Tình hình kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra, đánh giá tình hình sản xuất và tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên rau họ hoa thập tự tại hà giang (Trang 40 - 41)

4.2.1.1. Tăng trưởng kinh tế

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Hà Giang năm 2018 ước 6,6% (đạt mức tăng trưởng trung bình so với 14 tỉnh khu vực Trung du miền núi phía Bắc), thấp hơn so với mục tiêu Nghị quyết đề ra và thấp hơn so với mức tăng trưởng 7,36% của năm 2017.

Trong 6,6% tăng trưởng GRDP toàn tỉnh, khu vực nông lâm nghiệp - thuỷ sản đóng góp 1,48 điểm phần trăm vào tốc độ tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp - XDCB đóng góp 2,1 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ đóng góp 2,85 điểm phần trăm; thuế sản phẩm và trợ cấp đóng góp 0,33 điểm phần trăm. Khu vực dịch vụ tiếp tục có mức đóng góp cao nhất vào tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

Tăng trưởng kinh tế của tỉnh năm 2018 mặc dù không đạt mục tiêu Nghị quyết (mục tiêu đề ra 8,0%) nhưng ở một số ngành và lĩnh vực quan trọng tiếp tục có chuyển biến theo chiều hướng tích cực, đã xuất hiện nhiều điểm sáng ghi nhận sự tích cực trong công tác chỉ đạo điều hành của cấp ủy đảng, chính quyền trong điều kiện khó khăn về nguồn lực.

4.2.1.2. Cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế (theo VA): Tỷ trọng Nông lâm nghiệp – Thủy sản chiếm 30,40%; Công nghiệp - XDCB chiếm 23,01%; Dịch vụ chiếm 46,9%.

- Khu vực I (Nông lâm nghiệp – Thủy sản) tăng 5,03%. Lĩnh vực nông nghiệp tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và xóa đói giảm nghèo. Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với các

dự án sản xuất nông nghiệp theo hướng an toàn, chất lượng đang được triển khai và bước đầu thu được kết quả. Năm 2018 tiếp tục tập trung triển khai thực hiện GAP, VietGAP đối với cây chè và cây cam. Hiện nay toàn tỉnh có 7.153 ha chè được cấp chứng nhận GAP, chiếm 38,5 % diện tích thu hoạch; diện tích cam đã chứng nhận VietGAP 2.776 ha, chiếm 31,8% diện tích cam toàn tỉnh, chiếm 62,8% diện tích cho sản phẩm. Bên cạnh việc triển khai thực hiện sản xuất hữu cơ, các cơ quan chuyên môn tập trung chỉ đạo, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân sản xuất theo đúng chất lượng, đề xuất cấp lại giấy chứng nhận sau khi hết hạn để nâng cao giá trị sản phẩm.

- Khu vực II (Công nghiệp - XDCB) tăng 10,55%; trong đó ngành công nghiệp chiếm 58,15 % giá trị tăng thêm khu vực II, tăng 13,28%, với mức đóng góp 1,48%. Các nhà máy thủy điện mới đi vào hoạt động đã có đóng góp tích cực vào tăng trưởng ngành công nghiệp của địa phương, giá trị tăng thêm của sản xuất thủy điện chiếm 60,3% tổng giá trị tăng thêm ngành công nghiệp. Công nghiệp chế biến tập trung vào sản xuất các sản phẩm từ nguồn nguyên liệu nông sản, khoáng sản của địa phương…

- Khu vực III (Dịch vụ) tăng 6,25%, một số ngành, lĩnh vực chủ đạo tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao và có đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh như: Hoạt động bán buôn, bán lẻ tăng 7,14%; vận tải kho bãi tăng 11,34%; hoạt động tài chính ngân hàng và bảo hiểm tăng 7,64%; giáo dục và đào tạo tăng 7,31%; y tế và hoạt động trợ giúp xã hội tăng 7,25 %;…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra, đánh giá tình hình sản xuất và tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên rau họ hoa thập tự tại hà giang (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)