ĐÁNH GIÁ CẢM QUAN CHẤT LƯỢNG QUẢ CÀ CHUA QUÁ TRÌNH BẢO

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng nồng độ chlorine kết hợp chất kháng ethylene 1 methylcyclopropene (1 MCP) đến quá trình chín sau thu hoạch của quả cà chua (Trang 70 - 123)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu

3.5. ĐÁNH GIÁ CẢM QUAN CHẤT LƯỢNG QUẢ CÀ CHUA QUÁ TRÌNH BẢO

chứa và khu sơ chế thường xuyên, đảm bảo luôn sạch sẽ khi sử dụng.

Nông dân phải ghi chép lại thông tin về quá trình thu hoạch, đóng gói, vận chuyển và bảo quản sản phẩm theo sổ hướng dẫn ghi chép.

3.5. ĐÁNH GIÁ CẢM QUAN CHẤT LƯỢNG QUẢ CÀ CHUA QUÁ TRÌNH BẢO QUẢN QUẢN

Kéo dài thời gian bảo quản nhằm đảm bảo vận chuyển, phân phối quả cà chua đến các thị trường trong nước và xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Vấn đề đặt ra là, quả cà chua sau khi xử lý bằng 1-MCP nồng độ 630 ppb (trong 1 phút) kết hợp với chlorine ở nồng độ 140 ppm (trong 5 phút) sau 33 ngày bảo quản ở nhiệt độ 13oC có chất lượng như thế nào so với quả cà chua chín truyền thống. Chính vì vậy, chúng tôi đã tiến hành phân tích và đánh giá cảm quan đối với mẫu cà chua sau khi xử lý bằng 1- MCP nồng độ 630 ppb (trong 1 phút) kết hợp với chlorine ở nồng độ 140 ppm (trong 5 phút) sau 33 ngày bảo quản ở nhiệt độ 13oC cà chua chín tự nhiên (kí hiệu ĐC2).

- Mẫu thí nghiệm (TN): Mẫu xử lý 1-MCP nồng độ 630 ppb (trong 1 phút) kết hợp với chlorine ở nồng độ 140 ppm (trong 5 phút) sau 33 ngày bảo quản ở nhiệt độ 13oC. Thời hạn bảo quản được 33 ngày.

- Mẫu ĐC2: là mẫu sử dụng các quả cà chua chín tự nhiên từ công ty TNHH Hương Đất không qua xử lý 1-MCP.

Sử dụng phương pháp đánh giá cho điểm thị hiếu theo thang Hedonic (9 điểm), số lượng người thử 10, kết quả đánh giá hoàn toàn khách quan.

Xử lý kết quả được thể hiện bảng 3.6. như sau:

Bảng 3.6. Kết quả đánh giá cảm quan cà chua sau quá trình bảo quản

Mẫu

Điểm đánh giá

Trạng thái vỏ Màu sắc thịt quả Mùi vị Cấu trúc thịt

TN 7,38 7,80 7,42 8,00

Từ kết quả tổng hợp bảng 3.6. ta có một số nhận xét sau đây:

- Ở chỉ tiêu cấu trúc thịt, mẫu xử lý 1-MCP kết hợp với chlorine có điểm số trung bình là 8,00, ở mức “rất thích”, còn mẫu ĐC2 có điểm số trung bình là 7,26 tương ứng với mức “thích”, chứng tỏ mẫu thí nghiệm được đánh giá tốt hơn, cấu trúc quả cứng, tốt hơn so với mẫu ĐC2.

- Các chỉ tiêu: trạng thái vỏ; mùi vị, màu sắc thịt quả tuy điểm số đánh giá chênh lệch nhau nhưng đều ở cùng mức đánh giá là “thích”.

Điều này chứng tỏ, xử lý 1-MCP nồng độ 630 ppb (trong 1 phút) kết hợp với chlorine ở nồng độ 140 ppm (trong 5 phút) sau 33 ngày bảo quản ở nhiệt độ 13oC, độ ẩm tương đối không khí µ = 80÷90% không ảnh hưởng đến chất lượng cảm quan sản phẩm. Như vậy, lý 1-MCP nồng độ 630 ppb (trong 1 phút) kết hợp với chlorine ở nồng độ 140 ppm (trong 5 phút) sau 33 ngày bảo quản ở nhiệt độ 13oC, có thể:

+ Kéo được dài thời hạn bảo quản lên tới 33 ngày.

