Tình hình xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra, đánh giá tình hình sản xuất và tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên rau họ hoa thập tự tại hà giang (Trang 41 - 48)

4.2.2.1. Dân số, lao động và việc làm

Dân số và lao động là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng của các quá trình sản xuất, là nguồn lực tác động trực tiếp đến quá trình phát triển nông nghiệp. Điều tra, đánh giá dân số, lao động và việc làm của Hà Giang, kết quả thu được ở bảng 4.2.

Qua bảng 4.2 ta nhận thấy: Dân số trung bình toàn tỉnh năm 2018 là 846.531,00 người Trong đó, dân số nữ là 419.346,00 người (chiếm 49,54% tổng dân số toàn tỉnh) và nam giới là 427.185,00 người (chiếm 50,46% tổng dân số toàn tỉnh).

Bảng 4.2. Dân số trung bình phân theo giới tính, thành thị và nông thôn của Hà Giang năm 2018

Tổng số

Phân theo giới tính Phân theo thành thị,

nông thôn

Nam Nữ Thành thị Nông thôn

Số người 846.531,00 427.185,00 419.346,00 127.621,00 817.910,00 Tỷ lệ tăng (%) 101,54 101,66 101,42 101,90 101,48

Cơ cấu (%) 100,00 50,46 49,54 15,08 84,92

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Giang 2018

Dân số khu vực thành thị 127.621,00 người (chiếm 15,08%) và dân số nông thôn là 817.910,00 người (chiếm 84,2%).

Như vây, dân số của Hà Giang tỷ lệ chênh lệch giữa nam và nữ không nhiều; nhưng tỷ lệ chênh lệch giữa người thành thị với người nông thôn cao; người dân chủ yếu ở vùng nông thôn. Đây cũng là đặc điểm điển hình của vùng núi cao nói chung và của Hà Giang nói riêng. Để đánh giá được lực lượng lao động của tỉnh Hà Giang năm 2018, kết quả thu được ở bảng 4.3.

Năm 2018 toàn tỉnh có 537.700 người có độ tuổi lao động từ 15 tuổi trở lên, chiếm 63,52% tổng dân số toàn tỉnh. Trong đó, 536.000 người có việc làm (thành thị 69.700 người; nông thôn 466.400 người).

Trong năm 2018 toàn tỉnh đã giải quyết việc làm mới cho 19.784 lao động, đạt 121% kế hoạch, tăng 18,8% so với năm 2017. Trong đó, có 9.843 lao động đi làm việc ngoại tỉnh; 657 lao động đi XKLĐ. Giải quyết cho 1.138 dự án vay vốn quỹ quốc gia về việc làm, với tổng số tiền 45.508 triệu đồng

đạt 156,9 % kế hoạch năm, tăng 32,2% so với năm 2017; thu hồi vốn vay 35.412 triệu đồng đạt 131,2% kế hoạch. Tư vấn giới thiệu việc làm và học nghề cho 10.050 lao động, đạt 201% kế hoạch; giới thiệu việc làm cho 1.719 người đạt 202,2% kế hoạch.

Bảng 4.3. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo giới tính, thành thị và nông thôn của tỉnh Hà Giang năm 2018

Tổng số Phân theo giới tính

Phân theo thành thị, nông thôn

Nam Nữ Thành thị Nông thôn

Số người trên 15 tuổi 537.700 273.500 264.700 70.800 466.900

Cơ cấu (%) 100 50,86 49,14 13,17 86,83

Số người có việc làm 536.000 272.900 263.100 69.700 466.400

Cơ cấu (%) 100 50,91 49,09 13,00 87,00

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Giang 2018

Công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm được quan tâm. Tổng số lao động được tuyển sinh qua các khóa đào tạo nghề năm 2018 ước đạt 10.785 người (đạt 110,7% kế hoạch), trong đó: Cao đẳng nghề 481 người, Trung cấp nghề 789 người, Sơ cấp nghề và đào tạo nghề dưới 3 tháng 9.654 người. Trong tổng số lao động được tuyển sinh đào tạo năm 2018, đào tạo nghề theo cơ chế hỗ trợ đào tạo của tỉnh 7.758 người; nguồn khác và xã hội hóa 1.869 người.

Hiện nay tiềm năng về lao động của tỉnh còn rất lớn nhưng chất lượng lao động chưa cao, tỷ lệ công nhân lành nghề, cán bộ kỹ thuật còn ít và chưa được sử dụng một cách hợp lý. Lao động nông nghiệp chỉ mang tính thời vụ nên vẫn còn tình trạng dư thừa lao động đây là một vấn đề rất quan trọng cần phải giải quyết trong thời gian tới.

4.2.2.2. Đời sống dân cư

Trong năm 2018 tình hình kinh tế - xã hội của cả nước nói chung và tỉnh Hà Giang nói riêng tiếp tục có những chuyển biến tích cực, giúp cho đời sống người dân có những cải thiện đáng kể. Thu nhập bình uân đầu người của Hà Giang năm 2018 ước đạt 1.725 ngàn đồng người/tháng.

