Tình hình sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra, đánh giá tình hình sản xuất và tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên rau họ hoa thập tự tại hà giang (Trang 26 - 31)

Ở miền Bắc Việt Nam, hóa chất BVTV được xuất hiện và sử dụng lần đầu ở vụ Đông xuân năm 1956 - 1957 tại Hưng Yên. Ở miền Nam, hóa chất BVTV bắt đầu được sử dụng từ năm 1962.

Từ năm 1957 - 1990, hàng năm nước ta sử dụng 6.500 – 16.000 tấn/năm hóa chất BVTV trong sản xuất nông nghiệp; từ năm 1976 – 1980, lượng hóa chất sử dụng khoảng 16.000 tấn/năm.

Từ năm 1986 - 1990, lượng hóa chất BVTV sử dụng trong sản xuất nông nghiệp (14.000 tấn), có giảm hơn so với lượng hóa chất BVTV sử dụng trong giai đoạn 1976 – 1980 là 2.00 tấn. Trong số các loại hóa chất BVTV sử dụng trong nông nghiệp giai đoạn này, có 55% hóa chất BVTV thuộc nhóm lân hưu cơ, 13% thuộc nhóm clo hưu cơ, 12% thuộc nhóm carbamat hữu cơ, còn lại là các hợp chất hóa học thủy ngân, asen. Hầu hết những loại hóa chất này đều có độ độc cao và tồn dư trong môi trường lâu.

Năm 2003, lượng hóa chất BVTV nhập khẩu vào Việt Nam gần 40.000 tấn/năm, tăng hơn so với lượng hóa chất BVTV giai đoạn 1986 – 1990 (đạt 14.000 tấn) là 36.000 tấn. Đến năm 2008, lượng thuốc BVTV nhập khẩu vào Việt Nam hơn 100.000 tấn, tăng hơn so với năm 2003 là 60.000 tấn (tăng 60%). Năm 2012, lượng thuốc BVTV nhập khẩu là 105.000 tấn (744 triệu USD), tăng 5% so với năm 2012 và tăng 165.000 tấn (tương ứng với 412,5%) so với năm 2003.

Về thành phần hoạt chất trong hóa chất BVTV sử dụng trong nông nghiệp ở nước ta: Năm 1996, trong các thuốc BVTV được đăng nhâp khẩu và sử dụng trong sản xuất nông nghiệp chỉ có 4 – 5 loại hoạt chất. Đến năm 2009, Bộ NN&PTNT cho phép nhập khẩu và sử dụng 886 loại hoạt chất và 2.537 loại thuốc BVTV thương phẩm được phép sử dụng trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam. Năm 2011 nước ta có khoảng 900 loại hoạt chất và các hỗn hợp hóa chất BVTV được đăng ký nhập khẩu và sử dụng trong nông nghiệp (trong đó 90% hóa chất

BVTV được nhập khẩu từ Trung Quốc) và số lượng các hoạt chất BVTV nhập khẩu và sử dụng trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam vượt xa so với các nước trong khu vực: năm 2009, Thái Lan và Malaisia có 400 – 600 loại; Trung Quốc có 630 hoạt chất BVTV.

Trung bình 5 năm (từ 2015 – 2019), mỗi năm Việt Nam chi từ 500 - 700 triệu USD để nhập thuốc bảo vệ thực vật. Trong số này, 48% là thuốc diệt cỏ, tương đương 19.000 tấn, còn lại là thuốc trừ sâu, trừ bệnh, khoảng trên 16.000 tấn. Ngoài ra, lượng thuốc BVTV được sản xuất do các công ty trong nước cũng được sử dụng rất nhiều trong sản xuất nông nghiệp.

Khối lượng hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật trên 1 ha cây trồng mỗi năm ở Việt Nam lên đến 2 kg, trong khi một số nước khác trong khu vực chỉ từ 0,2 - 1 kg/ha.

Trước tình hình nhập khẩu, sử dụng lạm dụng hóa chất BVTV trong sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam như vậy gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, đến những loài có ích, phá vỡ cân bằng sinh thái, gây ô nhiễm môi trường, dư lượng thuốc tồn du trong sản phẩm cao; đồng thời gây hiện tượng nhờn thuốc, kháng thuốc của dịch hại làm cho dịch hại có nguy cơ bùng phát không thể kiểm soát nổi.