+ Các chỉ tiêu chất lượng cảm quan được đánh giá tương đương mẫu cà chua chín tự nhiên không qua xử lý 1-MCP và chlorine.

+ Vẫn giữ được giá trị dinh dưỡng, đảm bảo chất lượng quả cà chua sau bảo quản trong thời hạn bảo quản 33 ngày.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

KẾT LUẬN

Qua quá trình thực hiện đề tài chúng tôi đưa ra những kết luận như sau:

1. Đã xác định được một số thành phần cơ - sinh lý và hóa học cơ bản của quả cà chua trước khi đem vào bảo quản.

- Khối lượng trung bình (100 quả): 75,34 ± 0,01 g. - Chiều cao trung bình (100 quả) : 54,75 ± 0,05 mm. - Đường kính trung bình (100 quả): 49,98 ± 0,05 mm. - Hàm lượng nước : 94,48  0,28%. - Hàm lượng đường tổng số : 2,432  0,073%. - Hàm lượng vitamin C : 26,7  0,8 mg% - Hàm lượng acid : 0,40  0,02%

2. Xác định được nồng độ chlorine thích hợp để giảm tỷ lệ hư hỏng và kéo dài thời gian bảo quản cà chua lên đến 24 ngày là: 140 ppm.

3. Đã xác định được vai trò của chất kháng ethylene (1-MCP) kết hợp chlorine trong việc kìm hãm quá trình sinh tổng hợp ethylen và kéo dài thời gian chín của quả cà chua sau thu hoạch: 630 ppb.

4. Đã đề xuất được quy trình bảo quản cà chua sau thu hoạch có chế độ công nghệ thích hợp (chlorine: 140 ppm; 1-MCP: 630 ppb; nhiệt độ môi trường bảo quản: 130C; độ ẩm tương đối của không khí: 80-90%) đã kéo dài thời gian bảo quản được 33 ngày so với phương pháp bảo quản truyền thống chỉ được 12 ngày.

5. Xác định được một số thành phần dinh dưỡng của quả cà chua sau 33 ngày bảo quản với công thức thích hợp nhất từ thí nghiệm (xử lý 1-MCP ở nồng độ 630 ppb kết hợp với chlorine 140 ppm).

- Hàm lượng acid tổng số là 0,741%. - Hàm lượng vitamin C là 17,28%. - Hàm lượng đường tổng số là 4,62%.

ĐỀ NGHỊ

1. Cần tiếp tục nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian xử lý chlorine và chế phẩm 1-MCP đến thời gian bảo quản của quả cà chua.

2. Cần tiếp tục nghiên cứu xử lý 1-MCP kết hợp với chlorine, nhiệt độ, phương pháp màng bao… để kéo dài thời gian bảo quản cà chua sau thu hoạch.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

[1]. Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn (2013), Quy phạm thực hành chuẩn VietGAP/GMPs.

[2]. Đoàn Xuân Cảnh (2011), Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống cà chua lai F1 phục vụ nội tiêu và xuất khẩu cho các tỉnh phía Bắc, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam.

[3]. Phạm Thị Kim Chi (2016), Luận văn Thạc sĩ: Nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp xử lý 1-methylcyclopropene kết hợp bao bì (LDPE) đến hoạt lực enzyme nội bào aminocyclopropane carboxylate oxydase trong quá trình bảo quản quả bơ (Persea americana), Đại Học Nông Lâm Huế.

[4]. Nguyễn Đức Chung, Nguyễn Thị Thủy Tiên, Lê Thanh Long (2014), Duy trì chất lượng và kéo dài thời gian bảo quản quả cà chua bằng màng bao chitosan và bảo quản ở điều kiện phòng, Hue University Journal of Science,Vol 94, No 6.

[5]. Quách Đĩnh, Nguyễn Văn Tiếp, Nguyễn Văn Thoa (2008), Bảo quản và chế biến rau quả, NXB Khoa học và Kỹ thuật.

[6]. Nguyễn Thị Hiền, Từ Việt Phú, Trần Thanh Đại (2010), Phân tích thực phẩm, NXB Lao động.

[7]. Nguyễn Quốc Hội, Lê Văn Hòa (2011), Ảnh hưởng của bao polyethylene kết hợp với bảo quản lạnh đến phẩm chất và thời gian tồn trữ trái quýt hồng, Tạp chí Khoa học.