Theo kết quả khảo sát hộ nghèo, cận nghèo năm 2018 toàn tỉnh có 8.307 hộ thoát nghèo, số hộ tái nghèo và phát sinh mới trong năm là 3.962 hộ. Tổng số hộ nghèo toàn tỉnh hiện có 56.083 hộ, chiếm 31,17% (giảm 3,01% so với năm 2017); tổng số hộ cận nghèo 22.873 hộ, chiếm 12,71%.

4.2.2.3. Giáo dục - đào tạo

Năm học 2018 - 2019 toàn tỉnh có 834 trường học và cơ sở giáo dục, giảm 18 trường so với năm học 2017 - 2018. Tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi vào mẫu giáo toàn tỉnh đạt 99,5% so với dân số trong độ tuổi; tỷ lệ huy động trẻ 6 - 14 tuổi đến trường đạt 99,5% dân số trong độ tuổi (riêng trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 99,8% dân số trong độ tuổi). Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia, thực hiện các nhiệm vụ đổi mới giáo dục được cấp uỷ, chính quyền địa phương và ngành giáo dục quan tâm, tính đến cuối năm 2018 tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia toàn tỉnh đạt 28,42%; ngành giáo dục đã triển khai 19 chương trình, đề án trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo nhằm thực hiện nhiệm vụ đổi mới giáo dục trên địa bàn tỉnh.

4.2.2.4. Văn hóa

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tổ chức các hoạt động phục vụ các sự kiện chính trị của địa phương; tập trung làm tốt công tác quản lý tổ chức lễ hội, quản lý các cơ sở dịch vụ văn hoá công cộng, đưa văn hoá, thể thao về cơ sở góp phần ngăn chặn các tệ nạn xã hội, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh ở địa phương; từng bước nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” gắn với xây dựng nông thôn mới; tăng cường quảng bá xúc tiến du lịch và nâng cao chất lượng hoạt động thể dục thể thao...

Tỷ lệ hộ gia đình được công nhận gia đình văn hóa năm 2018 ước đạt 61% tăng 3,1%; tỷ lệ thôn, tổ dân phố được công nhận tiêu chí văn hóa năm 2018 đạt 43% tăng 3,3% so với năm 2017, các chỉ tiêu này đều đạt 100% kế hoạch.

Năm 2018 toàn tỉnh có 04 làng được công nhận là làng văn hóa du lịch tiêu biểu gắn với xây dựng nông thôn mới đạt 133% kế hoạch năm.

4.2.2.5. Y tế

Các hoạt động truyền thông về y tế được triển khai tích cực với hình thức phong phú, tập trung vào các vấn đề ưu tiên của Chiến lược Dân số - Sức khoẻ sinh sản Việt Nam, An toàn thực phẩm và phòng chống ngộ độc thực phẩm... Hoạt động phòng chống HIV AIDS được đẩy mạnh, công tác kiểm tra, giám sát phát hiện được tổ chức thường xuyên, thông tin, giáo dục, truyền thông được thực hiện dưới nhiều hình thức.

Hoạt động bảo đảm ATVSTP được chủ động thực hiện nhằm phát hiện các mối nguy từ các nhóm thực phẩm khác nhau, các vụ ngộ độc được điều tra, giám sát chặt chẽ và báo cáo kịp thời. Năm 2018 toàn tỉnh xả ra 04 vụ ngộ độc thực phẩm với 196 người mắc, tử vong 03 người. So với năm 2017 số vụ ngộ độc không tăng, không giảm; số người mắc tăng 2 người; số người chết do ngộ độc thực phẩm giảm 03 người.

4.2.2.6. Giao thông

Hệ thống đường giao thông khá hoàn chỉnh, hiện nay 100% số xã trong toàn tỉnh đã có đường ô tô đến trung tâm xã, hầu hết các thôn bản đều có đường bê tông liên thôn. Quốc lộ số 2 là tuyến đường huyết mạch chạy từ Khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thuỷ đến Thủ đô Hà Nội với chiều dài trên 340 km. Ngoài tuyến đường trên, các tuyến đường nội địa khác được khai thông nối liền với các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm khu vực phía Bắc.

