Thành phần, tần suất xuất hiện các loài sâu hại trên rau tại Hà Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra, đánh giá tình hình sản xuất và tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên rau họ hoa thập tự tại hà giang (Trang 57 - 64)

4.4.1. Thành phần, tần suất xuất hiện các loài sâu hại trên rau tại Hà Giang Hà Giang

Căn cứ vào các kết quả nghiên cứu, các số liệu điều tra đánh giá về thành phần sâu, bệnh hại trên rau họ Hoa thập tự tại Hà Giang, kết quả thu được ở bảng 4.6.

Bảng 4.6 cho thấy, trên rau họ Hoa thập tự tại Hà Giang có 7 loài sâu hại xuất hiện và gây hại, chúng thuộc 5 họ: họ ngài rau (Plutellidae), họ bướm phấn (Pieridae), họ ngài đêm (Noctuidae), họ ánh kim (Chrysomelidae), họ rầy mềm (Aphididae) và 3 bộ côn trùng khác nhau: bộ cánh vảy (Lepidoptera), bộ cánh cứng (Coleoptera) và bộ cánh đều (Homoptera).

35 43 24 0 15 30 45 100-150 m2 200 - 250 m2 300 - 360 m2 Diện tích

Bảng 4.7. Thành phần, mức độ phổ biến và phổ ký chủ của sâu hại rau họ hoa thập tự

TT Tên Tên Khoa học Bắp

cải

Cải

xanh Su hào

Súp

1 Sâu xanh bướm trắng Pieris rapae +++ +++ + + 2 Sâu tơ Plutellamaculipennis ++ ++ + - 3 Sâu khoang Spodoptera litura ++ ++ + - 4 Bọ nhảy sọc Phyllotreta vittata ++ ++ + - 5 Sâu xám Agrotis ypsilon - - - - 6 Rệp đào Myzus persicae - - - - 7 Rệp xám Brevicoryne brassicae - - - -

Ghi chú: Nếu Tần suất bắt gặp < 5%: - rất ít gặp

Nếu Tần suất bắt gặp 5 - 25%: + ít phổ biến

Nếu Tần suất bắt gặp > 25 - 50%: ++ phổ biến

Nếu Tần suất bắt gặp > 50%: +++ rất phổ biến Tần suất xuất hiện của các loài sâu hại trên các loại rau họ Hoa thập tự (rau cải bắp, cải xanh, su hào, cải ngọt và súp lơ) không giống nhau: Trên rau cải bắp và cải xanh, sâu xanh bướm trắng xuất hiện rất phổ biến với tần suất bắt gặp > 50%; tiếp đến là sâu tơ, sâu khoang và bọ nhảy sọc cong xuất hiện phổ biến với tần suất xuất hiện 26 - 50%; rệp Brevicoryne brassicae, rệp Myzus persicae và sâu xám xuất hiện rất ít với tần suất xuất hiện < 5%.

Trên su hào và súp lơ, sâu xanh bướm trắng xuất hiện ít phổ biến với tần suất xuất hiện 5 - 25%; tiếp đến sâu tơ, sâu khoang và bọ nhảy xuất hiện với tần suất từ < 5 – 25%; tần suất xuất hiện của sâu xám, rệp Brevicoryne brassicae và rệp Myzus persicae trên các loài rau họ hoa thập tự là rất ít, chỉ < 5%. Như vậy, sâu tơ, sâu xanh bướm trắng, sâu khoang và bọ nhảy là nhưng đối tượng gây hại chính trên rau họ Hoa thập tự.

Phổ ký chủ của các loài sâu hại trên các loại rau họ Hoa thập tự không giống nhau: Sâu xanh bướm trắng, sâu tơ, sâu khoang và bọ nhảy xuất hiện và gây hại nhiều nhất trên rau cải bắp & trên rau cải xanh với tần suất bắt gặp từ 26 đến > 50%; trên su hào, súp lơ xuất hiện với tần suất bắt gặp từ <5 đến 25%. Qua đó ta thấy, sâu xanh bướm trắng, sâu tơ, sâu khoang và bọ nhảy thích ăn rau cải bắp và rau cải xanh nhất. Kết quả này phù hợp với các kết quả nghiên cứu của Chen, Ko & Lee (1990); Kalshoven & van der Lann (1981); Muniappan & Marutani (1992); Shirai & Nakamura (1994); Silva-Krott, Singh, Lali & Muniappan (1996), Bùi Lan Anh (2017).