[8]. Vũ Quốc Huân (2011), Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình biến đổi hàm lượng của β-carotenen và lycopene trong quá trình chế biến và bảo quản các sản phẩm từ quả gấc ở Việt Nam, NXB Đại học Sư phạm.

[9]. Cao Văn Hùng (2008), Nghiên cứu công nghệ và thiết bị sơ chế bảo quản tập trung một số loại rau, hoa, quả tươi, Viện Cơ điện Nông Nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch.

[10]. Lại Mai Hương, Phan Ngọc Dung, 2006, Khảo sát ảnh hưởng của dung dịch rửa và điều kiện rửa tới chất lượng của rau salad sơ chế, Tạp chí phát triển KH&CN, tập 9, số 12-2016 THNC

[11]. Nguyễn Mạnh Khải (2007), Giáo trình bảo quản nông sản, NXB Giáo Dục. [12]. Lê Thị Khánh (2008), Giáo trình trồng rau. Trường Đại học Nông Lâm Huế.

[13]. Nguyễn Công Khẩn, Hà Thị Anh Đào (2007), Bảng thành phần thực phẩm Việt Nam, Bộ Y Tế viện dinh dưỡng, NXB Y học.

[14]. Trần Thị Mai (2001), Kỹ thuật bảo quản một số loại ra quả cao cấp, NXB Nông Nghiệp. [15]. Nguyễn Minh Nam, Phạm Anh Tuấn, Phạm Thị Thanh Tĩnh (2012), Ảnh hưởng

của 1 – MCP xử lý sau thu hoạch đến chất lượng và tổn thất trong bảo quản bơ.

Tạp chí Khoa Học và Phát triển, 10,5 tr764-770.

[16]. Hà Thị Bích Ngọc, Trần Thị Huyền Nga, Nguyễn Văn Mùi (2007), Điều tra hợp chất carotenoit trong một số thực phẩm Việt Nam, Tạp chí Khoa học ĐHQG Hà Nội, Khoa học Tự Nhiên và Công nghệ, 23(2007) 130-134.

[17]. Vũ Thị Kim Oanh, Vũ Thị Hằng (2016), Ảnh hưởng của xử lý 1- methylcyclopropene sau thu hoạch đến chất lượng và tuổi thọ hành hoa tươi bảo quản trong điều kiện thường, Tạp chí KH Nông nghiệp Việt Nam, tập 14, số 5: 806-815.

[18]. Lê Văn Tán, Nguyễn Thị Hiền, Hoàng Thị Lệ Hằng, Quản Lê Hà (2009), Công nghệ bảo quản và chế biến rau quả, NXB Khoa học và Kỹ thuật.

[19]. TCVN 9016:2011: Tiêu chuẩn quốc gia - Quả tươi - Phương pháp lấy mẫu trên vườn sản xuất, Bộ Khoa học và Công nghệ, Hà Nội.

[20]. TCVN 9765:2013, Cà chua quả tươi.

[21]. TCVN 4598:1998, Phương pháp xác định acid tổng số và acid bay hơi. [22]. TCVN 9706:2013, Xác định độ ẩm.

[23]. TCVN 4074:2009, Xác định hàm lượng đường tổng số.

[24]. Nguyễn Văn Toản, Nguyễn Thị Diễm Hương (2017), Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ 1-methylcyclopropene kết hợp nhiệt độ thấp nhằm kéo dài thời gian bảo quản quả thanh long ruột đỏ (Hylocereus polyrhizus), Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam, Tập: 82, Số: 9, Trang: 51-56.

[25]. Nguyễn Văn Toản, Nguyễn Hồng Phúc, Tống Thị Quỳnh Anh, Nguyễn Đức Chung, Lê Văn Luận (2017), Control ethylene production to extend avocado Booth7 storage period by 1-Methyl Cyclopropene and LDPE bag combination,

Proceeding of the 15th asean food conference, Ho Chi Minh city, Viet Nam, Số: 15.

[26]. Nguyễn Văn Toản (2011), Luận án Tiến sĩ kĩ thuật: Điều tiết quá trình sinh tổng hợp ethylen nhằm kéo dài thời gian chín sau thu hoạch của quả chuối tiêu, Đại Học Đà Nẵng.

[27]. Hà Duyên Tư (2009), Phân tích hóa học thực phẩm, NXB Khoa Học – Kỹ Thuật Hà Nội.

