3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
3.3.2. Ảnh hưởng của nồng độ 1-MCP kết hợp với chlorine đến cường độ sản sinh
ethylene của quả cà chua trong quá trình bảo quản
Cà chua là quả hô hấp đột biến, nghĩa là trong quá trình chín xuất hiện một thời điểm cường độ hô hấp tăng đột biến với giá trị cực đại sau đó giảm dần. Song song với sự biến thiên cường độ hô hấp thì quá trình sản sinh ethylene cũng bắt đầu tăng lên và đạt đến đỉnh cực đại tại điểm đột biến, sau đó giảm nhanh và kết thúc quá trình bảo quản [26].
Thông thường vài giờ trước khi xảy ra hô hấp đột biến, hàm lượng ethylene nội sinh tăng có tác dụng kích thích hoạt động của hệ enzyme nội bào và đẩy nhanh quá trình chín của quả. Bởi vì, dưới tác động của ethylene, tính thấm của màng tăng lên đáng kể do ethylene có ái lực cao với lipid, thành phần chủ yếu cấu tạo nên màng tế bào. Điều này dẫn đến giải phóng các enzyme vốn tách rời với cơ chất do màng ngăn cách. Các enzyme này có điều kiện tiếp xúc với cơ chất gây ra các phản ứng liên quan đến các quá trình sinh lý, sinh hóa của quả như quá trình chuyển hóa tinh bột thành đường, làm mềm
quả và hiện tượng thoát hơi nước (Nguyễn Quang Thạch, 1999) [28]. Qua đây, cho thấy ethylene đóng vai trò quan trọng trong quá trình chín ở quả hô hấp đột biến.
Ảnh hưởng của nồng độ 1-MCP đến cường độ sản sinh ethylene của quả cà chua trong quá trình bảo quản được thể hiện ở đồ thị hình 3.5.
Hình 3.5. Ảnh hưởng của nồng độ xử lý 1-MCP kết hợp với chlorine đến sự biến thiên
cường độ sản sinh ethylene của quả cà chua trong quá trình bảo quản
Từ số liệu thực nghiệm thu được từ đồ thị hình 3.5 ta có nhận xét sau: cường độ sản sinh ethylene của tất cả các mẫu có xu hướng giảm trong 6 ngày đầu bảo quản do sự thay đổi đột ngột của môi trường bảo quản, sau đó tăng dần và đạt giá trị cực đại tại các thời điểm khác nhau, rồi giảm đi một cách nhanh chóng sau khi đạt đỉnh hô hấp đột biến. Kết quả nghiên cứu này hoàn toàn thống nhất với công bố trước đây của tác giả Nicolette Niemann (2005) [60] và Choi (2008) [42] khi nghiên cứu về ảnh hưởng của 1-MCP lên cường độ sản sinh ethylen của quả cà chua.
Các mẫu xử lý 1-MCP ở các nồng độ khác nhau (530 ppb, 580 ppb, 630 ppb và 680 ppb) có cường độ sản sinh ethylene chậm và đạt giá trị cực đại thấp hơn so với mẫu đối chứng. Cụ thể là:
Mẫu xử lý 1-MCP ở nồng độ 630 ppb và 680 ppb đạt giá trị cực đại muộn nhất vào ngày bảo quản thứ 33 với giá trị lần lượt là 4,33 μl C2H4.kg-1.h-1 và 4,10 μl C2H4.kg- 1.h-1. 0,00 1,00 2,00 3,00 4,00 5,00 6,00 0 3 6 9 12 15 18 21 24 27 30 33 36 39 Cư ờ n g đ ộ sả n si n h E th yl e n e ( mo l. g- 1 .h -1 )
Ngày bảo quản (ngày)
Các mẫu xử lý 1-MCP 530 ppb và 580 ppb đạt giá trị cực đại lần lượt là 3,22 μl C2H4.kg-1.h-1 và 4,60 μl C2H4.kg-1.h-1 tương ứng vào ngày bảo quản thứ thứ 30.
Trong khi đó, mẫu đối chứng có cường độ sản sinh ethylene cao nhất và đạt giá trị cực đại là 4,88 μl C2H4.kg-1.h-1 vào ngày bảo quản thứ 24.
Như vậy, xử lý 1-MCP đã làm giảm hàm lượng ethylene nội sinh tạo thành và kéo dài được quá trình chín của quả. Kết quả này thống nhất với công bố của tác giả Xuewen và cộng sự (2011) khi chỉ ra rằng: 1-MCP là chất ức chế quá trình sinh tổng hợp ethylene bằng cách kìm hãm hoạt lực enzyme ACC oxydase. Do đó, quá trình oxy hóa ACC thành ethylene bị hạn chế [70.].