4.4.2. Diễn biến sâu hại chính trên rau tại Hà Giang

Thời tiết diễn biến phức tạp là môi trường thuận lợi để các loại sâu, bệnh hại cây trồng phát triển mạnh; Để đảm bảo sản xuất UBND tỉnh và ngành Nông nghiệp đã ban hành các văn bản chỉ đạo các địa phương chủ động, tích cực triển khai các biện pháp phòng, trừ sâu, bệnh hại cây trồng.

Tình hình sâu bệnh hại trong những năm gần đây, mặc dù được cán bộ trạm BVTV của trung tâm Dịch vụ thành phố, cán bộ khuyến nông xã thường xuyên kiểm tra theo dõi diễn biến tình hình sâu bệnh hại, kịp thời khuyến cáo và hướng dẫn bà con nông dân tích cực pḥòng trừ bằng cách phun thuốc BVTV khi đến ngưỡng.

Sự phát sinh của sâu bệnh phụ thuộc vào giống, đất đai và điều kiện thời tiết, cơ cấu cây trồng và kỹ thuật canh tác. Sâu bệnh xuất hiện gây hại gồm nhiều đối tượng và gây hại trong từng điều kiện khác nhau, mỗi giai đoạn phát triển của cây rau cũng xuất hiện các loại sâu bệnh khác nhau. Vì vậy trong kỹ thuật canh tác cần phải có biện pháp phòng trừ một cách hợp lý và kịp thời để hạn chế những tổn thất do sâu bệnh gây nên, nhằm tăng hiệu quả kinh tế và năng suất cây trồng.

* Diễn biến mật độ sâu hại rau qua các thời vụ khác nhau

Kết quả nghiên cứu diễn biến mật độ sâu hại qua các thời vụ khác nhau thu được ở hình 4.8,4.9,4.10.

Trong các yếu tố thời tiết khí hậu, yếu tố nhiệt độ (to) có ảnh hưởng mạnh nhất tới mật độ quần thể sâu xanh bướm trắng (SXBT) ở 3 thời vụ (Hè thu - HT, Đông xuân chính vụ - ĐXCV và Đông xuân muộn - ĐXM); tiếp đến là yếu tố lượng mưa (LM) ảnh hưởng đến mật độ SXBT ở vụ Hè thu (HT) và vụ Đông xuân chính vụ (ĐXCV); còn yếu tố ẩm độ (Ao) chỉ ảnh hưởng đến mật độ SXBT ở vụ ĐXCV chắc chắn ở mức độ tin cậy 95% (P < 0.05 và |Stat| lớn hơn TINV = 1,99). Kết quả này cũng phù hợp với kết quả của Liu, Brough & Norton (1995); Liu & Wang (1995), Bùi Lan Anh (2017).

♦ Sâu xanh bướm trắng (SXBT): Bắt đầu xuất hiện 4 – 6 ngày sau trồng và sâu gây hại trong suốt quá trình sinh trưởng của rau cải bắp ở cả 3 vụ (Hè thu, Đông xuân chính vụ và Đông xuân muộn). Trong đó, mật độ sâu trung bình ở vụ Đông xuân chính vụ là cao nhất, đạt 42,27 con/m2 và gồm 2 cao điểm (cao điểm thứ nhất vào ngày 10/11/2019 với mật độ sâu đạt 139,57 con/m2 và cao điểm thứ 2 vào ngày 12/12/2019 với mật độ sâu đạt 98,72 con/m2); tiếp đến là mật độ sâu ở vụ Hè thu, có mật độ sâu trung bình đạt 35,67 con/m2 và có 4 cao điểm (cao điểm thứ nhất vào ngày 29/7/2019 với mật độ sâu trung bình đạt 26,85 con/m2; cao điểm thứ 2 vào ngày 8/9/2019 với mật độ sâu đạt 90,18 con/m2; cao điểm thứ 3 vào ngày 19/9/2019 với mật độ sâu đạt 106,79 con/m2 và cao điểm thứ 4 vào ngày 01/10/2019 với mật độ sâu đạt 111,96 con/m2) và mật độ sâu thấp nhất ở vụ đông xuân muộn, chỉ đạt 11,55 con/m2 và có 3 cao điểm (cao điểm thứ nhất vào ngày 02/01/2020 với mật độ sâu đạt 25,19 con/m2; cao điểm thứ 2 vào ngày 12/01/2020 với mật độ sâu đạt 21,32 con/m2 và cao điểm thứ 3 vào ngày 06/03/2020 với mật độ sâu đạt 32,38 con/m2).