[28]. Nguyễn Quang Thạch, Nguyễn Mạnh Khải, Trần Hạnh Phúc (1999), Ethylene và ứng dụng trong trồng trọt, Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội.

[29]. Trần Khắc Thi, Trần Ngọc Hùng (2003), Kỹ thuật sản xuất rau sạch, NXB Nông nghiệp. [30]. Chu Thị Thơm, Phan Thị Lài, Nguyễn Văn Tố (2005), Trồng cà chua quanh năm,

NXB Lao Động.

[31]. Nguyễn Minh Thủy, Nguyễn Thị Kim Quyên (2009), Xây dựng mô hình đánh giá chất lượng cà chua sau thu hoạch, Tạp chí Khoa học 2009:11 246-253.

[32]. Nguyễn Văn Viên, Đỗ Tấn Dũng (2003), Bệnh hại cà chua do nấm, vi khuẩn và biện pháp phòng chống, NXB Nông nghiệp.

[33]. Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Viện nghiên cứu rau quả (2012), Báo cáo kết quả thực hiện dự án: “Tăng cường năng lực vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS) cho thương mại”, Kỹ thuật trồng, thu hoạch và bảo quản cà chua tại Lâm Đồng.

Tiếng anh

[34]. Alexander, G. P (1983), Return to roguing hygiene for avocado propagators, Orchardist of New Zealand 56(8):313 – 314.

[35]. Alibatu. A., Keith Thompson (1998), Effects of Modified Atmosphere Packaging on Post Harvest Qualities of Pink Tomatoe. Gaziosmanpasa University, Agricultural Faculty, Journals of Agriculture and Forestry, Vol 22, 365-372. [36]. Autio W.R., Bramlage W.J (1986), Chilling sensitivity of tomato fruit in

relation to ripening and senescence. J. Amer. Soc. Hort. Sci. 11(2):201-204. [37]. Biswas P., AR East., EW Hewett. JA Heyes (2016), Chilling Injury in Tomato

Fruit,Horticultural Reviews.Vol 44.

[38]. Blankenship S.M, (2001), Ethylene Effects and the Benefits of 1-MCP, Horticultural Science North Carolina State University.

[39]. Blankenship S.M, Dole, J.M (2003), 1-Methylcyclopropene: A review. Postharvest Biol. Technol.28:1-25.

[40]. Bulent Akbudak, Nauray Akbudak và cộng sự (2010), University of Uludag, Bursa, Turkey, Effect of pre-harvest harpin and modified atmosphere packaging on quality of cherry tomato cultivars “Alona” and “Cluster”, International Food research Journal.

[41]. Choi S.T, Huber D.J (2008), Influence of aqueous 1-methylcyclopropene concentration, immersion duration, and solution longevity on the postharvest ripening of breaker-turning tomato (Solanum lycopersicum L.) fruit, Postharvest Biol. Technol.49:147–154.

[42]. Choi S.T., Tsouvaltzis, P., Lim, C.I., Huber, D.J. (2008), Suppression of ripening and induction of asynchronous ripening in tomato and avocado fruits subjected to complete or partial exposure to aqueous solutions of 1- methylcyclopropene, Postharvest Biol Technol, 48:206–214.

[43]. Cook C.C., Parsons C.S., McColloch L.P (1958), Methods to extend storage of fresh vegetables aboard ships of the U.S. Navy, Food Tech. 12:548.

[44]. Deltsidis A.I , J.K. Brecht, J. Bai, E.A. Baldwin (2014), Tomato chilling injury threshold defined by the volatile profiles of pink harvested tomato fruit,

Horticultural Sciences Department.

[45]. Fabián Guillén, Pedro Javier Zapata., María Serrano., Daniel Valero (2007),

Efficacy of 1-MCP treatment in tomato fruit 1. Duration and concentration of 1- MCP treatment to gain an effective delay of postharvest ripening, Postharvest Biology and Technology, Vol 43, 23–27.

[46]. Hai Su, W. Dauglas Gubler (2012), Effect of 1-methylcyclopropene (1-MCP) on reducing postharvest decay in tomatoes (Solanum lycopersicum L.), Postharvest Biology and Technology, Vol 64, Issue 1, Page 133 – 137.