Trước thực tế đó, nhà nước cần có những quy định, chính sách nghiêm ngặt trong việc nhập khẩu, buôn bán sử dụng hóa chất BVTV trong sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, các nhà nghiên cứu cần tìm ra giải pháp thay thế dần việc sử dụng hóa chất BVTV trong phòng trừ dịch hại cây trồng nhằm phát triển nông nghiệp nói chung và ngành rau nói riêng một cách ổn định và bền vững (ví dụ: sử dụng các thuốc sinh học, các cheesphaamr thảo mộc,...).

* Thực trạng nhiễm độc hóa chất BVTV ở Việt Nam

Do lượng hóa chất sử dụng trong sản xuất nông nghiệp của nước ta quá nhiều, sử dụng lạm dụng, tùy tiện, không khoa học và thiếu hiểu biết nên ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người và môi trường:

Năm 2000, cả nước có 18,26% số người sản xuất nông nghiệp bị nhiễm độ hóa chất BVTV, trong đó có 2,1 triệu người bị nhiễm độc mãn tính (Hà Minh Trung, 2000).

Theo kết quả điều tra 16 tỉnh phía Bắc từ năm 1980 – 1985 cho thấy: Có 2.211 người bị nhiễm độc nặng do hóa chất BVTV và 811 người chết.

Theo kết quả điều tra tại 4 tỉnh: Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa, Tiền Giang và Cần Thơ từ năm 1994 – 1997 cho thấy: Có 4.899 người bị nhiễm độc hóa chất BVTV và 286 người chết (chiếm 5,8%). Năm 1997, lượng hóa chất BVTV sử dụng chỉ tính trong 10 tỉnh, thành phố là 4.200 tấn, nhưng đã có 6.103 người bị nhiễm độc và 240 người chết do nhiễm độc cấp và mãn tính.

Theo kết quả nghiên cứu, đánh giá ở 62 bệnh nhân được chẩn đoán là ngộ độc lân hữu cơ cho thấy: Tổng số người bị nhiễm khuẩn là 29/62 người, chiếm 46,78%. Trong đó, số người bị nhiễm khuẩn phổi – phế quản là 23/29 người, chiếm 79,32%. Những người bị ngộ độc càng nặng thì mức độ ngộ độc càng cao (Ngộ độc độ I: nhiễm khuẩn 0%; độ II: 39,29%, độ III: 62,5% và độ IV: 80%) (Nguyễn Đình Chất, 1994).

Theo kết quả điều tra, đánh giá của Nguyễn Văn Nguyên (1994) 571 công nhân của 2 nông trường chè có sử dụng hóa chất BVTV cho thấy: Có 77,2% người bị mắc chứng bệnh đau đầu, kém ngủ; 75,5% người bị đau tức ngực & khó thở; 65,5% người bị đau lưng & xương khớp; 46,5% người bị mệt mỏi & run chân tay; 44,8% bị ho & khạc đờm; 29,3% người bị đau bụng không rõ nguyên nhân và 24,1% người chán ăn. Kết quả khám lâm sàng thấy, 25,0% người có hội chứng suy nhược thần kinh; 26,5% người có hội chứng rối loạn tiêu hóa; 16,3% người bị bệnh xương khớp; 12,4% người bị bệnh đường hô hấp và 10,0% người bị bệnh ngoài da. Những rối loạn sớm nổi bật là hoạt tính enzyme cholinesterase giảm xuống chỉ còn 75% so với nhóm chứng; 19,6% thiếu máu; 37,2% người có bạch cầu trung tính thấp.

Theo kết quả điều tra, đánh giá của Hà Huy Kỳ (2001) trên 213 công nhân sang chai, đóng gói hóa chất BVTV ở 4 cơ sở cho thấy: Có 34,7% số người bị giảm hoạt tính enzyme cholinesterase toàn phần; 33,8% bị giảm enzyme cholinesterase hồng cầu; trên 30% bị giảm enzyme cholinesterase huyết tương.