Hình 4.8. Diễn biến mật độ sâu hại

qua các kỳ điều tra ở vụ Hè thu 2019 qua các kỳ điều tra ở vụ đông xuân Hình 4.9. Diễn biến mật độ sâu hại

chính vụ

Hình 4.10. Diễn biến mật độ sâu hại qua các kỳ điều tra ở vụ đông xuân

muộn 2019-2020

Như vậy, mật độ trung bình (TB) của SXBT ở vụ ĐXCV đạt cao nhất (đạt 42,27 con/m2); tiếp đến ở vụ Hè thu (đạt 35,67 con/m2) và mật độ SXBT ở vụ ĐXM là thấp nhất (đạt 11,55 con/m2). Kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Lê Văn Trịnh (1999) và Liu, Brough & Norton (1995).

♦ Sâu tơ: Bắt đầu xuất hiện 3 – 15 ngày sau trồng và sâu gây hại trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển của rau cải bắp ở cả 3 vụ (Hè thu, Đông xuân chính vụ và đông xuân muộn). Trong đó, mật độ sâu trung bình ở vụ Đông xuân chính vụ là cao nhất, đạt 38,27 con/m2 và gồm 3 cao điểm (cao điểm thứ nhất vào ngày 02/11/2019 với mật độ sâu đạt 193,06 con/m2, cao điểm thứ 2 vào ngày 10/12/2019 với mật độ sâu đạt 149,35 con/m2 và cao điểm thứ 3 vào ngày 25/11/2019 với mật độ sâu đạt 31,59 con/m2); tiếp đến là mật độ sâu ở vụ Hè thu, có mật độ trung bình đạt 18,96 con/m2 và có 2 cao điểm (cao điểm thứ nhất vào ngày 10/7/2019 với mật độ sâu đạt 15,47 con/m2

111.96 106.79 87.93 179.51 123.48 80.06 70.06 258.03 313.07 371.42 5.4 0 50 100 150 200 250 300 350 400 1 5 /8 1 9 /8 23 27 3 1 /8 4 /9 8 12 16 20 24 28 2 /1 0 6 10 14 18 22 26 30 3 7 11

Ngày điều tra

M ật đ ộ s âu ( con /m 2) sxanh sto khoang bnhay rep 21.32 32.38 79.6 6.05 14.23 56.13 76.45 29.72 0 20 40 60 80 100 1 5 /1 2 /2 0 1 0 20 25 3 0 /1 2 4 9 14 19 24 29 3 8 13 18 23 2 8 /2 5 10 15

Ngày điều tra

M ật đ ộ s âu ( con /m 2) sxanh sto khoang bnhay rep

và cao điểm thứ 2 vào ngày 04/9/2019 với mật độ sâu đạt 179,51 con/m2) và mật độ sâu thấp nhất ở vụ đông xuân muộn, chỉ đạt 13,71 con/m2 và có 3 cao điểm (cao điểm thứ nhất vào ngày 31/12/2019 với mật độ sâu đạt 14,58 con/m2; cao điểm thứ 2 vào ngày 9/1/2020 với mật độ sâu đạt 79,6 con/m2 và cao điểm thứ 3 vào ngày 13/03/2020 với mật độ sâu đạt 13,71 con/m2).

Ở vụ Đông xuân chính vụ và vụ đông xuân muộn, nhiệt độ trung bình thấp, nên ở 2 vụ này mật độ sâu tơ cao hơn so với vụ hè thu.

♦ Sâu khoang: Bắt đầu xuất hiện 3 – 6 ngày sau trồng và sâu gây hại trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển của rau cải bắp ở 2 vụ (Hè thu và Đông xuân chính vụ). Trong đó, mật độ sâu trung bình ở vụ Hè thu đạt 28,4 con/m2, cao hơn vụ Đông xuân chính vụ (đạt 0,52 con/m2) 27,88 con/m2. Ở vụ Hè thu, sâu có 2 cao điểm (cao điểm thứ nhất vào ngày 12/7/2019 với mật độ sâu đạt 129,53 con/m2 và cao điểm thứ 2 vào ngày 14/8/2019 với mật độ sâu đạt 80,06 con/m2); ở vụ Đông xuân chính vụ chỉ có 1 cao điểm vào ngày 25/10/2019 với mật độ sâu đạt 7,93 con/m2 .