[47]. Hobson G.E (1987), Low temperature injury and the storage of ripening tomatoes,

J. Hort. Sci, 62(1):55-62.

[48]. Howard Alliger, Overall View of Chlorin dioxide. Fronttier Pharmaceutical, Inc. [49]. Hyun J.P., Manjeet S.C., Robert L.S (2006), Edible Coating Effects on Storage

Life and Quality of Tomatoes, Journal of Food Science, Volume 59 Issue 3, p. 568 - 570.

[50]. Kenneth C. Gross, Chien Yi Wang, Mikal Saltveit (1986), The Commercial Storage of Fruits, Vegetables, and Florist and Nursery Stocks, Agriculture Handbook 66, U.S. Department of Agriculture, Agricultural Research Service, Washington, DC.

[51]. Lizada M.C.C and Yang, S.F. (1979), A simple and sensitive assay for 1- aminocyclopropane-l-carboxylic acid, Analytical biochemistry, 100(1), pp. 140-145. [52]. Maul, F. S.A. Sargent., C.A. Sims., E.A. Baldwin., M.O. Balaban, D.J. Huber (2000), Tomato Flavor and Aroma Quality as Affected by Storage Temperature,

[53]. Maul, F. S.A. Sargent, C.A. Sims, et al (2000), Recommended commercial storage temperatures affect tomato flavor and aroma quality,J. Food Sci, 65(7):1228-1237. [54]. Meng Wang., Jiankang Cao., Lin Lin., Jing Sun. Effect of 1-Methycyclopropene on nutritional quality and antioxidant activity of tomato fruit (solamum lycopersicon) during storage. College of Food Science and Nutritional Engineering China, Agricultural University PO Box 111 Qinghua Donglu No 17.

[55]. Michael Alabboud, Khaled Mohi Alden., Fares alhaj alali (2017), Using 1- Methelcyclopropene (1-MCP) as an ethylene inhibitor in horticultural crops storage (a review), Agriculture, Natural Resources, Environment and Tourism 7-9.

[56]. Ming-Jin Zhang, Yue-Ming Jiang, Wei-Bo Jiang and Xue-Jun Liu (2006),

Regulation of Ethylene Synthesis of Harvested Banana Fruit by 1- methylcyclopropene, Food Technol Biotechnol, 44 (1) 111–115.

[57]. Monika Sood, Raj Kamura Kaul (2011), Effect of Post harest treatment on changes in sugar and lycopene content of tomato (Lycopersicon esculentum), World Journal of Agricultural sciences 7(5):613 - 616.

[58]. Moya-León M.A. and John, P. (1994), Activity of 1-aminocyclopropane-1- carboxylate (ACC) oxydase (ethylene – forming enzyme) in the pulp and peel of ripening bananas, Journal of Horticultural Science, 69(2), pp. 243-250.

[59]. Neil E. Hoffman and Shang Fa Yang, Changes of 1-Aminocyclopropane-1 carboxylic Acid Content in Ripening Fruits in Relation to their Ethylene Production Rates, J. Amer. Soc. Hort. Sci. 105(4):492-495. 1980.

[60]. Nicolette Niemann (2005), The effect of 1-MCP, controlled atmospere and heat treatment on santa tomatoes, Faculty of science, University of Johannesburg. [61]. Nobuyuki Kozukue, Mendel Friedman (2003), Tomatine, chlorophyll, β-carotene

and lycopene content in tomatoes during growth and maturation, Journal of the science of food and agriculture, Volume 83, page 195-200.

[62]. Pereira M.E.Ca , S.A. Sargent., C.A. Sims., Donald J. Huber (2013), Aqueous 1- methylcyclopropene Extends Longevity and Does Not Affect Sensory Acceptability of Guatemalan-West Indian Hybrid Avocado, HortTechnology. Vol 23, No 4, 468 – 473.

[63]. Sablani S.S, L.U. Opara and K. Al-Balushi (2006), Influence of bruising and storage temperature on vitamin C content of tomato fruit, Department of Food Science and Nutrition, 2 Department of Soils, Water and Agricultural Engineering, College of Agricultural and Marine Sciences.

[64]. Suslow, T.V. and Cantwell, M (2005), Tomato recommendations for maintaining postharvest quality, Postharvest Technology Research and Information Center, Department of Plant Sciences, University of California, Davis, CA, USA. 3 pp. [65]. Trevor Suslow (2005), Chlorination in the production and postharvest handling of

freh fruits and vegetables, University of Califonia.

