độ chlorine đến sự hao hụt khối lượng của quả cà

chua theo thời gian bảo quản (%)

Ngày ĐC 100 ppm 120 ppm 140 ppm 160 ppm 4 1,25a 1,18b 1,15b 1,12b 1,13b 8 1,63a 1,35b 1,32b 1,26c 1,23c 12 1,95a 1,48b 1,44b 1,35c 1,34c 16 2,06a 1,54b 1,52b 1,42c 1,43c 20 2,25a 1,75b 1,73b 1,58c 1,66c 24 - 2,02a 1,98ab 1,88c 1,91bc 28 - - 2,24a 2,07b 2,15b 32 - - - 2,13 2,25

Ghi chú: (-) mẫu dừng theo dõi, các chữ cái a, b, c là kết quả xử lý số liệu thống kê trên phần mềm SPSS 20. Các ký tự giống nhau trong một hàng ở mỗi đợt theo dõi khác biệt không có ý nghĩa 5%.

Kết quả thực nghiệm thu thập được ở bảng 3.3 cho thấy: tỷ lệ hao hụt khối lượng có xu hướng tăng dần theo thời gian bảo quản đối với tất cả các mẫu có xử lý và không xử lý chlorine. Tuy nhiên, các mẫu có xử lý chlorine thể hiện sự tăng về tổn thất khối lượng thấp hơn so với mẫu đối chứng không xử lý chlorine. Điều này được giải thích: chlorine đã kìm hãm quá trình hô hấp và hạn chế sự bay hơi nước tự nhiên của quả cà chua trong quá trình bảo quản [47]. Kết quả thực nghiệm thu được từ bảng 3.3 cũng cho thấy: khi xử lý chlorine sau thu hoạch trên quả cà chua ở nồng độ 140 ppm và 160 ppm, đã cho kết quả về tỷ lệ hao hụt khối lượng thấp nhất tại các giá trị lần lượt là: 1,88% và 1,91% vào ngày bảo quản thứ 24. Khi xử lý ANOVA không có sự sai khác của hai mẫu này ở mức ý nghĩa 0,05. Do đó, về mặt hiệu quả kinh tế cần quan tâm đến mẫu xử lý chlorine ở nồng độ 140 ppm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng nồng độ chlorine kết hợp chất kháng ethylene 1 methylcyclopropene (1 MCP) đến quá trình chín sau thu hoạch của quả cà chua (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)