Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên rau tại Hà Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra, đánh giá tình hình sản xuất và tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên rau họ hoa thập tự tại hà giang (Trang 65 - 67)

Điều tra đánh giá 100 hộ sản xuất rau chuyên canh của tỉnh Hà Giang năm 2019 ở bảng 4.7. cho thấy:

4.5.1. Về thành phần các loại thuốc BVTV và thời gian cách ly khi sử dụng trên rau tại Hà Giang năm 2018

Gồm 10 loại thuốc BVTV, chúng đều thuộc nhóm độc II đến IV và đều nằm trong danh trong danh mục thuốc được phép sử dụng tại Việt Nam.

Bảng 4.8. Thành phần thuốc BVTV sử dụng trên rau tại Hà Giang năm 2018

Tên thuốc Nhóm độc Số lần phun/ vụ

Thời gian cách ly (ngày) Theo quy định Thực tế Sherpa 25 EC II 7 10 5 Sherpa 25 EC II 6 8 6 Tosi 30WG II 7 7 – 10 5 - 7 Actara 25WG III 5 10 – 12 7 - 8 Actara 25WG III 7 10 6 Rholam super 50SP IV 5 7 7 Tango 800WG II 4 7 6 Reasgant 1.8 EC II 5 7 7 Sachray 200WP II 6 7 5 Daconil 75WP IV 4 7 5

Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ năm 2019

Bảng 4.7 cho thấy: Danh mục các loại thuốc hóa học mà bà con nông dân sử dụng trong những năm qua để phòng trừ sâu bệnh hại rau đều là các loại thuốc nằm trong danh mục sử dụng tại Việt Nam. Nồng độ, liều lượng, sử dụng theo khuyến cáo, hướng dẫn trên bao bì.

Hầu hết các hộ nông dân ở các vùng chuyên canh rau đều có tình trạng sử dụng lạm dụng thuốc trừ sâu, do việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật liên tục trong vụ, kết hợp nhiều loại thuốc gây nhiều nguy cơ ô nhiễm và mất an toàn vệ sinh thực phẩm. Các chủng thuốc thường dùng chủ yếu cho rau muống, mồng tơi, dưa chuột, mướp đắng, đỗ trạch, cải xanh, cải bắp và su hào là thuốc độc thuộc nhóm II, nhóm III với số lần phun cao từ 5 - 7 lần/vụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra, đánh giá tình hình sản xuất và tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên rau họ hoa thập tự tại hà giang (Trang 65 - 67)