[66]. Vijay Paul & Rakesh Pandey, Delaying tomato fruit ripening by using 1- methylcyclopropene (1-MCP) for better postharvest management: current status and prospects in India, Indian Journal of Plant Physiology. ISSN 0019-5502 Volume 18 Number 3.

[67]. Wang K.L.C, Hai Li., Joseph R. Ecker (2002), Ethylene Biosynthesis and Signaling Networks, American Society of Plant Biologists, vol 14.

[68]. Watkins, C.B, (2008), Overview of 1-methylcyclopropene trials and uses for edible horticultural crops, HortScience, 43, 86–94.

[69]. T.S.Workneh, Gary Osthoff, M.Steyn, (2012), Effects of preharvest treament, disinfections, packaging and storage environment on quality of tomato, J Food Sci Technol, 2012, 49(6):685 – 694.

[70]. Xuewen, L, Shifeng, C, Yonghua, Z. and Aiping, S (2011), 1-MCP suppresses ethylene biosynthesis and delays softening of 'Hami' melon during storage at ambient temperature, Journal of the Science of Food and Agriculture, Vol. 91 (14), pp. 2684 - 2688.

[71]. Yang, S.F, Hoffman (1984), N.E. Ethylene biosynthesis and its regulation in higher- plant”, Annu. Rev. Plant Physiol. Plant Mol. Biol.

[72]. Zhuang R., Huang Y. (2003), Influence of hydroxypropyl methylcellulose edible coating on fresh-keeping and storability of tomato, Journal of Zhejiang University - Science A, Zhejiang University Press, p 109-113.

[73]. Zabin và cộng sự, (1986), Pack tomatoes for hight profits - chlorinating packing shed wash water improves quality, American vegetable Grower 34(8):12.

Trang web: [74]. http://caroty.com/thanh-phan-dinh-duong-ca-chua/ [75]. http://tiennong.vn/u14/cay-ca-chua.aspx [76]. https://en.wikipedia.org/wiki/Ethylene [77]. https://laodong.vn/suc-khoe/an-ca-chua-thuong-xuyen-giup-phong-tranh-benh- xo-gan-307594.bld [78]. http://www.nongsansachvietnam.vn/ca-chua-bi-da-lat.html

PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Hóa chất và dụng cụ nghiên cứu.

Phụ lục 2. Phương pháp tiến hành phân tích các chỉ tiêu về cơ lý, hóa sinh cơ bản. Phụ lục 3. Mẫu phiếu đánh giá cảm quan.

Phụ lục 4. Xử lý thống kê trên các kết quả nghiên cứu. Phụ lục 5. Kết quả xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 20. Phụ lục 6. Một số hình ảnh trong quá trình thực hiện đề tài.

PHỤ LỤC 1

HÓA CHẤT VÀ DỤNG CỤ NGHIÊN CỨU

Bảng 1.1. Danh mục các hóa chất sử dụng trong nghiên cứu

STT Hóa chất STT Hóa chất 1 Chlorine 9 Nước cất 2 Felling A 10 HCl 3 Felling B 11 Na2SO4 4 Fe2(SO4)3 12 Phenolphtalein 0,1% 5 H2SO4 đ (d = 1,84) 13 H2SO4 180g/l 6 KMnO4 0,1 N 14 Hồ tinh bột 5g/l 7 NaOH 1 N; 0,1 N 15 Iod 0,01 N 8 Chì acetate 30%

Bảng 1.2. Danh mục các dụng cụ sử dụng trong nghiên cứu

STT Dụng cụ STT Dụng cụ

1 Bình định mức 100ml, 500ml 6 Cối, chày sứ 2 Bình tam giác 25ml, 100ml, 250ml 7 Cốc sấy 3 Cốc đong 25ml, 100ml, 250ml 8 Phễu thủy tinh

4 Pipet, pipetman 9 Đũa thủy tinh

Bảng 1.3. Các loại thiết bị sử dụng trong nghiên cứu

STT Tên thiết bị Hiệu Nước sản xuất

1 Cân kỹ thuật SARTORIUS Đức

2 Hệ thống kho lạnh bảo quản mẫu Kho lạnh Việt Nam

3 Tủ sấy UNB – 500 Đức

4 Bể ổn định nhiệt LWB-106D Hàn Quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng nồng độ chlorine kết hợp chất kháng ethylene 1 methylcyclopropene (1 MCP) đến quá trình chín sau thu hoạch của quả cà chua (Trang 70 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)