4.2.2.7. Thủy lợi

Thuỷ lợi là biện pháp hàng đầu để phát triển sản xuất nông nghiệp. Trong nhiều năm qua các công trình thuỷ lợi của tỉnh đã được làm mới và

nâng cấp cải tạo đã mang nhiều hiệu quả thiết thực trong sản xuất nông nghiệp. Theo thống kê của Chi cục Thủy lợi Hà Giang, toàn tỉnh hiện có 4.099 công trình thủy lợi, cấp nước tưới cho 36.868 ha lúa 2 vụ, với 4.289 km kênh. Trong đó có 50 hồ chứa nước thủy lợi các loại, chủ yếu nằm ở các huyện “vùng thấp” như: Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên… Đa phần là các công trình vừa và nhỏ, được tích nước để phục vụ tưới và một phần để nuôi trồng thủy sản, không có tác dụng phòng tránh lũ cho vùng hạ du. Các hồ chứa có dung tích lớn hơn hoặc bằng 3 triệu m3 là: hồ Quang Minh tại xã Quang Minh, huyện Bắc Quang, hồ Trùng tại xã Vĩnh Phúc (Bắc Quang) và hồ Km13 Bản Bang tại xã Đạo Đức (Vị Xuyên). Các hồ chứa còn lại hầu hết là dung tích chứa nước nhỏ (từ 0,1 - 2 triệu m3). Hiện vẫn đang thực hiện nhiệm vụ tích nước và điều tiết sản xuất.

Hệ thống thuỷ lợi của tỉnh trong những năm qua đã được đầu tư. Song do đặc điểm địa hình của tỉnh đã ảnh hưởng không tốt đến việc tưới tiêu của một số nơi nên hàng năm tình trạng hạn hán, ngập úng cục bộ vẫn thường xuyên xảy ra ảnh hưởng không tốt đến sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân.

4.2.2.8. Thể thao

Tập trung tuyên truyền về tình hình phòng chống dịch bệnh; Chỉ thị số 35-CT/TW, ngày 30-5-2019, của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, nhiệm kỳ 2020 - 2025; kế hoạch tổ chức Đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội Đại hội đảng bộ tỉnh lần thứ XVII và Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, nhiệm kỳ 2020 - 2025; Lễ hội hoa tam giác mạch tỉnh Hà Giang lần thứ V và các sự kiện của tỉnh trong tháng 11; phong trào xây dựng nông thôn mới; phòng chống dịch bệnh;... Các đội tuyên truyền lưu động tổ chức được 505 buổi, phục vụ khoảng 85.812 lượt người.

Tiếp tục duy trì tập luyện các lớp năng khiếu tổ chức tập luyện thường xuyên. Thành lập các đoàn huấn luyện viên, vận động viên tham gia các giải thế thao trong nước cũng như khu vực tổ chức như: Penksilat thi đấu giải Bắc, Bắc Trung Bộ; giải Cúp CLB Wushu toàn quốc năm 2019. Cử vận động viên, huấn luyện viên tham gia tập huấn, và thi đấu tại Đại hội Đông Nam Á (Seagames) tổ chức tại Philippines.

4.2.2.9. Chăn nuôi

Ước tính tổng đàn trâu hiện có 170.010 con, giảm 0,26%; đàn bò 120.580 con, tăng 3,19%; đàn lợn 576.660 con, giảm 7,94%; đàn gia cầm 5.208 nghìn con, tăng 3,2% so với cùng kỳ năm trước. Hiện nay bà con nông dân đang tập trung mở rộng đàn, chuẩn bị sản phẩm chăn nuôi cung ứng trong dịp Tết nguyên đán. Các cơ quan chức năng triển khai tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn các hộ chăn nuôi chủ động dự trữ thức ăn, che chắn chuồng trại phòng chống rét cho đàn gia súc trong mùa Đông.

Trong kỳ, công tác thú ý phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm tiếp tục được tăng cường, các cơ quan chức năng và các hộ chăn nuôi đề cao công tác tiêm phòng, phòng chống dịch hạn chế tối đa dịch bệnh lây nhiễm.

* Về phòng chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi:

Đến thời điểm báo cáo trên địa bàn tỉnh đã có 20 xã, phường, thị trấn công bố hết dịch; 04 huyện (Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh, Hoàng Su Phì) có tất cả các xã đã qua 30 ngày không phát sinh thêm dịch bệnh. Tính đến 15/11/2019 trên địa bàn tỉnh còn 6/11 huyện, thành phố có các xã chưa qua 30 ngày. Tổng số lợn chết và tiêu hủy 12.244 con lợn/1.854 hộ/363 thôn/88 xã/10 huyện, tổng trọng lượng 506.724 kg. Từ đầu năm đến nay đã sử dụng 45.150 lít hóa chất và 224.094 kg vôi bột thực hiện phun tại các hộ chăn nuôi, trang trại, gia trại, các chốt kiểm dịch. Tiếp tục duy trì công tác tuần tra lưu động và chốt kiểm dịch tạm thời trên địa bàn để thực hiện kiểm tra, kiểm soát việc buôn bán, vận chuyển lợn, sản phẩm của lợn ra vào địa bàn tỉnh.

* Kết luận:

Tỉnh Hà Giang có diện tích đất tự nhiên lớn, có tiềm năng lớn cho việc mở rộng diện tích các loại cây trồng nông nghiệp, trong đó chú trọng đến các loại cây rau đặc sản, rau trái vụ; các loại cây dược liệu đặc hữu, cây ăn quả đặc sản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra, đánh giá tình hình sản xuất và tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên rau họ hoa thập tự tại hà giang (Trang 41 - 48)