Theo kết quả điều tra, đánh giá của Tạ Thị Bình, Đặng Thị Minh Ngọc, Vũ Khánh Vân và Đinh Thục Nga (2003) trên 30 công nhân tiếp xúc thường xuyên với hóa chất BVTV cho thấy: Hoạt tính enzyme cholinesterase giảm đi so với nhóm chứng; 10% số tiếp xúc có sự giảm enzyme cholinesterase hồng cầu; 36,6% giảm enzyme cholinesterase huyết tương.

Theo kết quả điều tra, đánh giá của Cao Thúy Tạo (2003): Ở những vùng chuyên canh rau, hầu hết những người sau khi sử dụng hóa chất BVTV có những biểu hiện như: chóng mặt, tăng tiết nước bọt, mất ngủ và nồng độ hóa chất BVTV/cm2 da tăng gấp 2 lần so với trước khi phun và có 32,4% số người có biểu hiện cường phó giao cảm.

Theo kết quả điều tra, đánh giá của Trần Thị Ngọc Lan và Nguyễn Thị Hồng Tú (2005) trên 1667 người lao động thường xuyên sử dụng hóa chất BVTV tại 16 xã thuộc 8 tỉnh miền Trung và miền Nam cho thấy: Hầu hết những người này đều bị các triệu chứng về hệ thần kinh trung ương và hệ thần kinh thực vật với các bệnh thường gặp là: các bệnh về đường hô hấp, về thần kinh Chỉ tính từ năm 2000 đến tháng 6 năm 2001 tại 14 xã được điều tra đã có 199 trường hợp nhiễm độc; 86,93% những người đi phun thuốc trừ sâu bị nhiễm độc và tỷ lệ tử vong do nhiễm độc chiếm 2,51%.

Qua đó ta thấy, nhiễm độc hóa chất BVTV là một thực tế diễn ra thường xuyên, liên tục ở tất cả các địa phương trong cả nước và ngày càng trở thành một vấn đề lớn trong xã hội hiện nay.

* Rau xanh và vấn đề an toàn thực phẩm ở Việt Nam

Theo thống kê của Tổ chức Lao động Quốc tế ILO, trên thế giới, hàng năm có trên 40.000 người chết vì ngộ độc rau trên tổng số 2 triệu người ngộ độc. Tại Việt Nam, từ năm 1993 - 6/1998, hàng chục ngàn người bị nhiễm độc do ăn phải rau quả còn dư lượng thuốc trừ sâu. Nặng nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long, năm 1995 có 13.000 người nhiễm độc, trong đó có 354 người chết. Năm 1998 có 50/61 tỉnh thành trong cả nước xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm, với 6.172 người mắc và 410 người chết.

Theo thống kê chưa đầy đủ của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, từ năm 2001- 2005 cả nước đã xảy ra gần 1.000 vụ ngộ độc thực phẩm với hơn 23.000 người mắc và 263 người tử vong. Tuy nhiên, con số thực tế xảy ra tại cộng đồng còn cao gấp hàng chục lần bởi Việt Nam chưa có hệ thống giám sát và chế độ thông báo đầy đủ. Riêng năm 2005, toàn quốc xảy ra 133 vụ ngộ độc thực phẩm với gần 4.000 người bị ngộ độc thực phẩm.

Năm 2008, có 250 – 500 ca ngộ độc thực phẩm với 70.000 – 10.000 nạn nhân. Trong đó, có 100 – 200 người chết. Năm 2010, cả nước xẩy ra 45 vụ ngộ độc, trong đó có trên 60% vụ ngộ độc do hóa chất, tăng 30% so với năm 2009. Điều này cho thấy, xu thế ngộ độc hóa chất tăng lên mạnh mẽ. Đến năm 2012, số người mắc và số người tử vong do ngộ độc thực phẩm tăng nhanh so với năm 2011. Đến tháng 11 năm 2012, trên toàn quốc có 164 vụ ngộ độc thực phẩm làm 5.400 người mắc, trong đó có 33 người tử vong. So với năm 2011, tăng 23 vụ, số người mắc tăng 1.000 người và tăng 7 người chết.

Nguyên nhân chủ yếu của các vụ ngộ độc thực phẩm là do dư lượng thuốc BVTV và nhiễm vi sinh vật do ôi thiu hoặc kém vệ sinh. Trong đó, tỷ lệ ngộ độc do thuốc BVTV chiếm trên 60%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra, đánh giá tình hình sản xuất và tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên rau họ hoa thập tự tại hà giang (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)