Ở vụ Đông xuân chính vụ (từ ngày 15/10/2019 – 14/1/2020) và vụ Đông xuân muộn (từ ngày 15/12/2019 – 16/3/2020), nhiệt độ trung bình thấp nên mật độ sâu giảm mạnh (từ 0 – 0,5 con/m2); còn ở vụ Hè thu (từ ngày 15/7/2019 – 14/10/2019) nhiệt độ trung bình khá cao thuận lợi cho sâu khoang sinh trưởng tăng nhanh về số lượng (đạt 93,61 con/m2). Kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Lê Văn Trịnh (1999), Bùi Lan Anh (2017). Từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ không khí thấp (<24oC) làm cho tốc độ phát dục của sâu chậm, vòng đời dài và tỷ lệ chết cao, nên mật độ sâu rất thấp và không ổn định. Từ tháng 5 đến tháng 11, nhiệt độ tăng cao, vòng đời sâu khoang rút ngắn nên số lượng quần thể sâu tăng nhanh và ổn định.

♦ Bọ nhảy: Bắt đầu xuất hiện 8 – 51 ngày sau trồng và sâu gây hại trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển của rau cải bắp ở cả 3 vụ (Hè thu,

Đông xuân chính vụ và Đông xuân muộn). Trong đó, ở vụ Hè thu thời tiết ấm áp, mật độ bọ nhảy cao (đạt 75,18 con/m2) và gồm 3 cao điểm (cao điểm thứ nhất vào ngày 31/7/2019 với mật độ bọ nhảy đạt 70,06 con/m2, cao điểm thứ 2 vào ngày 22/8/2019 với mật độ bọ nhảy đạt 313,07 con/m2 và cao điểm thứ 3 vào ngày 01/9/2019 với mật độ bọ nhảy đạt 371,42 con/m2). Ở vụ Đông xuân chính vụ, nhiệt độ khá cao (> 19,0oC), nhưng thỉnh thoảng có mưa rào và mưa dầm, làm cho mật độ bọ nhảy giảm mạnh (đạt 1,91 con/m2). Ở vụ Đông xuân muộn, nhiệt độ thấp (to trung bình khoảng 12 - 15,0oC), mật độ bọ nhảy rất thấp (đạt 1,27 con/m2). Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Burges (1981)và của Chen, Ko & Lee (1990), Bùi Lan Anh (2017).

♦ Rệp: Bắt đầu xuất hiện 6 – 19 ngày sau trồng và sâu gây hại trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển của rau cải bắp ở cả 3 vụ (Hè thu, Đông xuân chính vụ và Đông xuân muộn). Trong đó, mật độ rệp trung bình ở vụ Đông xuân chính vụ là cao nhất, đạt 78,16 con/m2 và gồm 4 cao điểm (cao điểm thứ nhất vào ngày 29/10/2019 với mật độ rệp đạt 135,46 con/m2, cao điểm thứ 2 vào ngày 23/11/2019 với mật độ rệp đạt 215,9 con/m2, cao điểm thứ 3 vào ngày 15/12/2019 với mật độ rệp đạt 228,57 con/m2 và cao điểm thứ 4 vào ngày 02/01/2020 với mật độ rệp đạt 75,48 con/m2); tiếp đến là mật độ rệp ở vụ Đông xuân muộn có mật độ trung bình đạt 13,87 con/m2 và có 2 cao điểm (cao điểm thứ nhất vào ngày 31/12/2019 với mật độ rệp đạt 29,72 con/m2 và cao điểm thứ 2 vào ngày 12/01/2020 với mật độ rệp đạt 76,45 con/m2) và mật độ rệp thấp nhất ở vụ Hè thu chỉ đạt 9,81 con/m2 và có 3 cao điểm (cao điểm thứ nhất vào ngày 10/8/2019 với mật độ rệp đạt 22,05 con/m2; cao điểm thứ 2 vào ngày 13/9/2019 với mật độ rệp đạt 70,08 con/m2 và cao điểm thứ 3 vào ngày 18/9/2019 với mật độ rệp đạt 29,73 con/m2). Kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Quách Thị Ngọ (2000), Bùi Lan Anh (2017)

Như vậy, mật độ các loài sâu hại ở các thời vụ rất khác nhau. Trong đó, tổng mật độ trung bình của các loài sâu ở vụ Hè thu là cao nhất (đạt 168,02

con/m2); tiếp đến là mật độ sâu ở vụ Đông xuân chính vụ (đạt 161,13 con/m2) và mật độ tất cả các loài sâu thấp nhất ở vụ Đông xuân muộn, chỉ đạt 40,4 con/m2.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra, đánh giá tình hình sản xuất và tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên rau họ hoa thập tự tại hà giang (Trang 57 - 64)