Ảnh hưởng của nồng độ 1-MCP kết hợp với chlorine đến sự hao hụt khối lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng nồng độ chlorine kết hợp chất kháng ethylene 1 methylcyclopropene (1 MCP) đến quá trình chín sau thu hoạch của quả cà chua (Trang 61 - 62)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu

3.3.5. Ảnh hưởng của nồng độ 1-MCP kết hợp với chlorine đến sự hao hụt khối lượng

lượng của quả cà chua trong quá trình bảo quản

Trong quá trình bảo quản nông sản nói chung và của cà chua nói riêng, yếu tố hao hụt khối lượng là không thể nào tránh khỏi được. Nguyên nhân do quả trong quá trình chín xảy ra quá trình hô hấp, là quá trình oxy hóa phân giải các vật chất trong tế bào (tinh bột, đường, acid hữu cơ) thành các chất đơn giản hơn, đồng thời giải phóng năng lượng. Đồng thời, quá trình bay hơi nước của quả cà chua cũng làm cho quả hao hụt khối lượng [11]. Mức độ hao hụt khối lượng của quả cà chua trong thời gian bảo quản được thể hiện ở hình 3.8.

Hình 3.8. Ảnh hưởng của nồng độ 1-MCP đến sự hao hụt khối lượng của quả cà chua

trong quá trình bảo quản (%)

Thông qua kết quả thu thập được ở hình 3.8 ta thấy rằng: trong thời gian bảo quản, tỷ lệ hao hụt khối lượng có xu hướng tăng dần theo thời gian với tốc độ nhanh hay chậm phụ thuộc vào nồng độ 1-MCP xử lý. Tại thời điểm kết thúc bảo quản, ngày bảo quản thứ 27, mẫu ĐC tổn thất 3,812% khối lượng. Ngày bảo quản thứ 33, mẫu 530 ppb tổn thất 4,304%. Ngày bảo quản thứ 36, mẫu 580 ppb tổn thất 4,168% khối lượng. Mẫu 630 ppb và 680 ppb tại ngày bảo quản thứ 39 có sự hao hụt khối lượng là 4,216% và 4,257%, không có sự sai khác về mặt thống kê khi xử lý ANOVA, mức ý nghĩa 5% giữa hai mẫu 630 ppb và 680 ppb tại ngày bảo quản thứ 33.

0,00 0,50 1,00 1,50 2,00 2,50 3,00 3,50 4,00 4,50 5,00 3 6 9 12 15 18 21 24 27 30 33 36 39 Tỷ lệ h ao hụ t (%)

Ngày bảo quản (ngày)

Các mẫu có xử lý 1-MCP có tỷ lệ hao hụt khối lượng chậm hơn mẫu ĐC. Điều này được giải thích là do 1-MCP đã kìm hãm quá trình hô hấp từ đó hạn chế sự bay hơi nước tự nhiên của quả cà chua trong quá trình bảo quản. Kết quả này hoàn toàn tương đồng với nghiên cứu của Fabián Guillén và cộng sự (2007) khi nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ 1-MCP lên tổn thất khối lượng của quả cà chua [45].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng nồng độ chlorine kết hợp chất kháng ethylene 1 methylcyclopropene (1 MCP) đến quá trình chín sau thu hoạch của quả cà chua (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)